Số phận nghiệt ngã của vị phi tử cuối cùng trong cung Càn Long

Vốn dĩ là họ hàng của Phú Sát Hoàng Hậu mà vua Càn Long sủng ái nhất nhưng cuộc đời của vị phi tử cuối cùng trong hậu cung Càn Long này còn bi thảm hơn cả Phú Sát Hoàng Hậu.

Cùng với trào lưu phim cung đấu ngày càng hot, triều Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc cũng được thể hiện trước mặt mọi người một cách khá chân thực. Điều khiến mọi người hứng thú nhất chính là hậu cung 3000 giai lệ của hoàng đế, nhưng thực tế trong hoàng cung luôn có chế độ tuyển phi vô cùng nghiêm ngặt. Thông thường có thể vào cung trở thành cung nữ, cho dù là thân thế hay ngoại hình nhan sắc đều có tiêu chuẩn tuyển chọn vô cùng khắt khe. Có một nữ tử như thế này, nàng 13 tuổi vào cung tuyển tú, bị ép phải gả cho vị hoàng đế đã 88 tuổi, tuy là phi tử nhưng sau khi qua đời lại bị an táng ở mồ chôn tập thể, rốt cuộc vì sao lại vậy?

So phan nghiet nga cua vi phi tu cuoi cung trong cung Can Long

Hóa ra nữ tử bất hạnh ấy là Tấn Phi Phú Sát Thị, nàng là phi tử cuối cùng được Càn Long sắc phong, nàng và vị hoàng hậu đầu tiên của Càn Long là người trong cùng một gia tộc, vì thế dựa theo vai vế thì nàng là cháu gái họ của Phú Sát Hoàng hậu. Nhưng theo lý mà nói, nếu có Phú Sát Hoàng Hậu bảo hộ thì ít nhất nàng cũng có thể có được sự sủng ái của hoàng đế đương triều, nhưng kỳ lạ là khi hoàng đế lần đầu tiên nhìn thấy nàng đã đem nàng dâng cho Thái Thượng Hoàng khi ấy đã 88 tuổi – Càn Long. Cho dù Phú Sát Thị không hề muốn nhưng nàng không thể phản đối được thánh chỉ của hoàng đế, đành phải lãng phí thanh xuân bên một ông già. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Càn Long đã qua đời, Phú Sát Thị 14 tuổi đã trở thành quả phụ.

So phan nghiet nga cua vi phi tu cuoi cung trong cung Can Long-Hinh-2

Cuối cùng, vua Gia Khánh cũng qua đời, đến lúc này, phi tử còn sống trong thời Càn Long chỉ còn lại duy nhất một mình nàng. Đồng thời nàng cũng trở thành nữ tử có vai vế cao nhất trong hậu cung khi ấy, được vua Đạo Quang phong làm “Hoàng Tổ Tấn Phi”, danh hiệu này nghe có vẻ tôn quý nhưng đã thủ quả nhiều năm nên nàng cũng vô cùng đau khổ. Sau khi được sắc phong danh hiệu này thì cũng qua đời trong đau khổ ở tuổi 35.

So phan nghiet nga cua vi phi tu cuoi cung trong cung Can Long-Hinh-3

Sau khi nàng qua đời, theo quy định triều Thanh, đáng lẽ nàng được an táng trong khu mộ trực thuộc lăng Càn Long, nhưng Càn Long có vô số phi tần, vì thế bất đắc dĩ phải an táng vào trong khu mộ tập thể. Quả thực chỉ có thể thở dài tiếc nuối cho số phận của một phi tử trẻ trung, bị chôn vùi thanh xuân trong chốn hậu cung, đến cuối đời cũng không được một ngày vui vẻ.

Chơi cờ thắng bị Càn Long đe dọa đòi lấy mạng, Lưu Dung nói gì khiến vua tha?

Xưa kia, trong một lần lỡ đánh thắng cờ mà Lưu Dung khiến Càn Long vô cùng tức giận, thậm chí còn dọa giết. Lưu Dung đã đối đáp khôn ngoan để bảo toàn tính mạng cho mình.

"Ở cạnh vua như ở cạnh hổ" là một chân lý không thể thay đổi trong tất cả triều đại phong kiến Trung Hoa xưa. Quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế nên có thể tùy ý phế truất bất cứ ai, ngay cả những triều thần làm việc chăm chỉ cũng cần phải thận trọng trong lời nói và việc làm trước mặt Hoàng đế.

Chơi cờ thắng bị Càn Long đe dọa đòi lấy mạng

Xưa kia, trong một lần lỡ đánh thắng cờ mà Lưu Dung khiến Càn Long vô cùng tức giận, thậm chí còn dọa giết. Lưu Dung đã đối đáp bằng một câu trả lời khôn ngoan để bảo toàn tính mạng cho mình.

"Ở cạnh vua như ở cạnh hổ" là một chân lý không thể thay đổi trong tất cả triều đại phong kiến Trung Hoa xưa. Quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế nên có thể tùy ý phế truất bất cứ ai, ngay cả những triều thần làm việc chăm chỉ cũng cần phải thận trọng trong lời nói và việc làm trước mặt Hoàng đế.

Sự thật về mối quan hệ giữa Càn Long và Nhàn Phi

Trong phim Hậu cung Như Ý truyện, mối quan hệ giữa Càn Long và Nhàn Phi rất thân thiết nhưng trong lịch sử thì hoàn toàn không phải như vậy.

Trong bộ phim Hậu cung Như Ý truyện, Càn Long và Nhàn Phi là một đôi trai tài gái sắc, tình ý sâu đậm. Thậm chí, Càn Long lúc còn là Bảo thân vương Hoằng Lịch đã nhắm vị trí Đích phúc tấn cho Nhàn Phi, nhưng bị Hoàng đế Ung Chính (cha của Càn Long) cản trở nên Nhàn Phi chỉ đành chịu ủy khuất làm Trắc phúc tấn.

Khi lên ngôi Hoàng đế, Càn Long cũng chỉ có thể lập thanh mai trúc mã của mình làm phi, dưới Hoàng hậu và Quý phi. Dù biết Nhàn Phi bị bày mưu hãm hại, phải vào lãnh cung 3 năm nhưng Càn Long chưa một ngày nào là không ngày nhớ đêm mong, chờ thời cơ đưa Nhàn Phi quay trở lại bên mình. Khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, Càn Long tổ chức lễ sắc phong hoàng hậu cho Nhàn Phi vô cùng long trọng.

Tin mới