Sở Xây Dựng Hà Nội thông tin việc chặt hạ hơn 1.300 cây xanh

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Sở Xây Dựng Hà Nội vừa có trả lời chính thức về thông tin chặt hạ, dịch chuyển, cắt tỉa hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội).

Sở Xây Dựng Hà Nội thông tin việc chặt hạ hơn 1.300 cây xanh
Liên quan đến thông tin hơn 1.300 cây xanh dọc hai bên đường Phạm Văn Đồng (từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long) bị chặt hạ, dịch chuyển, cắt tỉa để phục vụ việc thi công dự án mở rộng đường vành đai 3 gây xôn xao dư luận, chiều 6/6, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội – Lê Văn Dục đã thông tin chính thức về việc này.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, tuyến đường Vành đai 3 là trục giao thông huyết mạch của Hà Nội. Tuyến đường được xây dựng và mở rộng theo quy hoạch, đoạn đường Phạm Văn Đồng (từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long) nay vẫn là đường cũ, mặt cắt ngang từ 23m đến 25m với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, các nút giao thông đồng mức, mật độ xe lưu thông dày đặc với lưu lượng xe thuộc loại cao nhất của Hà Nội. Đặc biệt, hệ thống giao thông trên đoạn đường cũng đã cũ, các điểm giao đồng mức, dân cư ngày càng cao nên tuyến đường thuộc một trong những tuyến quá tải, thường xuyên ùn tắc (tại các điểm giao Hoàng Quốc Việt, đường ngang Học viện Tài chính, và đáng ngại hơn cả là các đường ngang Tân Xuân, Cổ Nhuế, Công viên Hòa Bình…).
So Xay Dung Ha Noi thong tin viec chat ha hon 1.300 cay xanh
 Lãnh đạo Sở Xây Dựng Hà Nội thông tin với báo giới về việc chặt hạ, dịch chuyển, cắt tỉa hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội
Ông Dục cho hay, Hà Nội không có chủ trương về giải tỏa, thay thế 4.000 cây xà cừ trong các quận nội thành Hà Nội như thông tin được đăng tải trên một số tờ báo. “Việc dịch chuyển, giải tỏa hơn 1.300 cây xanh, phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng thuộc Vành đai 3, số liệu dịch chuyển giải tỏa cây xanh trên tuyến đường đến nay mới là phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư dự án đưa ra”, lãnh đạo Sở Xây Dựng Hà Nội thông tin.
Theo thống kê có 986 cây xà cừ, trong đó nhóm cây có đường 80 cm -1,2m có tuổi trung bình từ 56 đến 60 tuổi, nhóm này chỉ chiếm 10%, tập trung cuối đường Phạm Văn Đồng. Nhóm thứ hai trồng từ năm 1985 có 32 tuổi chiếm 90% đường kính từ 40- 50cm. Cây lớn nhất có đường kính 57cm. “Chúng tôi sẽ ưu tiên đánh chuyển những cây tái sử dụng được thân thẳng, tán đẹp di chuyển về nuôi dưỡng. Không có chuyện thành phố quyết chặt hạ cả nghìn cây xanh mà Sở Xây dựng cùng các Sở, ngành và các chuyên gia khi chặt hạ một cây phải xem xét hết sức kỹ. Những cây đẹp sẽ được đánh bốc đưa về khu 6,5ha Vành đai 3 và công viên Yên Sở sau đó tái sử dụng”, ông Dục cho hay.
So Xay Dung Ha Noi thong tin viec chat ha hon 1.300 cay xanh-Hinh-2
 Hàng cây xanh dọc hai bên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội).
Theo phương án do đơn vị tư vấn là Tổng công ty tư vấn Giao thông vận tải TEDI (Bộ GTVT) lập, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội thống nhất, phương án dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa cây xanh trên tuyến đường này với tổng số 1.315 cây xanh, trong đó,giữ nguyên vị trí 142 cây (các cây xà cừ, cây sấu, cây phượng, hoa sữa, bằng lăng); dịch chuyển 158 cây (gồm các chủng loại: Xà cừ, sấu, hoa sữa, bằng lăng, phượng, muồng, đa, lộc vừng, chẹo, si, lát, sưa, xoài, móng bò); Cây xanh phải giải tỏa, chặt hạ bất khả kháng là 1.015 cây (xà cừ, bàng, cau vua, keo, trứng cá, xoan, bạch đàn, vông gai, cau ta, nhãn, sung, dướng, muỗm) để phục vụ dự án thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng.

Chặt cây xanh HN: Khi dân không được hỏi, được bàn

(Kiến Thức) - Nhân chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội, nghĩ đến câu khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Chặt cây xanh HN: Khi dân không được hỏi, được bàn
Chat cay xanh HN: Khi dan khong duoc hoi, duoc ban
 
Ý nghĩa sâu xa của câu khẩu hiệu, ai ai cũng biết bởi nó thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta, một nhà nước do dân vì dân và dĩ nhiên là của dân. Nhưng trước những diễn biến của vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, ngẫm lại bỗng thấy, trong trường hợp này, dường như nó chỉ là câu khẩu hiệu suông. Những thông tin đã phát lộ chứng minh cho điều vừa nói là có cơ sở. Một đề án - thực ra là dự án vì nó đã được thực thi rồi - ảnh hưởng lớn đến cộng đồng xã hội như thế mà người dân không hề hay biết chứ chưa nói là được bàn, được kiểm tra.

Đến lượt TP Cẩm Phả chặt hạ thay thế 8.000 cây xanh

(Kiến Thức) - Việc TP Cẩm Phả chặt hạ, thay thế 8.000 cây xanh khiến dư luận địa phương có nhiều ý kiến trái chiều...

Đến lượt TP Cẩm Phả chặt hạ thay thế 8.000 cây xanh
Den luot TP Cam Pha chat ha thay the 8.000 cay xanh
 Trao đổi với PV Kiến Thức chiều ngày 19/4, PCT UBND TP Cẩm Phả ông Phạm Ngọc Vinh cho biết, TP Cẩm Phả chặt hạ, thay thế 8.000 cây xanh đô thị trên 4 tuyến phố chính.
Den luot TP Cam Pha chat ha thay the 8.000 cay xanh-Hinh-2
 “Thành phố Cẩm Phả được Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại 2 từ tháng 2/2015. Đô thị loại 2 phải đáp ứng đủ các tiêu chí như cây xanh, vỉa hè, lòng đường...Trước đây, cây xanh trên các tuyến phố đủ các chủng loại như hoa sữa, gạo gai, bằng lăng, cây bàng. Với quyết tâm cao, cuối năm 2015, UBND TP có chủ trương thay thế cây xanh trên 4 tuyến phố. Đây là dự án nằm trong 24 dự án được Chủ tịch tỉnh chấp thuận với chi phí khoảng hơn 10 tỷ đồng. Trong đó có cả vốn xã hội hóa”, ông Phạm Ngọc Vinh thông tin.

Điều tra vụ nhiều cây xanh bị đầu độc ở Sài Gòn

 Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa có văn bản đề nghị UBND TP điều tra, xử lý nghiêm một số vụ xâm hại cây xanh xảy ra trên địa bàn.

Điều tra vụ nhiều cây xanh bị đầu độc ở Sài Gòn
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa có văn bản đề nghị UBND TP điều tra, xử lý nghiêm một số vụ xâm hại cây xanh xảy ra trên địa bàn. Thông tin trên được lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP HCM phát đi ngày 29/4. Như báo Người lao động đưa tin ngày 21/4, thời gian qua, tình trạng xâm hại cây xanh diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp như đốn hạ trái phép, chặt ngang thân hoặc sử dụng hóa chất để đầu độc cây xanh.
Dieu tra vu nhieu cay xanh bi dau doc o Sai Gon
6 cây keo tây trên đường Trường Sơn, quận Tân Bình, TP HCM đang xanh tốt bỗng trụi lá rồi chết dần nghi bị đầu độc bằng hóa chất . 
Gần nhất là vụ 6 cây keo tây liền kề trên đường Trường Sơn, quận Tân Bình đang phát triển tốt thì đến giữa tháng 3 đồng loạt rụng lá, chết dần, trong khi các cây lân cận trên tuyến đường vẫn bình thường. Qua kiểm tra, phát hiện dưới các gốc cây này có mùi hóa chất lạ, đồng thời, cỏ trồng xung quanh bị héo, chết. Ngoài ra, còn một số vụ khác như 2 cây trên đường Cách mạng Tháng Tám (quận 10) bị chặt sát gốc. Cây sọ khỉ trên đường Tân Quý, phường Tân Quý (quận Tân Phú) bị đốn hạ trái phép, sau đó tự tái lập lại vỉa hè để xóa dấu tích. Cây dầu trên đường Hòa Hảo, phường 7 (quận 11) đột ngột héo lá, 2 cây lim sét trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền (quận 2) bị xuống lá đột ngột, có dấu hiệu bị xâm hại. Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đã đề nghị quận 1 và quận Tân Bình chỉ đạo các cơ quan thuộc thẩm quyền hỗ trợ điều tra nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả điều tra, xử lý từ các cơ quan chức năng. Theo đó, để bảo vệ cây xanh, Sở Giao thông Vận tải thành phố kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ điều tra, xử lý nghiêm các vụ cây chết. Đồng thời, sở này đề nghị UBND các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết và cùng tham gia bảo vệ cây xanh.

Tin mới