Trước tình hình Chiến tranh Việt Nam có khả năng leo thang, vào năm 1964, Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV), bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch Oplan 34A. Nhằm tiến hành các chiến dịch đặc biệt, bao gồm các hoạt động như tấn công, phá hoại và chiến tranh tâm lý. |
Theo kế hoạch, các toán biệt kích sẽ bí mật thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam để thu thập thông tin tình báo, phá hủy hệ thống đường dây tải điện và những cơ sở hạ tầng công nghiệp, xã hội, tuyên truyền chống chế độ và trong tình huống có cơ hội, kích động các cuộc bạo loạn. |
Khi Lầu Năm Góc tiếp quản nhiệm vụ này, đã có hơn 20 điệp viên được chia thành 5 đội hoạt động. Các nhóm điệp viên của CIA hoạt động tại các địa bàn chiến lược gần biên giới với Lào, gần sát cảng Hải Phòng và phía bắc của khu phi quân sự ngăn cách hai miền Nam-Bắc Việt Nam. |
Để duy hoạt động biệt kích gián điệp, chính quyền ngụy chịu trách nhiệm tuyển dụng, sử dụng các điệp viên. Mỹ đã thành lập nhóm nghiên cứu và quan sát, gọi tắt là MACV-SOG, là lực lượng hoạt động đặc biệt, chịu trách nhiệm điều hành và huấn luyện đào tạo những gián điệp, biệt kích. Lầu Năm Góc cung cấp tài chính để trả lương cho các điệp viên. |
Tổ chức của SOG gồm: Cơ quan cài cắm và chỉ đạo các hoạt động gián điệp biệt kích ở hậu phương Miền Bắc OP34 mật danh Timberwork; Cơ quan hoạt động tình báo quân sự trên biển OP37 mật danh Plowman; Cơ quan tâm lý chiến OP39 mật danh Hulidor; Đơn vị hoạt động thám báo chống phá đường mòn Hồ Chí Minh OP35, mật danh Shinning Brass. |
Trong hoạt động thám báo trên đường mòn Hồ Chí Minh, SOG còn lập ra một số căn cứ hoạt động tiền tiêu, nằm rải rác ở miền Nam Việt Nam để kiểm soát và hỗ trợ các toán biệt kích. Căn cứ quan trọng nhất của SOG là căn cứ tiền tiêu Khâm Đức (Khe Sanh), phụ trách phần lớn các hoạt động biệt kích bên Lào. |
Các điệp viên biệt kích sau khi được đào tạo, Mỹ và ngụy sử dụng các máy bay đặc biệt đổ bộ, nhảy dù xuống gần các địa bàn cần thâm nhập, hoặc đổ bộ bằng máy bay trực thăng. Các hoạt động trên biển, biệt kích được đổ bộ bằng xuồng cao tốc, sau đó chuyển các điệp viên lên bờ bằng các loại thuyền hoặc các tàu dân sự ngụy trang khác. |
Khi hoạt động ở miền Bắc Việt Nam, các cố vấn Mỹ chỉ huy và điều hành các nhóm biệt kích, quân số nhỏ hơn 10 người, tuyển dụng người dân địa phương để hỗ trợ và mở rộng các hoạt động tình báo. Mang theo điện đài đặc biệt, các nhóm gián điệp biệt kích có thể thu xếp để máy bay thả vật tư, hậu cần kỹ thuật hoặc quân tiếp viện. |
Trong năm đầu tiên hoạt động của nhóm gián điệp, biệt kích hoạt động theo kiểu dài hạn, lực lượng an ninh mền Bắc Việt Nam đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ các thành viên được tung ra miền Bắc hoạt động. Ba nhóm được cử đi, có mật danh là Boone, Buffalo và Lotus, không bao giờ có cơ hội để báo cáo về trung tâm. Chiến dịch OPLAN 34A đã thất bại. |
Ba năm sau đó, sau một thời gian dài, cho đến khi Lầu Năm Góc bắt đầu nghi ngờ rằng Hà Nội đã bắt và buộc các nhóm còn lại phải làm việc cho an ninh của ta. Lực lượng công an Miền Bắc Việt Nam đã sử dụng các nhóm này để gửi thông tin sai lệch, giả tạo cho người Mỹ. |
Kể từ đó, chiến dịch Oplan 34A chuyển sang đội biệt kích nhỏ, hoạt động thời gian ngắn, trong khu vực Miền Bắc Việt Nam, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát hiện các các mục tiêu và chỉ điểm cho máy bay Mỹ ném bom, sau đó rút lui ngay mà ít bị phát hiện. |
Các nhóm gián điệp, biệt kích hoạt động ngắn ngày được cho là có hiệu quả hơn hẳn, ít nhất là có người trở về báo cáo (nhưng con số hoàn toàn không được kiểm chứng). Không may là nhân sự của các nhóm biệt kích này cũng có chất lượng không đáng tin cậy, đôi khi không bao giờ đến được mục tiêu, thường chỉ... "báo cáo láo" để lấy thành tích. Bản thân Mỹ, ngụy cũng không có cơ sở cài cắm để có thể kiểm chứng những lời báo cáo này. |
Theo thông tin tình báo, cơ quan OP35, đã tổ chức các nhóm thám báo tiến hành các hoạt động phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh. Các toán thám báo xâm nhập đường mòn phát hiện nhiều mục tiêu của QĐND Việt Nam tại Lào và chỉ điểm cho máy bay đến ném bom. |
Ở Miền Bắc khi ấy có lực lượng cảnh sát kiểm soát chặt chẽ, nơi các đơn vị an ninh có thể dễ dàng phát hiện những điệp viên đang hoạt động. Các điệp viên, biệt kích ngụy cố gắng hòa vào dân cư để giấu mình và tìm kiếm, mua chuộc kẻ nội ứng nhưng thường nhanh chóng bị phát hiện và bắt giữ. |
Nhận thức được sự nguy hiểm của thám báo trên đường mòn Hồ Chí Minh, các đơn vị quân đội Miền Bắc đã tổ chức các đội đặc công tìm và diệt thám báo. Các đơn vị này đã quyết liệt truy đuổi và tiêu diệt hầu hết các nhóm biệt kích địch cho đến năm 1972. |
Từ năm 1961 đến 1975, theo con số thống kê của ta, quân đội Việt Nam đã bắt, diệt, truy lùng, đánh tan 166 toán gián điệp, biệt kích xâm nhập bằng đường không, đường bộ, vượt giới tuyến và đường biển, bắt và diệt 1.027 điệp viên tình báo của đối phương, thu hơn 100 tấn vũ khí và phương tiện hoạt động. Nguồn ảnh: TL. |
Cựu lính tình báo Mỹ vẫn hoang mang, thắc mắc về sự thất bại của mình trong Chiến tranh Việt Nam.