Số phận dàn pháo Caesar Pháp viện trợ cho Ukraine

Số phận dàn pháo Caesar Pháp viện trợ cho Ukraine

Tờ Le Figaro của Pháp ngày 28/12/2022 đưa tin: 16/18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar hiện đại nhất mà Pháp viện trợ cho Ukraine đã bị phá hủy, hỏng hóc và bị bắt; tuy nhiên Quân đội Ukraine vẫn muốn xin thêm.

Xem toàn bộ ảnh
Khi  cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, vào tháng 6/2022, Pháp đã viện trợ 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar (tương đương 1 tiểu đoàn), cho Ukraine, nhằm tăng cường hỏa lực pháo binh của Quân đội Ukraine, khi đó đang bị lép vế quá nhiều trước lực lượng pháo binh quá mạnh của quân Nga.
Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, vào tháng 6/2022, Pháp đã viện trợ 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar (tương đương 1 tiểu đoàn), cho Ukraine, nhằm tăng cường hỏa lực pháo binh của Quân đội Ukraine, khi đó đang bị lép vế quá nhiều trước lực lượng pháo binh quá mạnh của quân Nga.
Tờ Le Figaro của Pháp vào ngày 28/12 vừa qua đưa tin, qua nửa năm tham chiến, 16 trong số 18 khẩu pháo tự hành Caesar đã bị hỏng, bị phá hủy và bị quân Nga thu làm chiến lợi phẩm. Nguyên nhân là trong mấy tháng gần đây, những trận địa pháo của Quân đội Ukraine bị pháo kích dữ dội và số pháo Caesar còn lại phải sử dụng tối đa, việc này dẫn đến sự hao mòn nòng pháo cũng như phụ tùng.
Tờ Le Figaro của Pháp vào ngày 28/12 vừa qua đưa tin, qua nửa năm tham chiến, 16 trong số 18 khẩu pháo tự hành Caesar đã bị hỏng, bị phá hủy và bị quân Nga thu làm chiến lợi phẩm. Nguyên nhân là trong mấy tháng gần đây, những trận địa pháo của Quân đội Ukraine bị pháo kích dữ dội và số pháo Caesar còn lại phải sử dụng tối đa, việc này dẫn đến sự hao mòn nòng pháo cũng như phụ tùng.
Caesar là loại lựu pháo tự hành bánh hơi, có khả năng cơ động cao và được đánh giá là loại pháo hiện đại nhất của Quân đội Pháp hiện nay; Caesar được đưa vào sử dụng năm 2008. Kể từ đó, nó đã tham gia chiến đấu trong một số cuộc xung đột và được xuất khẩu cho một số quốc gia.
Caesar là loại lựu pháo tự hành bánh hơi, có khả năng cơ động cao và được đánh giá là loại pháo hiện đại nhất của Quân đội Pháp hiện nay; Caesar được đưa vào sử dụng năm 2008. Kể từ đó, nó đã tham gia chiến đấu trong một số cuộc xung đột và được xuất khẩu cho một số quốc gia.
Pháo tự hành Caesar được sản xuất theo tiêu chuẩn của khối NATO, sử dụng đạn có đường kính 155 mm, chiều dài nòng pháo gấp 52 lần đường kính đạn; khả năng tự động hóa của Caesar rất cao, nhờ trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại.
Pháo tự hành Caesar được sản xuất theo tiêu chuẩn của khối NATO, sử dụng đạn có đường kính 155 mm, chiều dài nòng pháo gấp 52 lần đường kính đạn; khả năng tự động hóa của Caesar rất cao, nhờ trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại.
Caesar sử dụng khung gầm xe bánh hơi, dẫn động 6×6 hoặc 8×8; một động cơ diesel vừa cung cấp động lực cho xe và cho toàn bộ hệ thống vũ khí. Tốc độ tối đa của xe trên đường nhựa là 100 km/h, và với địa hình thảo nguyên là 50 km/h. Nếu Caesar sử dụng đạn tăng tầm rocket hỗ trợ, có thể đạt tầm bắn 50 km.
Caesar sử dụng khung gầm xe bánh hơi, dẫn động 6×6 hoặc 8×8; một động cơ diesel vừa cung cấp động lực cho xe và cho toàn bộ hệ thống vũ khí. Tốc độ tối đa của xe trên đường nhựa là 100 km/h, và với địa hình thảo nguyên là 50 km/h. Nếu Caesar sử dụng đạn tăng tầm rocket hỗ trợ, có thể đạt tầm bắn 50 km.
Ukraine khẳng định rằng, số pháo Caesar sẽ được sửa chữa trên lãnh thổ của Ukraine; lý do họ không vận chuyển số pháo Caesar hỏng đến Ba Lan sửa chữa, là do Ukraine lo ngại các cuộc tấn công của Nga, trong quá trình vận chuyển pháo đi sửa.
Ukraine khẳng định rằng, số pháo Caesar sẽ được sửa chữa trên lãnh thổ của Ukraine; lý do họ không vận chuyển số pháo Caesar hỏng đến Ba Lan sửa chữa, là do Ukraine lo ngại các cuộc tấn công của Nga, trong quá trình vận chuyển pháo đi sửa.
Ngoài ra, ngay cả khi không có các cuộc tấn công của Nga, Ukraine cho biết phải mất nhiều thời gian hơn, để pháo được vận chuyển đến Ba Lan, sửa chữa và quay trở lại mặt trận. Những hỗ trợ quân sự bổ sung của Pháp, đã được thảo luận tại cuộc gặp song phương ở Kiev giữa Pháp và Ukraine diễn ra vào ngày 28/12.
Ngoài ra, ngay cả khi không có các cuộc tấn công của Nga, Ukraine cho biết phải mất nhiều thời gian hơn, để pháo được vận chuyển đến Ba Lan, sửa chữa và quay trở lại mặt trận. Những hỗ trợ quân sự bổ sung của Pháp, đã được thảo luận tại cuộc gặp song phương ở Kiev giữa Pháp và Ukraine diễn ra vào ngày 28/12.
Theo một số thông tin, Pháp có ý định cung cấp cho Ukraine nhiều pháo tự hành Caesar hơn. Theo các nguồn tin của Nga, Pháp sẽ viện trợ thêm 12 khẩu Caesar nữa, nhưng số pháo này có thể lấy từ biên chế của Quân đội Đan Mạch và Pháp sẽ bù lại cho Đan Mạch sau.
Theo một số thông tin, Pháp có ý định cung cấp cho Ukraine nhiều pháo tự hành Caesar hơn. Theo các nguồn tin của Nga, Pháp sẽ viện trợ thêm 12 khẩu Caesar nữa, nhưng số pháo này có thể lấy từ biên chế của Quân đội Đan Mạch và Pháp sẽ bù lại cho Đan Mạch sau.
Hiện Quân đội Đan Mạch có 19 khẩu pháo tự hành Caesar và dự kiến sẽ có thêm 4 khẩu vào năm 2023. Pháo tự hành của Đan Mạch có sử dụng hệ thống khung gầm Tatra 815, cấu hình dẫn động 8×8, nên có khả năng việt dã tốt hơn.
Hiện Quân đội Đan Mạch có 19 khẩu pháo tự hành Caesar và dự kiến sẽ có thêm 4 khẩu vào năm 2023. Pháo tự hành của Đan Mạch có sử dụng hệ thống khung gầm Tatra 815, cấu hình dẫn động 8×8, nên có khả năng việt dã tốt hơn.
Pháp là một trong những quốc gia tích cực cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Việc giao vũ khí trong những tháng gần đây bao gồm 6 khẩu pháo xe kéo TRF1 155mm và hai hệ thống phòng không tầm ngắn Crotale. Cho đến nay, Paris đã chuyển giao cho Kiev khoảng 60 xe bọc thép chở quân, tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) cũng như mìn chống tăng HDP-2A2.
Pháp là một trong những quốc gia tích cực cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Việc giao vũ khí trong những tháng gần đây bao gồm 6 khẩu pháo xe kéo TRF1 155mm và hai hệ thống phòng không tầm ngắn Crotale. Cho đến nay, Paris đã chuyển giao cho Kiev khoảng 60 xe bọc thép chở quân, tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) cũng như mìn chống tăng HDP-2A2.
Lý do việc mài mòn nòng pháo như vậy, đầu tiên là do pháo binh Ukraine sử dụng với cường độ quá cao; thứ hai là do sợ pháo binh Nga phản pháo, nên pháo binh Ukraine phải bố trí xa chiến tuyến và như vậy, họ phải dùng liều thuốc phóng lớn nhất để bắn, điều này dẫn đến nòng pháo mòn rất nhanh và tổng thể pháo cũng chóng hỏng.
Lý do việc mài mòn nòng pháo như vậy, đầu tiên là do pháo binh Ukraine sử dụng với cường độ quá cao; thứ hai là do sợ pháo binh Nga phản pháo, nên pháo binh Ukraine phải bố trí xa chiến tuyến và như vậy, họ phải dùng liều thuốc phóng lớn nhất để bắn, điều này dẫn đến nòng pháo mòn rất nhanh và tổng thể pháo cũng chóng hỏng.
Ngoài pháo Caesar của Pháp, PzH 2000 của Đức cũng gặp vấn đề, nhưng chủ yếu là ở hệ thống hãm lùi, đẩy lên của pháo. Lựu pháo M777 của Mỹ cũng bị hỏng nhiều; thậm chí có trường hợp một khẩu lựu pháo M777 trải qua bốn lần thay nòng trong vòng vài tháng.
Ngoài pháo Caesar của Pháp, PzH 2000 của Đức cũng gặp vấn đề, nhưng chủ yếu là ở hệ thống hãm lùi, đẩy lên của pháo. Lựu pháo M777 của Mỹ cũng bị hỏng nhiều; thậm chí có trường hợp một khẩu lựu pháo M777 trải qua bốn lần thay nòng trong vòng vài tháng.
Còn theo thông tin từ trang Topwar của Nga, thì những khẩu pháo Caesar của Pháp gửi đi sửa chữa, sẽ được pháp “bù cho” bằng những khẩu Caesar mới, rút từ biên chế của Quân đội Pháp; lý do là Quân đội Ukraine đang quá thiếu hỏa lực chi viện cho bộ binh chiến đấu.
Còn theo thông tin từ trang Topwar của Nga, thì những khẩu pháo Caesar của Pháp gửi đi sửa chữa, sẽ được pháp “bù cho” bằng những khẩu Caesar mới, rút từ biên chế của Quân đội Pháp; lý do là Quân đội Ukraine đang quá thiếu hỏa lực chi viện cho bộ binh chiến đấu.
Dự kiến trong vài tháng tới, Ukraine sẽ nhận lại các khẩu pháo đã được sửa chữa và sẵn sàng chiến đấu, sau đó Ukraine sẽ trả lại các khẩu pháo này cho Quân đội Pháp (?). Ban đầu, khả năng cung cấp cho Ukraine loại pháo khác đã được xem xét, nhưng việc này đòi hỏi quân đội Ukraine phải được huấn luyện lại từ đầu.
Dự kiến trong vài tháng tới, Ukraine sẽ nhận lại các khẩu pháo đã được sửa chữa và sẵn sàng chiến đấu, sau đó Ukraine sẽ trả lại các khẩu pháo này cho Quân đội Pháp (?). Ban đầu, khả năng cung cấp cho Ukraine loại pháo khác đã được xem xét, nhưng việc này đòi hỏi quân đội Ukraine phải được huấn luyện lại từ đầu.
Ngoài ra, Kiev cũng đã yêu cầu Paris cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Leclerc. Đây là xe tăng được Pháp phát triển và sản xuất, cũng là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Pháp; có khả năng công thủ toàn diện, vượt xa tính năng các loại xe tăng mà Quân đội Ukraine đang có.
Ngoài ra, Kiev cũng đã yêu cầu Paris cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Leclerc. Đây là xe tăng được Pháp phát triển và sản xuất, cũng là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Pháp; có khả năng công thủ toàn diện, vượt xa tính năng các loại xe tăng mà Quân đội Ukraine đang có.
Theo một số nguồn tin, việc Pháp từ chối viện trợ xe tăng Leclerc cho Ukraine với lý do là khó khăn trong quá trình bảo dưỡng; nhưng theo các nhà phân tích, Quân đội Pháp lo ngại những bí mật của xe tăng rất hiện đại này rơi vào tay Nga, giống như những khẩu pháo Caesar mà Pháp đã viện trợ cho Ukraine, cũng bị quân Nga thu giữ.
Theo một số nguồn tin, việc Pháp từ chối viện trợ xe tăng Leclerc cho Ukraine với lý do là khó khăn trong quá trình bảo dưỡng; nhưng theo các nhà phân tích, Quân đội Pháp lo ngại những bí mật của xe tăng rất hiện đại này rơi vào tay Nga, giống như những khẩu pháo Caesar mà Pháp đã viện trợ cho Ukraine, cũng bị quân Nga thu giữ.

GALLERY MỚI NHẤT