Sóc Trăng: Cá voi mắc cạn, chết vì kiệt sức

Con cá voi (còn gọi là cá ông) bị mắc cạn tại bờ biển phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã chết vào tối 11/10 do kiệt sức.

 Sóc Trăng: Cá voi mắc cạn, chết vì kiệt sức

Trước đó, theo TTXVN, vào sáng 11/10, trong lúc ra biển đánh bắt thủy hải sản tại bãi biển thuộc khóm Sân Chim, nhiều ngư dân đã phát hiện một con cá voi dài gần 13 m, ngang gần 2 m, nặng khoảng trên 10 tấn, đang mắc cạn cách bờ khoảng 3 km. Ngay sau đó, người dân đã báo với các ngành chức năng địa phương và nhanh chóng dựng lều bạt che nắng cho cá.

Người dân địa phương căng lều bạt che nắng cho cá voi.
Người dân địa phương căng lều bạt che nắng cho cá voi.
Do không thể giải cứu được cá voi vì nước triều xuống nên cá voi đã chết vì kiệt sức.

Theo người dân địa phương, đây là lần đầu tiên có hiện tượng cá voi bị mắc cạn vì thủy triều như vậy. Xác của cá voi sẽ được ngư dân đưa về ngôi chùa tại địa phương để an táng và chôn cất theo phong tục địa phương.

Ảnh hiếm cá voi sát thủ tấn công cá heo

Ảnh hiếm cá voi sát thủ tấn công cá heo
Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).
 Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).

Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
 Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
“Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.
 “Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.

Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.
 Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.

“Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.
 “Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.

“Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.
 “Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.

Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…
 Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…

Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.
 Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.

Kỳ lạ cá voi sát thủ kiếm ăn nuôi con tật nguyền

Kỳ lạ cá voi sát thủ kiếm ăn nuôi con tật nguyền
Chú cá voi tật nguyền mất vây lưng và vây ngực phía bên phải nên không có khả năng săn mồi. Nó có thể đã chết nếu như không có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chia cho ít thức ăn.
 Chú cá voi tật nguyền mất vây lưng và vây ngực phía bên phải nên không có khả năng săn mồi. Nó có thể đã chết nếu như không có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chia cho ít thức ăn.

Nhiếp ảnh gia Rainer Schimpf chụp được hình các thành viên gia đình chăm sóc tử tế chú cá voi tật nguyền mà không bỏ rơi nó.
 Nhiếp ảnh gia Rainer Schimpf chụp được hình các thành viên gia đình chăm sóc tử tế chú cá voi tật nguyền mà không bỏ rơi nó.

Đây là một trong số rất ít trường hợp cá voi sát thủ tận tình chăm sóc đồng loại không có khả năng săn mồi. Nó thể hiện loài động vật ăn thịt kinh khủng này cũng có tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau.
 Đây là một trong số rất ít trường hợp cá voi sát thủ tận tình chăm sóc đồng loại không có khả năng săn mồi. Nó thể hiện loài động vật ăn thịt kinh khủng này cũng có tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau.

"Những thành viên trong gia đình cá voi chăm sóc con vật không có hai vây cho thấy động vật có vú này không chỉ là cỗ máy giết người tàn nhẫn mà cũng có tình cảm, biết quan tâm và chăm sóc cho các thành viên khuyết tật", nhiếp ảnh gia Schimpf cho hay.
 "Những thành viên trong gia đình cá voi chăm sóc con vật không có hai vây cho thấy động vật có vú này không chỉ là cỗ máy giết người tàn nhẫn mà cũng có tình cảm, biết quan tâm và chăm sóc cho các thành viên khuyết tật", nhiếp ảnh gia Schimpf cho hay.

Ông Schimpf chụp được ảnh con vật đặc biệt này khi theo dõi, quan sát 7 "cỗ máy giết người" cùng săn một con cá voi lưng xám Bryde dài 15m và trọng lượng khoảng 15 tấn.
 Ông Schimpf chụp được ảnh con vật đặc biệt này khi theo dõi, quan sát 7 "cỗ máy giết người" cùng săn một con cá voi lưng xám Bryde dài 15m và trọng lượng khoảng 15 tấn.

Chú cá voi tật nguyền này đo cùng các thành viên khác trong gia đình đứng ngoài xem quá trình săn mồi.
 Chú cá voi tật nguyền này đo cùng các thành viên khác trong gia đình đứng ngoài xem quá trình săn mồi.

Cá voi sát thủ là loài động vật săn mồi và giết các loài cá voi lớn hơn để ăn thịt.
 Cá voi sát thủ là loài động vật săn mồi và giết các loài cá voi lớn hơn để ăn thịt.

Đây là trường hợp cá voi sát thủ tật nguyền thứ hai được phát hiện kể từ năm 1996. Khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một con thiếu mất đuôi và một phần của vây lưng. Họ cho rằng, nó bị như vậy là do vướng vào cánh quạt thuyền.
 Đây là trường hợp cá voi sát thủ tật nguyền thứ hai được phát hiện kể từ năm 1996. Khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một con thiếu mất đuôi và một phần của vây lưng. Họ cho rằng, nó bị như vậy là do vướng vào cánh quạt thuyền.

Sau một thời gian dài người ta không nhìn thấy và cho rằng nó đã chết. Nhưng 7 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa.
 Sau một thời gian dài người ta không nhìn thấy và cho rằng đã chết. Nhưng 7 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa.

Con cá voi sát thủ tật nguyền đó được nhìn thấy lần cuối ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia vào năm 2008.
 Con cá voi sát thủ tật nguyền đó được nhìn thấy lần cuối ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia vào năm 2008.

Những chú mèo VIP có lượng fan "khủng"

(Kiến Thức) - Mèo tuyết Snoopy, mèo “cướp biển một mắt”, mèo ngồi như người… thu hút lượng lớn fan hâm mộ không khác gì người nổi tiếng.

Những chú mèo VIP có lượng fan "khủng"
Chú mèo tuyết Snoopy gây chú ý bởi vẻ ngoài mập mạp cực đáng yêu, bộ lông trắng tinh mềm mại. Những bức hình của Snoopy được chia sẻ trên Internet đã thu hút 275.000 người theo dõi trên Weibo, có 19.000 fan trên Instagram và Facebook nói riêng.
 Chú mèo tuyết Snoopy gây chú ý bởi vẻ ngoài mập mạp cực đáng yêu, bộ lông trắng tinh mềm mại. Những bức hình của Snoopy được chia sẻ trên Internet đã thu hút 275.000 người theo dõi trên Weibo, có 19.000 fan trên Instagram và Facebook nói riêng.
Với khuôn mặt phúng phính, đôi tai ngắn cúp chặt và tư thế ngồi như người, mèo Niki trở thành “ngôi sao” lớn trong cộng đồng mạng. Ngay từ khi chào đời, Niki đã có dáng ngồi vô cùng bệ vệ và độc đáo này. Đặc biệt, chú mèo này cũng rất chịu “làm dáng” khi ngoan ngoãn mặc những bộ quần áo thời trang để tạo dáng chụp ảnh.
Với khuôn mặt phúng phính, đôi tai ngắn cúp chặt và tư thế ngồi như người, mèo Niki trở thành “ngôi sao” lớn trong cộng đồng mạng. Ngay từ khi chào đời, Niki đã có dáng ngồi vô cùng bệ vệ và độc đáo này. Đặc biệt, chú mèo này cũng rất chịu “làm dáng” khi ngoan ngoãn mặc những bộ quần áo thời trang để tạo dáng chụp ảnh. 

Tin mới