Số phận của trung tâm huấn luyện TSB NITKA ở Crimea

(Kiến Thức) - Nga sẽ làm gì với hệ thống mô phỏng tàu sân bay NITKA đã cũ ở Crimea, khi mà họ đã có hệ thống mới hiện đại hơn?

Sau khi Crimea được sáp nhập trở lại vào nước Nga, Không quân Nga đã lấy lại được hệ thống mô phỏng huấn luyện trên tàu sân bay NITKA. Nhưng việc sử dụng hệ thống này đang là cả một vấn đề.
Các phi công Su-33 trên tàu tuần dương mang máy bay Đô đốc Kuznetsov đã thực hiện nhiều lần bay tập trên NITKA. Trước đây, khi Crimea còn thuộc về Ukraine – Nga phải thuê NITKA từ quân đội Ukraine để luyện tập. Nhưng với việc khởi công xây dựng hệ thống huấn luyện tương tự ở thành phố Yeysk bên bờ biển Azovsk, các phi công Nga đã không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống mô phỏng có từ thời Liên Xô cũ này. Với việc Crimea trở lại với nước Nga, các phi công Nga sẽ có cơ hội để trai nghiệm một hệ thống mô phỏng tuy đã cũ nhưng rất độc đáo này.
Su-25UTG tập cất cánh trên boong mô phỏng NITKA.
 Su-25UTG tập cất cánh trên boong mô phỏng NITKA.
Sàn boong
Sàn boong của NITKA là một đường băng thép giống như trên tàu tuần dương mang máy bay Đô đốc Kuznetsov. Hệ thống NITKA được trang bị cáp hãm hạ cánh, một boong cất cánh kiểu nhảy cầu và một máy phóng. Sau khi Ukraine tách ra khỏi Liên bang Xô viết năm 1992, Bộ Quốc phòng Nga đã phải thuê NITKA để phục vụ luyện tập, huấn luyện phi công. Hệ thống NITKA có khả năng mô phỏng nhiều điều kiện thời khác nhau, nhờ sử dụng năng lượng nước biển. Nước biển được đưa vào động cơ hơi nước, chuyển thành hơi và được đưa qua các cylinder để tạo ra những điều kiện khác nhau. Điều này giúp mô phỏng thực tế quá trình cất hạ cánh trên biển Đen, rất có ích cho quá trình luyện tập của phi công.
Đầu những năm 2000, việc mô phỏng này đã quá lạc hậu, trong khi quân đội Ukraine không hề đầu tư hiện đại hóa hệ thống này. Điều kiện hiện đại đòi hỏi cần có thêm cả các khu vực huấn luyện cho máy bay trực thăng trên tàu chiến. Mùa xuân năm 2012, một hệ thống NITKA mới ở Yeysk đã được Bộ Quốc phòng Nga xây dựng. Năm 2013, người Nga “cắt cầu” thuê NITKA của Ukraine.
Toàn cảnh trung tâm huấn luyện tàu sân bay ở Crimea (NITKA).
 Toàn cảnh trung tâm huấn luyện tàu sân bay ở Crimea (NITKA).
Mất đi khoản tiền thuê NITKA, Ukraine cố gắng chào mời Trung Quốc thuê lại hệ thống này để phục vụ việc huấn luyện cho phi công cất cánh trên tàu sân bay Varyag mà nước này bán cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã có hệ thống mô phỏng tương tự như NITKA, và không muốn mở hầu bao cho việc này. Ukraine lại quay sang cầu cạnh với Ấn Độ, nhưng nước này cũng đã có một dự án mô phỏng huấn luyện cho riêng mình. Dự án này được sự hợp tác của Nga, và có tổng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD. Năm 2014, quân đội Ukraine đã có kế hoạch bán NITKA làm sắt vụn, nhưng không được thông qua.
Dù rằng Crimea nói chung và NITKA nói riêng đã trở về với nước Nga, song sẽ rất khó để hệ thống này có thể hoạt động hiệu quả ngay lập tức.
Cạnh tranh và đổi mới
Chuyên gia hàng không độc lập Vladimir Karnozov cho rằng: NITKA ở Crimea đã khá lạc hậu, và rất cần một sự đổi mới để cạnh tranh với NITKA mới ở Yeysk.
Hệ thống mô phỏng mới đã có bổ sung thêm khu vực huấn luyện cho các máy bay trực thăng. Karnozov nói rằng, hệ thống ở Crimea có thể được sử dụng cho các máy bay MiG-29 để mô phỏng việc cất cánh từ đường băng trên tàu. Tuy nhiên, đi kèm với đó là việc nâng cấp hiện đại hóa toàn diện NITKA Crimea.
Các chuyên gia về hàng không cũng chỉ ra những khách hàng tiềm năng của Nga – có thể sử dụng NITKA để bổ sung cho chương trình đào tạo của mình. Vadim Smirnov, Giám đốc Tập đoàn hàng không Transas cho hay: "Hệ thống giả định có thể mô phỏng nhiều tình huống rất đa dạng, bao gồm cả những điều kiện thời tiết bất lợi. Hệ thống có thể được triển khai ở nhiều nơi, với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều quốc gia chưa thật sự “giàu có”.
Su-33 luyện hạ cánh trên boong mô phỏng tàu sân bay ở NITKA.
Su-33 luyện hạ cánh trên boong mô phỏng tàu sân bay ở NITKA.
Bãi tập cho các đồng minh
Một chuyên gia tàu biển – Yuri Vedernikov cho rằng: dù có nhiều ưu điểm, nhưng những hệ thống mô phỏng điện tử không thể thay thế được những bãi mô phỏng thực tế. “Không thể phát triển kĩ năng phi công trong những buồng lái điện tử”, ông nói.
Theo Vedernikov, cần chuẩn bị nhiều phi công giỏi để dự trữ và bù đắp lực lượng chiến đấu cho các tàu sân bay. Các phi công tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ có thể được đào tạo ở đây. Dù họ đã có các hệ thống tương tự NITKA của Nga, nhưng trong bối cảnh lực lượng hải quân của hai quốc gia này đang phát triển mạnh, họ rất cần đào tạo thêm nhiều phi công chính thức và dự bị cho tàu sân bay.

Su-33: “nguyên mẫu” tiêm kích hạm J-15 TQ

Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga). Su-33 cũng được xem như là “nguyên mẫu” của dòng tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (Trung Quốc). Theo một số nguồn tin thì Trung Quốc đã mua mẫu thử nghiệm Su-33 từ Ukraine và trên cơ sở đó sao chép công nghệ và cho ra đời J-15. Trong ảnh là tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (góc phải, trên cùng) cho thấy sự tương đồng rõ nét 2 loại này về kiểu dáng, kết cấu, bố trí.
Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga). Su-33 cũng được xem như là “nguyên mẫu” của dòng tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (Trung Quốc). Theo một số nguồn tin thì Trung Quốc đã mua mẫu thử nghiệm Su-33 từ Ukraine và trên cơ sở đó sao chép công nghệ và cho ra đời J-15. Trong ảnh là tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (góc phải, trên cùng) cho thấy sự tương đồng rõ nét 2 loại này về kiểu dáng, kết cấu, bố trí.

Tiêm kích hạm Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Tiêm kích hạm Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Su-33 được thiết kế với cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.
Su-33 được thiết kế với cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.

Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Nga) thiết kế với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực. Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Trong ảnh là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.
Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Nga) thiết kế với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực. Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Trong ảnh là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.

Hải quân Nga hiện chỉ duy trì một tàu sân bay Kuznetsov nên số lượng tiêm kích Su-33 (trong ảnh) sản xuất chỉ dừng lại con số 24 chiếc (đơn giá khoảng 45-50 triệu USD/chiếc).
Hải quân Nga hiện chỉ duy trì một tàu sân bay Kuznetsov nên số lượng tiêm kích Su-33 (trong ảnh) sản xuất chỉ dừng lại con số 24 chiếc (đơn giá khoảng 45-50 triệu USD/chiếc).

Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.
Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.

Su-33 trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F, nhiều khả năng tiêm kích hạm J-15 cũng dùng loại động cơ này do Trung Quốc chưa thể hoàn thiện công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu.
Su-33 trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F,  nhiều khả năng tiêm kích hạm J-15 cũng dùng loại động cơ này do Trung Quốc chưa thể hoàn thiện công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu.

Khung cảnh tiêm kích hạm Su-33 rời boong phóng rất giống với hình ảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc trong lần cất cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh (góc trái, trên cùng).
Khung cảnh tiêm kích hạm Su-33 rời boong phóng rất giống với hình ảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc trong lần cất cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh (góc trái, trên cùng).

Su-33 có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.300km/h) ở trần bay cao 10km, tầm bay xa 3.000km, trần bay tối đa 17km.
 Su-33 có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.300km/h) ở trần bay cao 10km, tầm bay xa 3.000km, trần bay tối đa 17km.

Cáp hãm đà tàu sân bay níu giữ chiếc Su-33 hạ cánh xuống mặt boong.
 Cáp hãm đà tàu sân bay níu giữ chiếc Su-33 hạ cánh xuống mặt boong.

Buồng lái của tiêm kích hạm Su-33.
Buồng lái của tiêm kích hạm Su-33.

Dù kiểu thiết kế boong phóng có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên cách làm này cũng buộc máy bay không thể mang tải trọng nặng. Thay vì mang được 8 tấn vũ khí như Su-27/30, Su-33 chỉ có khả năng mang 6,5 tấn vũ khí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.
Dù kiểu thiết kế boong phóng có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên cách làm này cũng buộc máy bay không thể mang tải trọng nặng. Thay vì mang được 8 tấn vũ khí như Su-27/30, Su-33 chỉ có khả năng mang 6,5 tấn vũ khí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

Su-33 có thể mang hầu hết tên lửa không đối không hiện đại của Nga gồm: R-73, R-27 và R-77.
Su-33 có thể mang hầu hết tên lửa không đối không hiện đại của Nga gồm: R-73, R-27 và R-77.

Trong tác chiến chống mục tiêu trên biển, Su-33 có thể mang một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-41 (trong ảnh là quả đạn nằm giữa 2 cửa hút gió) đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 2.800km/h, lắp đầu đạn nặng 300kg. Ngoài ra, Su-33 có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25MP, tên lửa chông radar Kh-31P và các loại bom không điều khiển.
Trong tác chiến chống mục tiêu trên biển, Su-33 có thể mang một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-41 (trong ảnh là quả đạn nằm giữa 2 cửa hút gió) đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 2.800km/h, lắp đầu đạn nặng 300kg. Ngoài ra, Su-33 có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25MP, tên lửa chông radar Kh-31P và các loại bom không điều khiển.

Điểm mặt “anh tài” của Không quân Hải quân Nga

(Kiến Thức) - Lực lượng Không quân Hải quân Nga biên chế chỉ khoảng 200-300 chiếc nhưng trang bị đầy đủ các loại tiêm kích, săn ngầm, vận tải.

Không quân Hải quân là một binh chủng trong Quân chủng Hải quân Nga, tổ chức biên chế của nó được đưa vào 4 hạm đội. Tùy thuộc nhiệm vụ mỗi hạm đội thì chúng sẽ được biên chế các loại máy bay khác nhau. Trong ảnh là căn cứ không quân Novofedorovka thuộc Không quân Hải quân Hạm đội biển Đen.
 Không quân Hải quân là một binh chủng trong Quân chủng Hải quân Nga, tổ chức biên chế của nó được đưa vào 4 hạm đội. Tùy thuộc nhiệm vụ mỗi hạm đội thì chúng sẽ được biên chế các loại máy bay khác nhau. Trong ảnh là căn cứ không quân Novofedorovka thuộc Không quân Hải quân Hạm đội biển Đen. 

Tin mới