Mức lương khủng của Chủ tịch các doanh nghiệp trong rổ VN30

(Vietnamdaily) - Thay vì nhận về hàng tỷ đồng lương thưởng, một số Chủ tịch doanh nghiệp trong rổ VN30 quyết định không nhận đồng nào, thu nhập của họ đến từ các quyền lợi ưu đãi khác của công ty như ESOP hay cổ tức.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – Mã: BCM) nhận về 2,4 tỷ đồng tiền lương cho năm 2023. Cộng với mức thưởng 1,2 tỷ đồng, tổng thu nhập của doanh nhân này là 3,6 tỷ.

Đối với Tập đoàn Bảo Việt (Mã: BVH), các thành viên HĐQT cũng như Chủ tịch đều nhận mức thù lao như nhau, ở mức 240 triệu đồng.

CTCP FPT (Mã: FPT) là tập đoàn công nghệ lớn nhất đang niêm yết trên sàn. Ông Trương Gia Bình hiện đang là Chủ tịch HĐQT. Báo cáo tài chính đã kiểm toán cho thấy ông Bình không nhận đồng thù lao nào trong năm 2023, các năm trước cũng tương tự. Tuy nhiên, thu nhập của các lãnh đạo FPT không chỉ đến từ thù lao, các nhân vật này còn nhận quyền mua ESOP với giá “rẻ như cho” cộng với những lần chia cổ tức.

Tính đến ngày 12/6/2024, ông Bình đang là cổ đông cá nhân lớn nhất tại FPT với số lượng nắm giữ hơn 88,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ nắm giữ là 6,08% vốn điều lệ. Tạm tính với thị giá cổ phiếu FPT hiện tại khoảng 128.600 đồng/cp, ông Bình đang nắm trong tay khoảng 11.400 tỷ đồng.

Con số này chưa bao gồm kế hoạch chia cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 20:3 và chia cổ tức còn lại của năm 2023 với 1.000 đồng/cp.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS – Mã: GAS) trong năm 2023 nhận về hơn 1,8 tỷ đồng thù lao.

Ông Trần Công Kha hiện đang là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR). Năm ngoái, ông Kha nhận về hơn 1 tỷ đồng thù lao, con số này chiếm 1/6 tổng thu nhập của HĐQT (tổng 9 người).

Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang là tập đoàn sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch tập đoàn cũng đang là một trong số ít tỷ phú Việt. Báo cáo đã kiểm toán năm 2023 không công bố số tiền mà vị chủ tịch này nhận được, chỉ thể hiện toàn bộ HĐQT nhận về tiền lương thưởng hơn 66 tỷ đồng, trong khi năm 2022 “cắt giảm” về 0 đồng do bối cảnh khó khăn chung của ngành thép.

Cũng như ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Trần Đình Long có khối tài sản đồ sộ là nhờ vào số lượng cổ phiếu HPG nắm giữ. Tính đến 23/5, ông Long nắm hơn 1,65 tỷ cổ phiếu HPG, tương ứng giá trị thị trường khoảng 46.700 tỷ đồng và trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán.

Một tỷ phú khác là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch của Tập đoàn Masan (Mã: MSN). Năm vừa rồi, tất cả các thành viên HĐQT đều không nhận thù lao, duy nhất ông Danny Le, Tổng Giám đốc là nhận về gần 15 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN, nhưng đại gia gốc Quảng Trị đang gián tiếp nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu MSN thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương, tương đương gần 45% cổ phần Masan. Ông Quang cũng nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu Techcombank (TCB) - ngân hàng do tỷ phú Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch. Ngoài ra, ông Quang còn trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Tầm nhìn Masan... Điều này đã giúp khối tài sản của ông Quang lên tới hơn 1 tỷ USD, góp mặt trong giới tỷ phú thế giới theo bình chọn của Forbes.

Muc luong khung cua Chu tich cac doanh nghiep trong ro VN30
6 tỷ phú Việt Nam và hiện cả 6 người đang là Chủ tịch của các tập đoàn kinh tế lớn.  

Tương tự, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài của chuỗi bán lẻ CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mã: MWG) cũng không nhận lương thưởng trong năm 2023.

Chủ tịch HĐQT MWG từng cho hay, lương không phải mục tiêu của các lãnh đạo cấp cao, nếu MWG thành công, họ sẽ nhận về phần chia sẻ tương xứng, chẳng hạn như ESOP.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – Mã: PLX) đang là doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam. Chủ tịch HĐQT hiện tại là ông Phạm Văn Thanh. Công ty này không công bố chi tiết lương thưởng của ban lãnh đạo, chỉ cho hay năm 2023, 8 nhân sự trong HĐQT nhận về 9,6 tỷ đồng thù lao, tăng 32% so với năm trước đó.

Ông Hoàng Văn Quang, Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power – Mã: POW) nhận về hơn 440 triệu đồng trong năm 2023, chỉ chiếm 7% tổng thu nhập của dàn HĐQT. Người nhận về thu nhập cao nhất trong HĐQT cũng chưa đến 1 tỷ đồng.

Ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – Mã: SAB) cũng không nhận về lương thưởng trong năm 2023, điều này đã duy trì từ lúc 2018 đến nay – thời điểm doanh nghiệp bia về tay người Thái.

Đối với Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC), tỷ phú Phạm Nhật Vượng không nhận về lương thưởng thù lao. Trong khi các Phó Chủ tịch và Thành viên HĐQT nhận về 1 tỷ - 2,7 tỷ đồng cho năm 2023. Tổng số tiền mà Vingroup đã chi cho thù lao các nhân sự trong HĐQT là 11,5 tỷ đồng.

Công ty thành viên trong nhóm của Vingroup là Vinhomes (Mã: VHM) năm 2023 đã trả cho Chủ tịch Phạm Thiếu Hoa gần 6,4 tỷ đồng tiền thù lao, tăng 2,4 tỷ đồng so với năm 2022.

Trong khi đó, bà Thái Thị Thanh Hải, Chủ tịch của Vincom Retail (Mã: VRE) không nhận lương thưởng từ công ty.

Năm 2023, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã nhận về 988 triệu đồng từ Hãng hàng không Vietjet (Mã: VJC). 8 thành viên HĐQT còn lại nhận mức thù lao dao động 700 triệu đồng – 1,1 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Vinamilk (Mã: VNM) là ông Nguyễn Hạnh Phúc. Năm ngoái, ông Phúc nhận về 3,1 tỷ đồng, tăng 82% so với năm 2022. Đây cũng là mức thù lao cao nhất trong dàn HĐQT.

Đối với nhóm ngân hàng, các vị Chủ tịch cũng nhận về mức lương thưởng khác nhau và có sự phân hóa.

Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Ngân hàng MBBank (Mã: MBB) nhận về hơn 1,9 tỷ đồng lương thưởng năm 2023, trong khi năm trước đó không nhận.

Người đứng đầu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – Mã: CTG) là ông Trần Minh Bình. Năm 2023, doanh nhân này nhận về gần 2,5 tỷ đồng tiền thù lao, cao nhất trong dàn ban lãnh đạo nhà băng này.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID) năm vừa qua nhận về gần 2,5 tỷ đồng tiền thù lao, con số này chỉ xếp sau mức 4 tỷ đồng của Ủy viên HĐQT là ông Yoo Je Bong.

Ông Kim Byoungho, Chủ tịch Ngân hàng HDBank (Mã: HDB) nhận về tới gần 5,2 tỷ đồng tiền thù lao trong năm 2023, gấp 4 lần con số mà ông nhận về trong năm trước đó. Số tiền vị lãnh đạo này có được chiếm tới 1/3 tổng số tiền mà HDBank trả cho các thành viên trong HĐQT.

Năm ngoái, nhà băng này ghi nhận kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay với lợi nhuận trước thuế đạt 13.017 tỷ đồng - nối dài thập kỷ tăng trưởng cao và liên tục trong ngành ngân hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến dàn lãnh đạo được lương thưởng cao hơn năm 2022.

Phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Mã: SHB) cũng không công bố chi tiết con số lương thưởng của từng lãnh đạo, chỉ biết tổng thu nhập năm vừa rồi của HĐQT là 14 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhà băng này chi nhiều tiền cho ban tổng giám đốc với hơn 22 tỷ đồng cho năm 2023.

Chủ tịch của Ngân hàng SeABank (Mã: SSB) là bà Nguyễn Thị Nga. Bà Nga cũng đồng thời đang là Chủ tịch Tập đoàn BRG. Năm 2023 bà Nga đã nhận về 6 tỷ đồng tiền thù lao từ SeABank, cao nhất trong dàn HĐQT.

Tại Sacombank (Mã: STB), ông Dương Công Minh đang là Chủ tịch HĐQT và đã nhận về 8,6 tỷ đồng tiền thù lao, cao nhất trong dàn lãnh đạo. Con số này bỏ xa người xếp thứ 2 là 5,6 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán duy nhất góp mặt trong rổ VN30 là Chứng khoán SSI. Hiện người đứng đầu của công ty chứng khoán này là ông Nguyễn Duy Hưng. Ông Hưng cũng không nhận về thù lao trong năm 2023.

Thiên Nam Group 'thắt lưng buộc bụng', dừng chia cổ tức 2 năm

(Vietnamdaily) - Đối mặt với tình hình kinh doanh khó khăn, Thiên Nam Group (TNA) đã đưa ra quyết định cắt giảm mục tiêu lợi nhuận và tạm dừng chia cổ tức trong hai năm để tập trung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Thien Nam Group 'that lung buoc bung', dung chia co tuc 2 nam
Thiên Nam Group đặt mục tiêu lãi năm 2024 chỉ 1 tỷ đồng 

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Thiên Nam Group (TNA) vừa qua đã hé lộ một bức tranh kinh doanh đầy thách thức. Không chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2023 không như kỳ vọng, TNA còn đưa ra dự báo kém khả quan cho năm 2024 và quyết định không chia cổ tức trong hai năm liên tiếp.

Năm 2023 đã chứng kiến sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh của TNA. Doanh thu chỉ đạt 4.691 tỷ đồng, thấp hơn 20% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế cũng chỉ vỏn vẹn 3,8 tỷ đồng, bằng chưa đầy 5% mục tiêu 81,7 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, tình hình dường như không có nhiều khởi sắc. Kế hoạch kinh doanh được TNA thông qua tại Đại hội đồng cổ đông cho thấy doanh thu dự kiến giảm đến 68,5% xuống còn 1.479 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng được dự báo giảm sâu 73,7%, chỉ còn 1 tỷ đồng.

Không chỉ đối mặt với khó khăn về kinh doanh, TNA cũng không thể thực hiện kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông trong hai năm 2022 và 2023. Mặc dù trước đó đã có kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, nhưng công ty đã phải hủy bỏ do tình hình tài chính không thuận lợi.

Lý giải về vấn đề này, đại diện TNA cho biết nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn chung về dòng tiền, và công ty đang ưu tiên tập trung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi để vượt qua giai đoạn thách thức này.

Trước tình hình khó khăn, TNA đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức này. Công ty sẽ tập trung vào kinh doanh sắt thép trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thép dự ứng lực nội địa.

Bên cạnh đó, TNA cũng sẽ đầu tư nâng cấp dịch vụ văn phòng cho thuê, mở rộng diện tích và đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng.

Một điểm sáng trong bức tranh kinh doanh ảm đạm của TNA là khoản đầu tư 120 tỷ đồng vào CTCP Phát triển Nhà Vũng Tàu, qua đó gián tiếp tham gia vào dự án Vũng Tàu House. Dự án này được kỳ vọng sẽ mang lại những tín hiệu tích cực cho TNA trong tương lai. Hiện dự án đã hoàn thiện khung pháp lý và dự kiến triển khai trong 60 tháng.

Kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024 của tập đoàn ghi nhận doanh thu chỉ đạt 125,79 tỷ đồng, giảm mạnh 90,9% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng ghi nhận khoản lỗ 8,03 tỷ đồng, trái ngược với mức lãi 2,59 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Thế lực từ cường quốc châu Âu tới Trung Quốc với thái độ kẻ cả, nhà Minh hai lần thủy chiến

Thế lực từ cường quốc châu Âu tới Trung Quốc với thái độ kẻ cả, nhà Minh hai lần thủy chiến

Trong thời kỳ châu Âu khám phá thế giới (thế kỷ 15 - 17), các chính phủ châu Âu ủy quyền cho các đoàn thám hiểm, các đội tàu buôn nhằm xâm chiếm thuộc địa, thiết lập giao thương với thế giới bên ngoài. Đầu thế kỷ 16, những đội tàu buôn Bồ Đào Nha đầu tiên tới Trung Quốc, cuối cùng dẫn đến những cuộc đụng độ.

Cuộc đụng độ giữa quân đội nhà Minh và các thương nhân Bồ Đào Nha là lần đầu tiên Trung Quốc chạm trán với người đến từ cường quốc châu Âu kể từ thời kỳ thuốc súng được sử dụng rộng rãi. Ảnh minh họa.