Soi căn hầm dành cho khách VIP thời chống Mỹ ở Hà Nội

Soi căn hầm dành cho khách VIP thời chống Mỹ ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới từng lưu lại hầm trú ẩn của khách sạn Metropole Hà Nội. Đáng chú ý nhất trong số đó là nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda, người có chuyến thăm kéo dài hai tuần ở Hà Nội năm 1972.

Xem toàn bộ ảnh
Khai trương năm 1901, Sofitel Legend Metropole Hà Nội là khách sạn lâu đời và sang trọng bậc nhất Thủ đô. Ngày nay, khách sạn này còn là nơi lưu giữ một khu  hầm trú ẩn - di tích lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khai trương năm 1901, Sofitel Legend Metropole Hà Nội là khách sạn lâu đời và sang trọng bậc nhất Thủ đô. Ngày nay, khách sạn này còn là nơi lưu giữ một khu hầm trú ẩn - di tích lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khu hầm có lối xuống nằm cạnh bể bơi của khách sạn hiện tại. Đây là nơi trú bom của du khách và nhân viên khách sạn trong giai đoạn từ khoảng cuối những năm 1960 đến mùa Đông năm 1972.
Khu hầm có lối xuống nằm cạnh bể bơi của khách sạn hiện tại. Đây là nơi trú bom của du khách và nhân viên khách sạn trong giai đoạn từ khoảng cuối những năm 1960 đến mùa Đông năm 1972.
Toàn bộ khu hầm rộng 40m2, chia làm 6 phòng, sức chứa khoảng 15 - 20 người. Nằm sâu dưới lòng đất, hầm có khả năng chịu được sự công phá từ những quả bom hạng nặng từ máy bay Mỹ.
Toàn bộ khu hầm rộng 40m2, chia làm 6 phòng, sức chứa khoảng 15 - 20 người. Nằm sâu dưới lòng đất, hầm có khả năng chịu được sự công phá từ những quả bom hạng nặng từ máy bay Mỹ.
Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới từng trú ẩn trong hầm tránh bom này. Đáng chú ý nhất trong số đó là nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda, người có chuyến thăm kéo dài hai tuần ở Hà Nội năm 1972.
Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới từng trú ẩn trong hầm tránh bom này. Đáng chú ý nhất trong số đó là nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda, người có chuyến thăm kéo dài hai tuần ở Hà Nội năm 1972.
Trong một căn phòng của hầm, ca sỹ người Mỹ Joan Baez đã ghi âm một phần ca khúc “Con trai ơi, giờ này con ở đâu” trong mùa đông năm 1972.
Trong một căn phòng của hầm, ca sỹ người Mỹ Joan Baez đã ghi âm một phần ca khúc “Con trai ơi, giờ này con ở đâu” trong mùa đông năm 1972.
Sau khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc, căn hầm được đóng cửa. Trong nhiều thập niên sau đó, công trình thời chiến này dần dần chìm vào lãng quên.
Sau khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc, căn hầm được đóng cửa. Trong nhiều thập niên sau đó, công trình thời chiến này dần dần chìm vào lãng quên.
Đến cuối năm 2011, căn hầm trú ẩn của khách sạn Metropole Hà Nội được tái phát hiện trong quá trình đào nền móng để xây dựng một quán bar bên hồ bơi.
Đến cuối năm 2011, căn hầm trú ẩn của khách sạn Metropole Hà Nội được tái phát hiện trong quá trình đào nền móng để xây dựng một quán bar bên hồ bơi.
Kế từ đó, căn hầm đã được bảo tồn nguyên trạng để phục vụ nhu cầu tham quan và nghiên cứu lịch sử.
Kế từ đó, căn hầm đã được bảo tồn nguyên trạng để phục vụ nhu cầu tham quan và nghiên cứu lịch sử.
Hầm nguyên bản có hai lối vào chính, một lối gần hồ bơi, lối kia ở gần ngay sảnh chính của khách sạn, hiện đã được bít lại.
Hầm nguyên bản có hai lối vào chính, một lối gần hồ bơi, lối kia ở gần ngay sảnh chính của khách sạn, hiện đã được bít lại.
Phòng máy và kho trữ đồ là nơi đồ ăn, nước uống và nhu yếu phẩm được dự trữ để phục vụ cho khách xuống trú hầm.
Phòng máy và kho trữ đồ là nơi đồ ăn, nước uống và nhu yếu phẩm được dự trữ để phục vụ cho khách xuống trú hầm.
Những hiện vật còn lại trong căn hầm là 6 cửa sắt, 2 cửa gỗ, nắp thông hơi, ống thông khí, cầu đấu sứ, lõi khoan, một số mẫu bê tông nắp hầm, bốn bảng điện, 12 bóng đèn và một số hiện vật khác.
Những hiện vật còn lại trong căn hầm là 6 cửa sắt, 2 cửa gỗ, nắp thông hơi, ống thông khí, cầu đấu sứ, lõi khoan, một số mẫu bê tông nắp hầm, bốn bảng điện, 12 bóng đèn và một số hiện vật khác.
Trong một căn phòng, nhà ngoại giao người Australia Bob Devereaux đã khắc tên mình trên bức tường của căn hầm vào tháng 8/1975. Ông đã trở lại thăm căn hầm ngay sau khi biết tin công trình này mở cửa trở lại.
Trong một căn phòng, nhà ngoại giao người Australia Bob Devereaux đã khắc tên mình trên bức tường của căn hầm vào tháng 8/1975. Ông đã trở lại thăm căn hầm ngay sau khi biết tin công trình này mở cửa trở lại.
Một bảng điện gắn trên tường của căn hầm.
Một bảng điện gắn trên tường của căn hầm.
Một chiếc bóng đèn đui cài, hiện vật gốc của căn hầm.
Một chiếc bóng đèn đui cài, hiện vật gốc của căn hầm.
Đường cống dẫn nước.
Đường cống dẫn nước.
Hệ thống thông hơi đảm bảo căn hầm có đủ không khí cho toàn bộ khách trú bom.
Hệ thống thông hơi đảm bảo căn hầm có đủ không khí cho toàn bộ khách trú bom.
Xem quý độc giả xem video: Lược sử cuộc Kháng chiến chống Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT