Số phận 7 “nguyên lão” dưới thời Kim Jong-un thế nào?

(Kiến Thức) - Giờ đây, bộ thất được cố Chủ tịch Kim Jong-il gửi gắm phò tá nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un từ những ngày đầu cầm quyền đang dần vắng bóng.

Mới đây, AFP dẫn nguồn tin từ đài phát thanh của những người Triều Tiên lưu vong tại Hàn Quốc cho hay, có thể chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Chang Song-Thaek đã bị xử tử hôm 5/12. Những bức ảnh mới công bố cho thấy, ông Chang bị bắt ngay trong một cuộc họp dưới sự chủ trì của ông Kim Jong-un - thật ra được chụp từ trước đó rất lâu.
Hình ảnh chú nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị hai sỹ quan cảnh sát bắt.
Hình ảnh chú nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị hai sỹ quan cảnh sát bắt.
Tờ Chosun Ilbo dẫn lời chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Dịch vụ thông tin chiến lược Triều Tiên cho biết, người trực tiếp ra tay bắt giữ ông Jang Song-thaek là một nhân vật lâu nay “quy ẩn” trên chính trường Triều Tiên.
Theo một chuyên gia của Hàn Quốc, đó chính là Kim Jong-chol, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Kim Jong-chol đã "tự dẫn" một nhóm cận vệ của em trai đến bắt giữ ông Jang, vốn là dượng của 2 anh em.
Cũng theo ông Lee, Kim Jong-chol là người đứng sau vụ hành quyết 2 phụ tá Ri Yong-ha và Jang Soo-kil của ông Jang. Cả hai đều là quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Kim Jong-chol vốn là một thành viên trong bộ thất được cố Chủ tịch Kim Jong-il gửi gắm phò tá nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un từ những ngày đầu cầm quyền.
Còn nhớ, trong lễ quốc tang của cố lãnh đạo Kim Jong-il năm 2011, 7 quan chức nói trên đã cùng ông Kim Jong-un hộ tống xe tang. Khi đó, một quan chức Hàn Quốc nhận định: “Bộ thất được kỳ vọng là những nhân vật cốt cán của thời đại mới”.
Tuy nhiên, nay trong số 7 người này, đã có 5 người mất dạng, bao gồm: U Tong-chuk, Kim Yong-chun, Ri Yong-ho, Kim Jong-gak và mới nhất là ông Jang Song-thaek. Hai nhân vậy còn tại chức là ông Kim Ki-nam và ông Choe Thae-bok.
Tướng U Tong-chuk, cựu thứ trưởng thứ nhất Bộ An ninh quốc gia Triều Tiên. Hồi tháng 4/2012, tướng Kim Won-hong kế nhiệm ông U Tong-chuk. Kể từ đó, ông U Tong-chuck không xuất hiện trước công chúng. Năm 2009, ông được thăng quân hàm thượng tướng và năm 2010, thăng lên đại tướng.  
Theo báo The Korea Herald, ông  Kim Won-hong được cho là một trong những người được lãnh đạo Kim Jong-un tin tưởng nhất.
Phó nguyên soái Kim Yong-chun, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, bị thuyên chuyển sang đảm nhận chức trưởng ban quốc phòng toàn dân thuộc Quân ủy trung ương hồi tháng 4/2012. Người kế nhiệm ông là Kim Jong-gak.
Từ số 1-8: Ông Kim Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk (Ảnh: AP-Yonhap)
 Từ số 1-8: Ông Kim Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk (Ảnh: AP-Yonhap)
Tháng 7/2012, cựu Tổng tham mưu trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho bị Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên bãi miễn tất cả các chức danh trong đảng và quân đội với lý do sức khỏe. Tuy nhiên, tình báo Hàn Quốc cho rằng, ông này có thể bị cách chức vì bất tuân thượng lệnh và điều binh lính đến gần thủ đô Bình Nhưỡng trong một cuộc thao duyệt quân sự.
Phó nguyên soái Kim Jong-gak bất ngờ bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng chỉ sau 7 tháng cầm quyền hồi tháng 11/2012. Đến tháng 3/2013, ông Kim Jong-gak bị tước bỏ các chức vụ trong Bộ Chính trị và Ủy ban Quốc phòng.
Ông Jang Song-thaek, phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, bộ trưởng Hành chính đảng Lao động Triều Tiên, bị tước bỏ toàn bộ chức vụ khai trừ khỏi đảng với nhiều tội danh nghiêm trọng hôm 8/12 vừa qua. Ông Jang là chồng của cô ruột của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bà Kim Kyong-hui, thường được biết đến là người có quyền lực lớn thứ hai của đất nước và được coi là người thực sự nắm quyền đằng sau người cháu.
Truyền thông Triều Tiên hết lòng ủng hộ việc bạ bệ ông Jang. Nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, cho biết người dân "rất căm phẫn" với các tội ác mà ông Jang đã phạm phải. “Những điều ti tiện cứ tìm cách phá hoại sự đoàn kết của chúng ta… Tôi muốn quẳng Jang và bè lũ của ông ta vào nước sôi”, tờ báo dẫn lời một người tên Ri Yong-Song, công nhân nhà máy nhiệt điện ở Bình Nhưỡng. 
Trong số 2 nhân vật còn tại chức, ông Kim Ki-nam là bí thư Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, chủ yếu phụ trách công tác tuyên truyền và đối ngoại của đảng cầm quyền. Còn ông Choe Thae-bok là chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao.
Báo The Korea Herald mới đây đã liệt kê một nhóm quan chức thường theo lãnh đạo Kim Jong-un trong các chuyến thị sát gần đây, cho thấy nhiều người trong số đó đang leo lên nấc thang quyền lực ở Triều Tiên, có thể kể đến Bộ trưởng An ninh Kim Won-hong, Giám đốc Ban Mặt trận thống nhất Triều Tiên Kim Yang-gon và Trưởng ban Tài chính thuộc đảng Lao động Triều Tiên Han Gwang-sang.

Vì sao Kim Jong-un chỉ đạo cách chức dượng?

(Kiến Thức) - Dư luận quốc tế hoài nghi rằng, Chủ tịch Kim Jong-un là người đã chỉ đạo vụ cách chức ông Jang Song-thaek, một nhân vật quyền lực kiêm dượng của mình.

Động thái này được dư luận quốc tế nhận định là để củng cố quyền lực của ông Kim.
Trước đó, ngày 3/12, báo giới Hàn Quốc đưa tin về vụ dượng thân cận họ Jang đã bị cách chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên. Các chuyên gia phân tích nhìn nhận, quyết định trên không thể được thực hiện nếu ông Jong-un không “gật đầu” tán thành.

Tổng thống Putin giải thể hãng thông tấn RIA Novosti

(Kiến Thức) - Tổng thống Vladimir Putin bất ngờ ra thông báo về việc đóng cửa hãng thông tấn RIA Novosti.

Trong một sắc lệnh bất ngờ được đăng tải trên trang website chính thức của Điện Kremlin hôm thứ Hai (8/12), Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo, cơ quan tin tức Russia Today sẽ được thành lập trên cơ sở hợp nhất của hai cơ quan là: hãng tin RIA Novosti và đài phát thanh Voice of Russia.

Quyết định bất ngờ của Điện Kremlin khi tuyên bố giải thể RIA Novosti.
Quyết định bất ngờ của Điện Kremlin khi tuyên bố giải thể RIA Novosti.
Theo đó, nhà báo kiêm nhà ủng hộ Dmitry Kiselev sẽ là người phụ trách cơ quan trên. Sắc lệnh này có hiệu lực ngay khi được ban hành.

Tin mới