Số ca COVID-19 nặng, tử vong vẫn tăng

Ngày 4/1, Bộ Y tế cho biết ghi nhận 14.861 ca nhiễm mới tại 60 tỉnh, thành với 10.864 trường hợp trong cộng đồng.

Ngày 4/1, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho biết Bệnh viện đang điều trị khoảng 200 ca, trong đó 60-70% bệnh nhân tình trạng nặng (những trường hợp thở ô xy trở lên). “So với 3 tuần trước số bệnh nhân nặng ngày càng tăng.

Một số bệnh nhân phải thở máy đã 5-6 tuần nhưng vẫn chưa thể ra viện do tình trạng nặng. Trong đó có những bệnh nhân mắc bệnh nền phức tạp, ít chịu hợp tác với nhân viên y tế, hoặc những cụ chưa được tiêm vắc xin khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng”, PGS Hải cho hay.

Đến chiều 4/1, Việt Nam đã ghi nhận 1,8 triệu ca nhiễm. Việt Nam cũng đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron. Đây đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội, Quảng Nam, TPHCM, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa.

Điều dưỡng trưởng bệnh viện, Nguyễn Thị Thu Phương cho biết áp lực lên các nhân viên y tế ngày càng lớn khi số bệnh nhân nặng tăng cao. Do đó bệnh viện áp dụng phương án 2 ca 3 kíp với mỗi ca kéo dài 12 giờ. “Sau 4 giờ làm trực tiếp tại các buồng hồi sức tích cực, nơi điều trị bệnh nhân nặng nhất, các bác sĩ, điều dưỡng lại đổi nhóm khác vào chăm sóc bệnh nhân để ra ra làm việc tại phòng đệm”, điều dưỡng Phương nói. Với những bệnh nhân có tiến triển tốt sẽ được test nhanh ngay khi tỉnh lại. Kết quả xét nghiệm âm tính bệnh nhân sẽ được chuyển sang khu phục hồi chức năng. Việc này để tránh trường hợp bệnh nhân tiến triển tốt nhưng nhìn xung quanh thấy các trường hợp nặng, nguy kịch khác, tâm lí sẽ bị ảnh hưởng, bệnh tình nặng trở lại.

Ngày 4/1, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ hơn 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho 51 địa phương đang triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng. Đến nay Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh nhân COVID-19 như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir... Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Hà Minh

Bác sĩ Hải thông tin thêm ở giai đoạn hiện nay những ca bệnh nặng khác với những đợt dịch trước đây. Đơn cử như ở đợt dịch thứ 4 tại TPHCM, Bình Dương, Long An… các ca nặng, nguy kịch thuộc nhiều lứa tuổi, có điểm chung lớn nhất là chưa được tiêm vắc xin. Với ca nặng, tử vong có cả người trẻ, khoảng 30-40 tuổi. Nhưng hiện nay, vắc xin đã bao phủ cộng đồng nên phần lớn bệnh nhân nặng, nguy kịch là người già, có bệnh nền và hầu hết chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Liên quan vấn đề điều trị, Bộ Y tế thông tin, ca tử vong tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, người có bệnh nền chưa tiêm đủ vắc xin.

So ca COVID-19 nang, tu vong van tang

Kiểm tra tình trạng ca bệnh nặng, chiều 4/1Ảnh: Thái Hà

Báo cáo của các tỉnh, thành phố như TPHCM số người tử vong có bệnh nền chiếm 93%, trên 70 tuổi, phần lớn có từ 2 bệnh nền trở lên. Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong số ca mắc COVID-19 tại nước ta có 6% là bệnh nhân nặng, 8,3% ở mức trung bình, tỉ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%. 10 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong cao nhất cả nước là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, TP Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang. Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy người trên 65 tuổi chiếm hơn 47% là người có bệnh nền, hơn 36% người 50-56 tuổi; 18-49 tuổi là 15%; nhóm 0-17 tuổi là 0,42%. Con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%.

Nhiều nguyên nhân khiến số ca mắc tăng cao

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Thời gian qua, số ca cộng đồng và tử vong cao do một số nguyên nhân cơ bản làm gia tăng ca nhiễm trong thời gian qua.

Cụ thể, sau khi thực hiện Nghị quyết 128 các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường nên ca nhiễm cộng đồng tăng; mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, biến thể Omicron đã ghi nhận ở nước ta và có nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng; xuất hiện tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng và những người tiêm vắc xin giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, đồng thời những người mới tiêm cần có thời gian để sinh miễn dịch.

Các chuyên gia nhận định, thời gian tới khi người dân được nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần dài ngày, việc giao lưu, chúc tết, đoàn tụ gia đình cũng là nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cùng với đó việc mở lại chuyến bay thương mại từ 1/1 khiến du khách đi du lịch Việt Nam, người Việt từ nước ngoài về đón Tết… tăng cao, nguy cơ xâm nhập biến thể Omicron trong cộng đồng.

Giật mình điều xảy ra nếu bạn ngày nào cũng gội đầu

Theo Bright Side, thói quen gội đầu mỗi ngày có thể khiến màu tóc nhuộm của bạn nhanh phai và mái tóc khô xơ hơn...

Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau
 Màu tóc nhuộm nhanh phai hơn: Hóa chất trong thuốc nhuộm tóc dễ bị ảnh hưởng bởi nước nên việc gội đầu quá thường xuyên có thể khiến màu tóc nhuộm nhanh phai hơn. Ảnh: BS. 
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-2
 Giải pháp: Bạn nên gội đầu 3 ngày một lần và sử dụng dầu gội đầu phù hợp với tóc để có thể giữ được màu tóc nhuộm lâu hơn. Ảnh: HC.
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-3
Tóc của bạn có thể khô xơ hơn: Tóc khô hoặc xoăn là một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang gội đầu quá thường xuyên. Hầu hết các loại dầu gội đầu đều có chứa hợp chất hóa học gọi là sulfate, giúp loại bỏ dầu và gàu ở mái tóc. Do vậy, tóc của bạn trong bóng bẩy ngay lúc đó, song về lâu dài sẽ gây hại cho tóc. Ảnh: BS.  
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-4
 Nếu bạn tước đi lớp dầu tự nhiên của tóc, da đầu của bạn sẽ bị khô và kết cấu của tóc cũng vậy. Ảnh: HC. 
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-5
 Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hay thay đổi tần xuất gội đầu và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để phục hồi tóc cũng như chọn dầu gội đầu không chứa sulfate. Ảnh: HC. 
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-6
 Có thể nhiều gàu hơn: Gàu là tình trạng da đầu bắt đầu ngứa và bong tróc. Khi quá lạm dụng việc gội đầu, bạn vô tình loại bỏ chất nhờn tự nhiên trên da đầu vốn để giữ cho da đầu được nuôi dưỡng và khỏe mạnh. Do vậy, da đầu của bạn có thể khô hơn và sinh ra nhiều gàu hơn. Ảnh: BS. 
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-7
 Nhiều tóc chẻ ngọn hơn: Khi tóc ướt thì dễ bị hư tổn hơn và thói quen gội đầu quá thường xuyên có thể khiến tóc bạn bị chẻ ngọn, dễ gãy rụng. Ảnh: BS.
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-8
Tóc của bạn có thể nhiều dầu hơn: Khi bạn gội đầu hàng ngày, các tuyến dầu của bạn bắt đầu sản xuất nhiều dầu hơn để bù lại lượng dầu bị mất đi mà dầu gội loại bỏ. Ảnh: HC. 
Giat minh dieu xay ra neu ban ngay nao cung goi dau-Hinh-9
 Thay đổi tần suất gội đầu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Ảnh: BS.  

Ngày 31/12: Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.914 ca mắc COVIDD-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 31/12 của Bộ Y tế cho biết có 16.515 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.914 ca.

Thông tin ca mắc COVID-19 tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 30/12 đến 16h ngày 31/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.515 ca nhiễm mới, trong đó 39 ca nhập cảnh và 16.476 ca ghi nhận trong nước (giảm 504 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.337 ca trong cộng đồng). Tại VIệt Nam đã xuất 15 ca nhiễm biến thể Omicron.

Tin mới