Singapore dọa hủy vụ sáp nhập Grab-Uber

Cơ quan chức năng Singapore cho rằng vụ sáp nhập Grab-Uber có thể phải bị hủy vì làm giảm cạnh tranh...

Hồi tháng 3, Uber bán lại hoạt động tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Ảnh: Nikkei.
Hồi tháng 3, Uber bán lại hoạt động tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Ảnh: Nikkei. 
Cơ quan cạnh tranh của Singapore ngày 5/7 đề xuất phạt Uber và Grab, đồng thời tuyên bố hai công ty ứng dụng gọi xe này có thể phải từ bỏ vụ sáp nhập vì việc "về chung một nhà" của họ bị đánh giá là "giảm mạnh sự cạnh tranh" trên thị trường.
Hồi tháng 3, Uber bán lại hoạt động tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Theo đó, Uber sẽ nắm cổ phần 27,5% trong Grab và Giám đốc điều hành (CEO) của Uber là ông Dara Khosrowshahi trở thành một thành viên Hội đồng Quản trị của Grab.
Tuy nhiên, Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Singapore (CCCS) đã bày tỏ lo ngại về vụ sáp nhập Grab-Uber này, cho rằng vụ sáp nhập làm cạnh tranh suy giảm và dẫn tới tăng giá cước. CCCS nói cả Grab và Uber đều không báo trước cho nhà chức trách về vụ sáp nhập cho dù cả hai đều lường trước được việc có thể sẽ có một số vấn đề về chống cạnh tranh.
Tuyên bố của CCCS được hãng tin CNBC trích dẫn nói vụ sáp nhập khiến rào cản gia nhập thị trường cho các đối thủ mới trở nên cao hơn, đồng thời có thể dẫn tới tình trạng suy giảm sáng tạo và chất lượng sản phẩm đi xuống. Với đánh giá này, CCCS kết luật Uber và Grab có thể bị phạt và vụ sáp nhập của hai bên có thể bị đảo ngược.
"CCCS có thể yêu cầu hai bên từ bỏ thỏa thuận sáp nhập trừ phi việc tham vấn công chúng khẳng định rằng các biện pháp khắc phục được đề xuất, và các biện pháp bổ sung nếu có, là đủ để giải quyết những mối lo về cạnh tranh đã được xác định, và các biện pháp này được thực thi", tuyên bố viết.
Những biện pháp khắc phục mà CCCS đề cập bao gồm yêu cầu Uber bán lại Lion City Rentals - chi nhánh cho thuê xe tại Singapore - cho một đối thủ cạnh tranh khác, và Grab phải loại bỏ bất kỳ sự độc quyền nào mà Grab có với các công ty taxi khác. Chẳng hạn, một số tài xế làm việc cho các công ty khác chỉ được nhận cuốc xe từ Grab chứ không được nhận cuốc xe từ các đối thủ cạnh tranh với Grab.
Uber và Grab được cho 15 ngày làm việc để trình đề xuất giải pháp lên CCCS.
Grab nói không đồng tình với phân tích của CCCS và sẽ kháng cáo quyết định này. "CCCS có vẻ như đã có một cách tiếp cận rất hẹp hòi trong định nghĩa về cạnh tranh", một phát ngôn viên của Grab nói với CNBC, đồng thời cho rằng giải pháp mà CCCS đề ra là "vượt quá tầm tay" và chống lại nền kinh tế thân thiện với sáng tạo của Singapore.

Mua lại toàn bộ Uber Đông Nam Á, Grab có “độc quyền” tăng giá?

(Kiến Thức) - Uber rút khỏi Đông Nam Á, thế độc tôn trên thị trường sẽ thuộc về Grab. Không ít người tiêu dùng lo ngại, khi đã độc quyền, Grab có thể tăng giá cước và hạn chế ưu đãi, khuyến mãi.

Sáng 26/3, Grab phát đi thông báo hoàn thành việc mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Hãng này cho biết đây là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực. Chi tiết và giá trị của bản hợp đồng không được tiết lộ, chỉ có thông tin Uber vẫn giữ 27,5% cổ phần trong Grab.

Grab cho biết sau khi mua toàn bộ Uber, hãng này sẽ tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu của mình với vai trò là nền tảng chạy xe lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, các hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ sáp nhập vào hệ thống của Grab.

Thông tin này đã ngày lập tức gây xôn xao bởi dư luận cho rằng, khi Uber rút khỏi Đông Nam Á, thế độc tôn trên thị trường sẽ thuộc về Grab và đó là lúc người tiêu dùng có thể chịu thiệt thòi lớn.

Giá cước sẽ tăng cao?

"Nếu Grab độc quyền, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam sẽ gần như 1 màu, người dùng ít có những sự lựa chọn hơn, khi mà dịch vụ này tuy đã xuất hiện ở một số hãng taxi Việt nhưng chưa thực sự phổ biến. Điều này có nghĩa là Grab không có đối thủ mạnh để cạnh tranh. Nếu như vậy, họ cũng không cần kích cầu nhiều. Câu hỏi được đặt ra là: giá cước Grab có còn rẻ như bây giờ nữa không? Và người tiêu dùng có còn được hưởng những khuyến mãi hấp dẫn - vốn là "chiêu" cạnh tranh giữa Grab và Uber trước kia - nữa hay không?”, anh Vũ Đình Hiệu (Kiến Hưng, Hà Đông) bày tỏ.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều tài xế taxi cũng nhận định: “Khi việc Grab độc quyền xảy ra, họ có thể thiết lập giá xe không minh bạch. Không loại trừ khả năng trong tương lai, Grab có thể tính phí khác nhau đối với từng đối tượng người dùng.

Hơn nữa, hiện tại giá cả của Grab mỗi lần chúng ta muốn gọi chuyến thay đổi từng giờ. Việc họ kiếm một lí do nào đó như giờ cao điểm để tăng giá chẳng hạn, nó cũng sẽ làm người dùng khá khó chịu, thế nhưng, khách hàng vẫn không thể từ bỏ được Grab do nếu so ra vẫn rẻ hơn so với taxi hoặc xe ôm truyền thống”.

Mua lai toan bo Uber Dong Nam A, Grab co “doc quyen” tang gia?
Uber rút khỏi Đông Nam Á, người tiêu dùng lo ngại Grab sẽ độc quyền. Ảnh: Internet

Hạn chế ưu đãi, mã giảm giá?

“Ngoài vấn đề về giá cả, các ưu đãi mà khách hàng được nhận cũng có thể sẽ không còn nữa do cơ chế độc quyền. Thậm chí, không chỉ người dùng bị cắt giảm ưu đãi, giảm giá, mà ngay cả ưu đãi dành cho tài xế cũng sẽ bị cắt nốt”, một tài xế Grab nói.

Cũng theo tài xế này, ở Việt Nam, nhắc tới xe ôm, taxi công nghệ, người dùng đa phần chỉ nghĩ đến Grab và Uber. Khi Uber không còn nữa, cánh tài xế không còn quá nhiều lựa chọn ngoài Grab do họ phải theo người dùng, bởi, nếu sang các ứng dụng khác ít ai biết tới thu nhập sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

“Do đó, khi không còn Uber để cạnh tranh, Grab sẽ không quá sợ trong việc mất tài xế sang tay đối thủ nữa. Vì vậy câu chuyện chiết khấu đang rất được quan tâm do hồi đầu tháng 1 năm nay, hàng trăm tài xế GrabBike tại TP.HCM đã tìm đến văn phòng của Grab nhằm phản đối quyết định tăng chiết khấu lên tới 23.6% của hãng. Vì vậy, nếu Grab độc quyền thì câu chuyện tăng chiết khấu cũng có thể xảy ra và lúc này người thiệt thòi chính là cánh tài xế”, anh này nói.

Không chỉ những tài xế Grab lo lắng mà không ít tài xế Uber cũng băn khoăn về thay đổi lớn này. Anh Hưng ở Vinh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội nói: "Tôi vừa mua xe chạy dịch vụ Uber được hơn năm nay, tiền vay ngân hàng mua xe chưa trả hết. Bây giờ Uber rút lui, biết là sẽ sáp nhập vào Grab nhưng tôi cũng không biết chính sách của Grab với tài xế thế nào, có tiếp tục hợp tác với tài xế Uber nữa hay không. Nếu bây giờ phải dừng công việc này, tôi chưa nghĩ ra cách nào để trả nợ ngân hàng".

Grab là một trong những nền tảng di động O2O (Online-to-Offline) được sử dụng thường xuyên nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hãng này cho biết đang có hơn 5 triệu người đang sử dụng ứng dụng Grab trong cuộc sống hàng ngày.

Chỉ tính riêng năm 2017, số lượng lượt tải về ứng dụng Grab đã tăng gấp 2,5 lần, số đối tác, (cách Grab và Uber nói về tài xế), đã tăng gấp 4 lần, và số thành phố hãng xe Đông Nam Á này có mặt đã tăng gấp 5 lần.

Hiện nay, ứng dụng Grab đã được tải xuống trên 90 triệu thiết bị di động, cho phép người dùng tiếp cận vào mạng lưới giao thông đường bộ và đại lý lớn nhất khu vực, với hơn 5 triệu đối tác tài xế và đại lý.

Grab hiện cung cấp các dịch vụ xe tư nhân, xe máy, xe taxi và dịch vụ đi chung xe ở khắp 8 quốc gia và 195 thành phố ở Đông Nam Á, bên cạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa và thực phẩm.

Sáp nhập Uber với Grab có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh?

Thương vụ Grab mua Uber tại khu vực Đông Nam Á đang bị nhiều chuyên gia đặt vấn đề có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Ngày 26/3, Grab Việt Nam chính thức phát đi thông báo cho biết hoàn tất thương vụ thâu tóm Uber tại khu vực Đông Nam Á. Theo thông báo này, Grab đã mua toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn của Uber tại thị trường Đông Nam Á, đồng thời tích hợp các hoạt động này vào nền tảng di chuyển và công nghệ tài chính của Grab.

Tin mới