Singapore liệu có tham vọng tàu sân bay hạng nhẹ?

(Kiến Thức) - Tại triển lãm hàng không mới đây, Singapore đã trưng bày mô hình tàu sân bay trực thăng mang tên Endurance-160 được cho là có thể chở được F-35.

Singapore liệu có tham vọng tàu sân bay hạng nhẹ?
Trong suốt nhiều năm, ST Marine Engineering của Singapore đã trưng bày một mô hình tàu đổ bộ trực thăng (LHD) có thể tiếp nhận cả các biến thể cất hạ cánh thẳng đứng của máy bay chiến đấu F-35.
Mô hình gần đây nhất được trưng bày tại triển lãm Singapore Airshow tháng trước. Và trong khi Bộ Quốc phòng (MINDEF) của Singapore không xác nhận rằng họ đã có kế hoạch để đóng một tàu như vậy, họ cũng không thể phủ nhận nó.
Mô hình cho thấy đây là một biến thể của tàu hỗ trợ đa chức năng Endurance-160, được cấu hình như một tàu đổ bộ trực thăng LHD.
MINDEF xác nhận rằng, Singapore đã bày tỏ sự quan tâm đến F-35B, thể hiện bằng những chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen trong chuyến thăm đến căn cứ không quân Luke, Arizona, vào tháng 12/2013.
Mô hình tàu sân bay trực thăng Endurance-160.
 Mô hình tàu sân bay trực thăng Endurance-160.
Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Defense Writers Group vào cuối tháng 7/2013, Tướng Herbert Carlisle của Không quân Mỹ tiết lộ rằng Trung tướng Ng Chee Meng, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, đã nói với ông là Singapore sẽ mua F-35B.
“Tôi biết đó là một quyết định đã được thực hiện”, tướng Carlisle nói.
Bốn tàu hỗ trợ đa chức năng Endurance-160 14.000 tấn đã phục vụ trong Hải quân Singapore như các tàu đổ bộ xe tăng (LST), và ST Marine cung cấp đơn hàng xuất khẩu đầu tiên cho loại tàu này đến Thái Lan vào năm 2012.
Mặc dù nhỏ hơn so với các tàu đổ bộ 40.000 tấn lớp Wasp của Mĩ, song Endurance-160 vẫn hoàn toàn có thể triển khai máy bay F-35. Tàu đổ bộ LPH-6111 Dokdo của Hàn Quốc và “tàu khu trục thăng” Hyuga của Nhật Bản đều có lượng giãn nước 14.000 tấn và có thể tiếp nhận máy bay phản lực.
Yếu tố thúc đẩy nhu cầu của Singapore để đóng tàu sân bay hạng nhẹ bao gồm việc duy trì các tuyến đường giao thông trên biển ở eo biển Malacca, kế hoạch hợp nhất làm giảm căn cứ không quân 3/1, việc thiếu chiều sâu chiến lược, và quan hệ với Indonesia và Malaysia.
Một lời nhắc nhở đã đến với Singapore vào giữa tháng 2, khi Indonesia đưa ra tàu hộ vệ “KRI Usman Harun”. Con tàu được đặt tên nhằm vinh danh hai lính thủy đánh bộ đã đánh bom một tòa nhà ngân hàng tại Singapore vào năm 1965 như một phần của chính sách “đối đầu” của Tổng thống Indonesia lúc đó Sukarno. Hơn 30 quả bom đã được đặt tại Singapore trong cuộc khủng hoảng. Vào năm 1968, Singapore đã treo cổ hai người này.
“Một máy bay phản lực cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng (STOVL) là thích hợp với nước Singapore bé nhỏ”, ông Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
F-35B được cho là rất phù hợp với điều kiện địa lý của Singapore.
 F-35B được cho là rất phù hợp với điều kiện địa lý của Singapore.
“Singapore đang trong quá trình củng cố 3 sân bay quân sự. Việc cắt giảm đường băng được bù đắp bởi khả năng cất cánh ngắn của F-35. Một chiếc F-35B đầy đủ trang bị chỉ cần 168 mét đường băng. Ngoài ra, F- 35B đã chứng minh rằng nó có thể hạ cánh và cất cánh dễ dàng từ các tàu trên biển”, ông nói.
Trong tháng 8/2013, F-35B thực hiện lần hạ cánh thẳng đứng ban đêm đầu tiên của nó trên chiếc WASP. Kiểu này khả năng sẽ “phù hợp với kế hoạch mua sắm trong tương lai Singapore”, ông Thayer nói.
“Singapore là một quốc đảo và đường băng của họ rất dễ bị tổn thương,” Guy Stitt , người sáng lập và chủ tịch của AMI International, một công ty phân tích hải quân Washington, nói. “Các máy bay STVOL sẽ giúp ích rất nhiều khi các đường băng bị đánh hỏng.”
Nhưng đây không hoàn toàn là ý tưởng hay. “Tôi chắc chắn rằng Singapore sẽ gặp vấn đề về bản quyền”, Richard Aboulafia , phó chủ tịch tại Tập đoàn Teal, Fairfax, bang Virginia nói. “Chi phí mua và vận hành F-35Bcó thể tăng thêm 25%”.
Thiết kế Endurance LHD sẽ yêu cầu mở rộng đáng kể và cải tạo để hoạt động và chứa máy bay cánh bằng. Tàu sẽ yêu cầu một đoạn đường trượt và một thang máy lớn hơn để có thể sử dụng các máy bay F-35B .
Singapore dường như là mong muốn mua hoặc F-35B hoặc một tàu sân bay hạng nhẹ. Cùng với việc mua sắm tàu ngầm và tàu chiến đấu ven biển. “Tôi tưởng tượng thiết kế tàu đa chức năng mới sẽ được sử dụng bắt đầu từ năm 2021”, Stitt nói.
Khoảng thời gian này sẽ đủ để nâng cấp đội máy bay F-16 hiện có, và xem xét những lỗi của F-35. Các quan chức cho biết, MINDEF Singapore “không vội vàng” để mua F-35.

“Mặt mũi” tàu sân bay Hải quân Philippines “thèm muốn”

“Mặt mũi” tàu sân bay Hải quân Philippines “thèm muốn”
Theo một số nguồn tin không chính thức, Hải quân Philippines được cho là quan tâm tới việc mua tàu sân bay đã qua sử dụng Principe de Asturias của Hải quân Tây Ban Nha. Trước đó, Hải quân Indonesia cũng tỏ ý muốn “tậu” con tàu nhưng sau khi tìm hiểu họ đã quyết định loại bỏ khả năng này.
Theo một số nguồn tin không chính thức, Hải quân Philippines được cho là quan tâm tới việc mua tàu sân bay đã qua sử dụng Principe de Asturias của Hải quân Tây Ban Nha. Trước đó, Hải quân Indonesia cũng tỏ ý muốn “tậu” con tàu nhưng sau khi tìm hiểu họ đã quyết định loại bỏ khả năng này.

Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) từng là “soái hạm” Hải quân Tây Ban Nha, được đóng và hạ thủy năm 1982, chính thức biên chế năm 1988. Tháng 2/2013, Tây Ban Nha loại biên chế con tàu. Hiện nước này có ý định tháo dỡ con tàu hoặc bán cho bất kỳ quốc gia nào muốn sở hữu.
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) từng là “soái hạm” Hải quân Tây Ban Nha, được đóng và hạ thủy năm 1982, chính thức biên chế năm 1988. Tháng 2/2013, Tây Ban Nha loại biên chế con tàu. Hiện nước này có ý định tháo dỡ con tàu hoặc bán cho bất kỳ quốc gia nào muốn sở hữu.

Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) có lượng giãn nước toàn tải 16.700 tấn, dài 195,9m, rộng 24,3m, mớn nước 9,4m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu gồm 830 người (600 thủy thủ 230 thành viên phi hành đoàn).
Tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (R11) có lượng giãn nước toàn tải 16.700 tấn, dài 195,9m, rộng 24,3m, mớn nước 9,4m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu gồm 830 người (600 thủy thủ 230 thành viên phi hành đoàn).

Con tàu trang bị 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động 12.000km.
Con tàu trang bị 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động 12.000km.

Boong phóng máy bay thiết kế theo kiểu “nhảy cầu”, diện tích khá chật hẹp, chỉ thích hợp cho máy bay tiêm kích phản lực có khả năng cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng và trực thăng.
Boong phóng máy bay thiết kế theo kiểu “nhảy cầu”, diện tích khá chật hẹp, chỉ thích hợp cho máy bay tiêm kích phản lực có khả năng cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng và trực thăng.

Principe de Asturias (R11) có khả năng chở tối đa 29 máy bay cánh bằng và trực thăng (12 chiếc trên boong và 13 chiếc trong nhà chứa).
Principe de Asturias (R11) có khả năng chở tối đa 29 máy bay cánh bằng và trực thăng (12 chiếc trên boong và 13 chiếc trong nhà chứa).

Các loại máy bay có khả năng hoạt động trên Principe de Asturias (R11) gồm: tiêm kích AV-8B Harrier II Plus (tối đa 12 chiếc); trực thăng SH-3H Sea King, Agusta AB-212 và SH-3 AEW (cảnh báo sớm trên không).
Các loại máy bay có khả năng hoạt động trên Principe de Asturias (R11) gồm: tiêm kích AV-8B Harrier II Plus (tối đa 12 chiếc); trực thăng SH-3H Sea King, Agusta AB-212 và SH-3 AEW (cảnh báo sớm trên không).

Tiêm kích chủ lực trên tàu sân bay Principe de Asturias (R11) là tiêm kích phản lực AV-8B Harrier II Plus. Loại máy bay này chỉ cần đường băng ngắn với boong “nhảy cầu” để cất cánh, khi hạ cánh nó có thể hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Trong ảnh là chiếc AV-8B Harrier II Plus chuẩn bị hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu.
Tiêm kích chủ lực trên tàu sân bay Principe de Asturias (R11) là tiêm kích phản lực AV-8B Harrier II Plus. Loại máy bay này chỉ cần đường băng ngắn với boong “nhảy cầu” để cất cánh, khi hạ cánh nó có thể hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Trong ảnh là chiếc AV-8B Harrier II Plus chuẩn bị hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu.

AV-8B Harrier II Plus có khả năng mang tới 6 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không; tên lửa không đối đất (tối đa 6); tên lửa chống tàu Harpoon (tối đa 2); tên lửa chống radar (tối đa 2); bom có điều khiển (bom dẫn đường lade Paveway; bom JDAM) và các loại vũ khí không điều khiển. Máy bay có thể đạt tốc độ cận âm 1.083km/h, bán kính chiến đấu 556km.
AV-8B Harrier II Plus có khả năng mang tới 6 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không; tên lửa không đối đất (tối đa 6); tên lửa chống tàu Harpoon (tối đa 2); tên lửa chống radar (tối đa 2); bom có điều khiển (bom dẫn đường lade Paveway; bom JDAM) và các loại vũ khí không điều khiển. Máy bay có thể đạt tốc độ cận âm 1.083km/h,  bán kính chiến đấu 556km.

Principe de Asturias (R11) trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước/trên không tầm xa, radar điều khiển hỏa lực và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa. Trong ảnh là radar trinh sát đường không SPS-52C/D phát hiện mục tiêu ở tầm xa đến 450km.
Principe de Asturias (R11) trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước/trên không tầm xa, radar điều khiển hỏa lực và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa. Trong ảnh là radar trinh sát đường không SPS-52C/D phát hiện mục tiêu ở tầm xa đến 450km.

Hệ thống phòng vệ của tàu tương đối “nhẹ” gồm: 4 pháo phòng không cao tốc Meroka 12 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 1.440 phát/phút; tầm bắn 1,5-2km) và 12 pháo 20mm.
Hệ thống phòng vệ của tàu tương đối “nhẹ” gồm: 4 pháo phòng không cao tốc Meroka 12 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 1.440 phát/phút; tầm bắn 1,5-2km) và 12 pháo 20mm. 

Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á duy nhất có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911, đi trước). Đáng lưu ý, Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên công nghệ Principe de Asturias (số hiệu R11, đi sau) với kích thước nhỏ hơn.
Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á duy nhất có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911, đi trước). Đáng lưu ý, Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên công nghệ Principe de Asturias (số hiệu R11, đi sau) với kích thước nhỏ hơn.

SAM P/T: tên lửa mạnh gần bằng S-300 mà Singapore mua

(Kiến Thức) - Với tầm bắn 120km, độ cao diệt mục tiêu 26km, hệ thống phòng không SAM P/T được Singapore đặt mua có sức mạnh gần bằng S-300 Việt Nam.

SAM P/T: tên lửa mạnh gần bằng S-300 mà Singapore mua
Hệ thống phòng không tầm cao hiện đại SAM P/T được phát triển bởi Eurosam thuộc tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu vào đầu những năm 1990.
 Hệ thống phòng không tầm cao hiện đại SAM P/T được phát triển bởi Eurosam thuộc tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu vào đầu những năm 1990. 

Trung Quốc đem tới Singapore Airshow vũ khí nào?

(Kiến Thức) - Gian trưng bày của Trung Quốc tại Singapore Airshow lần này gồm nhiều sản phẩm hàng không quân sự như máy bay chiến đấu, trực thăng.

Trung Quốc đem tới Singapore Airshow vũ khí nào?
Singapore Airshow – sự kiện triển lãm quân sự lớn nhất châu Á đã chính thức khai mạc vào ngày hôm qua. Hàng chục doanh nghiệp quốc phòng trên thế giới đã đem sản phẩm của mình tới tham dự. Trong ảnh là gian trưng bày các loại vũ khí (dạng mô hình) của Trung Quốc tại Singapore Airshow.
  Singapore Airshow – sự kiện triển lãm quân sự lớn nhất châu Á đã chính thức khai mạc vào ngày hôm qua. Hàng chục doanh nghiệp quốc phòng trên thế giới đã đem sản phẩm của mình tới tham dự. Trong ảnh là gian trưng bày các loại vũ khí (dạng mô hình) của Trung Quốc tại Singapore Airshow.

Tin mới