Số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội giảm nhẹ, 85% F0 điều trị tại nhà

Chiều tối qua (24/1), CDC Hà Nội công bố thông tin ghi nhận 2.801 ca trong 24 giờ trước đó, thấp nhất trong 2 tuần qua; hơn 85% bệnh nhân điều trị tại nhà.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ghi nhận đến ngày 23/1 Hà Nội có 648 ca nặng và nguy kịch, tăng 1,2% so với trung bình một tuần trước. Trong đó, 550 ca thở oxy gọng kính, tăng 0,2%; 26 ca thở máy dòng cao, tăng 2,2%; 18 ca thở máy không xâm lấn, giảm 3,1%; 50 ca thở máy xâm lấn, tăng 8%. Ngoài ra có 4 bệnh nhân lọc máu, không có bệnh nhân chạy ECMO.
Đến ngày 23/1, TP đang điều trị hơn 68.500 F0, trong đó, gần 58.600 ca điều trị tại nhà, chiếm hơn 85%. Cơ sở thu dung điều trị TP tiếp nhận 878 ca, cơ sở thu dung quận, huyện điều trị 5.222 ca. TP tiếp tục tăng cường điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà, giảm tải cho y tế tuyến trên để các bệnh viện tập trung cứu chữa người có triệu chứng trung bình nặng và nguy kịch. Số ca bệnh của Hà Nội những ngày gần đây có xu hướng giảm, từ mức tiệm cận 3.000 hiện xuống ở mức trên 2.800 ca.
So ca nhiem COVID-19 tai Ha Noi giam nhe, 85% F0 dieu tri tai nha
 Ảnh minh họa.
Tại TP HCM, ngày 24/1, ghi nhận thêm 15 ca Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng này ở TP lên 88, trong đó 5 ca cộng đồng, còn lại là nhập cảnh.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách HCDC cho biết 15 ca nhiễm mới này đều sức khỏe ổn định, chỉ 7 ca có triệu chứng nhẹ, thoáng qua như mệt, sốt nhẹ, ớn lạnh, đau họng. Các bệnh nhân có thời gian dương tính với virus trung bình 6-7 ngày.
Ca Omicron nặng nhất thời gian qua là bà cụ 82 tuổi, nhập cảnh ngày 10/1, nhiều bệnh lý nền như ung thư máu giai đoạn cuối, đái tháo đường. Bà được chuyển từ Bệnh viện dã chiến số 12 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP, hiện nay đã ổn định sức khỏe.
Như vậy, tính đến chiều 24/1, Việt Nam ghi nhận 156 ca nhiễm Omicron, tại TP HCM 88 (gồm 5 ca cộng đồng, 83 ca nhập cảnh), Quảng Nam 27, Hà Nội 14, Khánh Hòa 11, Đà Nẵng 8, Thanh Hóa và Quảng Ninh 2, Hải Dương, Hải Phòng, Long An, Bình Dương đều một và là người nhập cảnh cách ly ngay.
Trong bối cảnh hiện nay, BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM) khuyến cáo người dân chú ý tuân thủ 5K, đặc biệt là khẩu trang, để phòng ngừa chủng Omicron cũng như Delta. “Chỉ những người tiếp xúc không 5K mới có nguy cơ mắc bệnh. 5K là giải pháp ứng biến với mọi biến chủng”, BS Châu nói và nhấn mạnh “Omicron có thể ủ bệnh ngắn, dễ lây... nhưng nó không thể xuyên qua khẩu trang và không thể sống sót sau khi chúng ta rửa tay”.

Liều tăng cường vắc xin AstraZeneca hiệu quả với biến thể Omicron

Công ty dược phẩm AstraZeneca hôm 23/12 cho biết liệu trình ba liều vaccine COVID-19 của họ có hiệu quả chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Công ty trích dẫn dữ liệu từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Đại học Oxford, Anh. Nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể chống lại Omicron ở những người đã tiêm nhắc lại cao hơn so với kháng thể ở những người đã bị nhiễm và phục hồi tự nhiên từ COVID-19.

Dịch COVID-19 phức tạp, các địa phương cảnh giác với Omicron

Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin.

Hà Nội thêm quận Thanh Xuân và huyện Gia Lâm nâng cấp độ dịch lên "màu cam"

Loạt triệu chứng chính bắt đầu xuất hiện sau 2 ngày nhiễm Omicron

Các chuyên gia trên thế giới đã xác định 8 triệu chứng chính ở người nhiễm biến chủng Omicron.

8 triệu chứng chính được xác định ở những người nhiễm biến chủng Omicron bao gồm ngứa họng, chảy nước mũi, mệt mỏi, hắt hơi, đau lưng dưới, đau đầu, đổ mồ hôi ban đêm và đau cơ.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm nhất là hai ngày sau khi tiếp xúc với một người mắc Omicron, tờ Daily Express đưa tin.

Tin mới