Siêu trực thăng bay nhanh nhất của Mỹ lần đầu cất cánh

Siêu trực thăng bay nhanh nhất của Mỹ lần đầu cất cánh

(Kiến Thức) - Theo như đoạn video vừa được hãng Sikorsky đăng tải trên mạng xã hội, trực thăng SB-1 đã cất cánh lần đầu tiên một cách cực kỳ ngoạn mục trong thử nghiệm bay diễn ra vào tháng 2 vừa qua.

Xem toàn bộ ảnh
Buổi bay thử đầu tiên của  trực thăng SB-1 - phiên bản quân sự được dự kiến sẽ có tốc độ nhanh nhất trong lịch sử đã được thực hiện từ tháng hai vừa qua nhưng video về buổi thử nghiệm này tới nay mới được công bố lần đầu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Buổi bay thử đầu tiên của trực thăng SB-1 - phiên bản quân sự được dự kiến sẽ có tốc độ nhanh nhất trong lịch sử đã được thực hiện từ tháng hai vừa qua nhưng video về buổi thử nghiệm này tới nay mới được công bố lần đầu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu được đưa vào sử dụng trong biên chế Quân đội Mỹ, SB-1 cũng sẽ là trực thăng sử dụng công nghệ đồng trục đầu tiên được phục vụ trong lực lượng này. Trước đó, chỉ Nga mới có khả năng tự sản xuất trực thăng đồng trục để phục vụ quân đội. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Nếu được đưa vào sử dụng trong biên chế Quân đội Mỹ, SB-1 cũng sẽ là trực thăng sử dụng công nghệ đồng trục đầu tiên được phục vụ trong lực lượng này. Trước đó, chỉ Nga mới có khả năng tự sản xuất trực thăng đồng trục để phục vụ quân đội. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Buổi bay thử đầu tiên của SB-1 đã diễn ra khá suôn sẻ dù chiếc trực thăng này chỉ nhấc mình khỏi mặt đất chứ chưa thể hiện khả năng bay tốc độ cao - đặc điểm quan trọng nhất trong thiết kế của nó. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Buổi bay thử đầu tiên của SB-1 đã diễn ra khá suôn sẻ dù chiếc trực thăng này chỉ nhấc mình khỏi mặt đất chứ chưa thể hiện khả năng bay tốc độ cao - đặc điểm quan trọng nhất trong thiết kế của nó. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Với hai cánh quạt quay ngược chiều ở tốc độ vòng quay bằng nhau, trực thăng đồng trục SB-1 hoàn toàn có thể bay được kể cả khi không có cánh quạt đuôi. Cánh quạt đuôi của SB-1 được thiết kế hướng về sau để tạo lực đẩy giúp nó tăng tốc độ bay. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Với hai cánh quạt quay ngược chiều ở tốc độ vòng quay bằng nhau, trực thăng đồng trục SB-1 hoàn toàn có thể bay được kể cả khi không có cánh quạt đuôi. Cánh quạt đuôi của SB-1 được thiết kế hướng về sau để tạo lực đẩy giúp nó tăng tốc độ bay. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Phần cánh đồng trục của trực thăng siêu tốc SB-1 cũng có thiết kế khá khác so với các loại trực thăng hiện tại khi nó có cánh vát theo hình dáng rất độc đáo, được cho là sẽ tăng khả năng bay và tăng lực nâng ở tốc độ vòng quay thấp hơn. Nhưng bù lại chi phí sản xuất sẽ đắt hơn kể cả khi sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Phần cánh đồng trục của trực thăng siêu tốc SB-1 cũng có thiết kế khá khác so với các loại trực thăng hiện tại khi nó có cánh vát theo hình dáng rất độc đáo, được cho là sẽ tăng khả năng bay và tăng lực nâng ở tốc độ vòng quay thấp hơn. Nhưng bù lại chi phí sản xuất sẽ đắt hơn kể cả khi sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Có tên đầy đủ là Sikorsky-Boeing SB-1 Defiant. Trực thăng đồng trục SB-1 là sản phẩm kết hợp giữa Sikorsky và Boeing - hai nhà sản xuất trực thăng hàng đầu của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Có tên đầy đủ là Sikorsky-Boeing SB-1 Defiant. Trực thăng đồng trục SB-1 là sản phẩm kết hợp giữa Sikorsky và Boeing - hai nhà sản xuất trực thăng hàng đầu của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Dự án SB-1 đã bắt đầu được khởi động từ năm 2013 và dự kiến chuyến bay thử đầu tiên sẽ bắt đầu vào cuối năm 2017. Tuy nhiên do nhiều trở ngại kỹ thuật, SB-1 đã không thể bay được cho tới tận năm 2019. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Dự án SB-1 đã bắt đầu được khởi động từ năm 2013 và dự kiến chuyến bay thử đầu tiên sẽ bắt đầu vào cuối năm 2017. Tuy nhiên do nhiều trở ngại kỹ thuật, SB-1 đã không thể bay được cho tới tận năm 2019. Nguồn ảnh: Sikorsky.
So với những hình ảnh ban đầu khi ra mắt, SB-1 đã có thiết kế thay đổi khá nhiều với cánh đuôi được làm lại gần như hoàn toàn với các lá cánh lớn hơn. Nguồn ảnh: Sikorsky.
So với những hình ảnh ban đầu khi ra mắt, SB-1 đã có thiết kế thay đổi khá nhiều với cánh đuôi được làm lại gần như hoàn toàn với các lá cánh lớn hơn. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Tốc độ tối đa mà loại trực thăng này có thể đạt được lên tới 460 km/h. Tuy nhiên hiện chưa rõ, bao giờ thì SB-1 mới được hoàn thành và phục vụ trong quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Tốc độ tối đa mà loại trực thăng này có thể đạt được lên tới 460 km/h. Tuy nhiên hiện chưa rõ, bao giờ thì SB-1 mới được hoàn thành và phục vụ trong quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng SB-1 bay thử, cánh quạt đuôi không hoạt động, chỉ cần hai cánh quạt đồng trục cũng đủ để giúp SB-1 bay được thăng bằng.

GALLERY MỚI NHẤT