Sinh vật Trái Đất sống dậy nhờ sét đánh

Có thể tổ tiên sơ khai nhất của con người và muôn loài trên Trái Đất đã ra đời cùng kiểu với Frankenstein.

"Quái vật" Frankenstein được tạo ra bởi những mảnh xác rồi sống dậy nhờ sấm sét trong tiểu thuyết của Mary Shelley có lẽ không hoàn toàn hoang đường. Một nghiên cứu vừa công bố trên Nature Communications cho thấy tổ tiên sơ hàng tỉ năm trước của chúng ta cũng được "thổi sự sống" như vậy!

Science Alert dẫn lời tiến sĩ Benjamin Hess, nhà khoa học hành tinh từ Đại học Yale (Mỹ): "Công trình này giúp chúng tôi hiểu cách sự sống có thể đã hình thành trên Trái Đất và làm thế nào nó vẫn có thể hình thành trên các hành tinh khác giống Trái Đất".

Sinh vat Trai Dat song day nho set danh

Nghiên cứu gây sốc này nhắm vào "phốt pho phản ứng", một chất được cho là kích thích tố quan trọng để sự sống ban đầu trỗi dậy từ các "khối xây dựng sự sống" vô tri. Vì phốt pho phản ứng có thể được tìm thấy trong khoáng chất hòa tan schreibersite, người ta cho rằng các thiên thạch - giàu schreibersite - có thể đã chịu trách nhiệm cung cấp phốt pho cho hành tinh của chúng ta.

Tuy nhiên nhóm tác giả lần này sử dụng nhiều kỹ thuật chụp ảnh quang phổ và phát hiện ra rằng phốt pho phản ứng cũng có thể được tìm thấy bên trong thủy tinh fulgurite. Loại thủy tinh đặc biệt này được tạo nên khi các tia sét chạm đất, kích thích các phản ứng mạnh mẽ đối với các vật liệu sẵn có.

Thông qua một mô hình máy chất sử dụng rất nhiều dữ liệu về tiến hóa hành tinh đã biết, các tác giả nhận thấy có tới 1 đến 5 tỉ tia sẻ giáng xuống Trái Đất sơ khai mỗi năm, nhiều hơn so với hiện nay (chỉ khoảng 560 triệu tia sét mỗi năm).

Sét tạo nên thủy tinh fulgurite, fulgurite lại cung cấp phốt pho phản ứng để giúp hình thành DNA, RNA và các phân tử sinh học khác, sau đó tạo nên vi sinh vật.

Ước tính giai đoạn sét đánh xuống Trái Đất nhiều nhất là 3,5 tỉ năm về trước, trùng khớp với thời gian khoa học cho rằng sự sống thực sự bắt đầu "trỗi dậy" khắp hành tinh. Không giống như thiên thạch, sét cũng tập trung vào các vùng nhiệt đới, nơi các yếu tố cần thiết khác cho "phản ứng sinh ra sự sống" tập trung dồi dào nhất.

Nói trên CNN, các tác giả tin rằng các mảnh "thủy tinh sấm sét" hay hiện tượng sấm sét trong khí quyển là những tín hiệu mà giới thiên văn nên chú ý khi xem xét khả năng tạo ra sự sống của một hành tinh khác.

Trái Đất quay 1.657km/h, tại sao chúng ta không cảm nhận được?

(Kiến Thức) - Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của trái đất?

     Không ít người trong chúng ta biết rằng, Trái Đất, bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh vẫn quay liên tục. Tuy nhiên, tốc độ quay của Trái đất như thế nào còn phụ thuộc vào từng vị trí trên Trái đất. Trong đó, nhanh nhất là nằm ở xích đạo, và nó đúng với mọi hành tinh trong vũ trụ, vì khi Trái đất quay quanh trục thì chu vi lớn nhất của nó nằm ở xích đạo.

    Bán kính của trái đất là 6.378 km, tức là chu vi của nó là hơn 40.000 km. Ta biết rằng Trái Đất quay đúng một vòng gần hết 24h, điều này có nghĩa là mỗi điểm trên xích đạo trái đất di chuyển 40.000 km trong vòng 24h, tương đương tốc độ quay của Trái đất vào khoảng 1.657km/h. Điều đó có nghĩa, nếu như đứng ở xích đạo, bạn đang di chuyển với tốc độ 465m/s. Trong khi đó, ở một điểm như thành phố Chicago lại có một tốc độ "thong thả" hơn là xấp xỉ 1207km/h.

    Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của Trái Đất?

    Trai Dat quay 1.657km/h, tai sao chung ta khong cam nhan duoc?
     

    Phát hiện “anh em sinh đôi” của Trái Đất qua “bức ảnh chết” từ NASA

    (Kiến Thức) - NASA đã từng vô tình bỏ qua hình ảnh chụp được một hành tinh rất giống trái đất, có nước và sự sống vì tưởng... không phải hành tinh. Người anh em sinh đôi của Trái Đất vừa được phát hiện cách chúng ta 300 năm ánh sáng. 

    Ngày 15/4, tạp chí Astrophysical Journal Letters công bố phát hiện một ngoại hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất, cách chúng ta 300 năm ánh sáng. Theo phát ngôn chính thức của NASA, nó đã từng bị bỏ sót do các thuật toán máy tính tìm kiếm hành tinh trước đó đã... xác định nhầm. 
    Ngoại hành tinh mới được phát hiện tương tự Trái Đất cả về kích thước và nhiệt độ, có nước lỏng trên bề mặt
     Ngoại hành tinh mới được phát hiện  tương tự Trái Đất cả về kích thước và nhiệt độ, có nước lỏng trên bề mặt

    Tin mới