Soi hồ sơ chủ đầu tư dự án Go Green Farm xây trái phép

Chủ đầu tư dự án Go Green Farm xây trái phép - Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ sinh thái Go Green Farm, do ông Nguyễn Quang Phu là người đại diện. Mọi thông tin liên quan đến chủ đầu tư này gần như không được báo giới đề cập.

Soi hồ sơ chủ đầu tư dự án Go Green Farm xây trái phép
Theo tìm hiểu của PV, chủ đầu tư dự án Sản xuất nông nghiệp và Dịch vụ sinh thái Go Green xây sai phép - Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ sinh thái Go Green Farm, được thành lập tháng 1/2017, có địa chỉ tại KQH Triêu Sơn Nam, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Quang Phu. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là trồng rau các loại.
Ngoài các thông tin trên, những thông tin khác liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ sinh thái Go Green Farm không được báo chí nhắc đến.
Soi ho so chu dau tu du an Go Green Farm xay trai phep
Dự án Go Green Farm nhìn từ trên cao. (Ảnh: CAND).
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có kết luận thanh tra về dự án Go Green Farm tại phường Hương Vinh (TP Huế) do Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ sinh thái Go Green Farm làm chủ đầu tư.
Theo kết luận, chủ đầu dự án Go Green Farm đã xây dựng 19 công trình với diện tích khoảng 1.488 m2. Trong đó, 7 công trình đã hoàn thành, 12 công trình đã thi công xong phần thô. Chủ đầu tư đã khởi công xây dựng khi chưa được cấp giấy phép xây dựng, chưa được phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công công trình, vi phạm khoản 3 Điều 89 và Điều 106, 107 Luật Xây dựng năm 2014; vi phạm khoản 30, khoản 39, Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020.
Do vậy, chủ đầu tư đã bị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị UBND TP Huế xử phạt 30-50 triệu đồng. Nếu trong 60 ngày không xin được giấy phép xây dựng buộc phải tháo dỡ vi phạm.
Trước đó, dự án Go Green Farm được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chấp nhận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1050/QĐ-UBND ngày 18/5/2017. Dự án có tổng diện tích khoảng 3ha, mục đích là làm khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp dịch vụ du lịch và sinh thái.
Dự án Go Green Farm có mức đầu tư hơn 12,6 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 4/2018, nhưng chủ đầu tư đã 2 lần nộp hồ sơ xin giãn tiến độ, được điều chỉnh đến quý 2/2022.
Dự án từng 4 lần bị địa phương lập biên bản kiểm tra hiện trường vi phạm về xây dựng. Tuy nhiên, sau mỗi lần kiểm tra, số lượng công trình xây dựng không phép lại tăng lên.

Quận trung tâm Hà Nội bùng phát nhà sai phép kiểu mới

Chỉ đạo sát sao, đưa ra nhiều biện pháp nhưng tình trạng xây dựng nhà sai phép, trái phép tại các quận trung tâm Hà Nội vẫn nở rộ. 

Quận trung tâm Hà Nội bùng phát nhà sai phép kiểu mới
Thậm chí, biến tướng nhà sai phép kiểu mới, trong khi các lực lượng công quyền thay vì xử lý nghiêm lại “chụm” vào để hợp thức cho sai phạm gây bức xúc dư luận.
Sai phép “khủng” cạnh Thanh tra xây dựng

Đà Nẵng cảnh báo người dân không mua, đặt cọc các dự án không phép, sai phép

(Kiến Thức) - Sở TN&MT TP Đà Nẵng vừa phát đi thông báo, cảnh báo tình trạng có nhiều người đã mua hoặc nộp tiền đặt cọc để nhận chuyển nhượng nhà, đất tại các dự án không phép, sai phép.

Đà Nẵng cảnh báo người dân không mua, đặt cọc các dự án không phép, sai phép

Theo Sở TN&MT TP Đà Nẵng, thời gian qua, tại một số địa phương có tình trạng nhiều chủ đầu tư rao bán nhà đất thuộc các dự án nhà ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc các dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bán nhà ở...

Có tình trạng nhiều người đã mua hoặc nộp tiền đặt cọc để nhận chuyển nhượng nhà, đất tại các dự án không phép, sai phép nêu trên.

TP HCM: Hơn 500 công trình xây dựng sai phép, không phép trong 8 tháng đầu năm

(Kiến Thức) - Sở Xây dựng TP HCM vừa báo cáo Thường trực Thành ủy, UBND TP HCM về tình hình thực hiện Chỉ thị 23 của Ban Thường vụ TP trong 8 tháng đầu năm 2020.

TP HCM: Hơn 500 công trình xây dựng sai phép, không phép trong 8 tháng đầu năm

Theo đó, tính đến tháng 8/2020 (từ ngày 15/12/2019 đến 25/8/2020), trên địa bàn TP có 504 công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó sai phép 211 trường hợp (chiếm tỷ lệ 42%), không phép 293 trường hợp (chiếm tỷ lệ 58%).

Bình quân số vụ vi phạm trên một ngày là 1,9 vụ. Nếu so sánh với 6 tháng đầu năm 2019 là 8,5 vụ/ngày (thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị số 23) thì số vụ vi phạm đã giảm, tỷ lệ giảm là 77,2%.

Tin mới