Báo cáo tài chính bán niên 2019 đã soát xét của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho thấy doanh nghiệp đang gánh khoản nợ xấu có tuổi nợ trên dưới 3 năm, với tổng giá trị gốc hơn 933,137 tỷ đồng.
Trong đó, những con nợ lớn nhất của Vinaconex gồm Công ty Cổ phần Xây dựng IDG Việt Nam nợ 73,6 tỷ đồng; Công trình tòa nhà hỗn hợp MD Complex Tower (chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị Bộ Quốc phòng) nợ 17 tỷ đồng, Công ty Thủy điện Bản Chát nợ 13,3 tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng thương mại Anh Phát nợ 10,1 tỷ đồng, Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 nợ 5,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội nợ 4,2 tỷ đồng…
Video: Hà Nội công khai danh sách nợ thuế. Nguồn: FBNC.
Tính đến hết 30/6/2019, nợ phải trả của Vinaconex là 11.777 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần vốn chủ sở hữu. Ảnh: Baodautu. |
Theo Vinaconex, số nợ có thể thu hồi chỉ khoảng hơn 480 tỷ đồng. Trong khi giá trị dự phòng vào khoảng 452 tỷ đồng.
Bên cạnh nợ quá hạn với tuổi nợ trên dưới 3 năm kể trên, Vinaconex còn có khoản phải thu ngắn hạn lên tới 5.965 tỷ đồng, chiếm gần 50% tài sản ngắn hạn. Trong đó, thu ngắn hạn của khách hàng hơn 3.800 tỷ đồng, tạm ứng và thu ngắn hạn khác hơn 1.182 tỷ đồng.
Khoản phải thu đáng chú ý là khoản phải thu khách hàng đối với Công ty TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh có giá trị gần 744 tỷ đồng.
Ngoài vấn đề liên quan đến công nợ phải thu, Vinaconex còn có khoản nợ phải “lờ mờ” chưa xác định được rõ ràng.
Báo cáo tài chính của Vinaconex cho thấy, tính đến hết 30/6/2019, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 11.777 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 8.800 tỷ đồng, chiếm 76% tổng nợ.
Nợ vay lớn khiến Vinaconex phải trả 123,8 tỷ đòng lãi suất vốn vay từ đầu năm.
Thế nhưng các con số trên bảng cân đối kế toán chưa phản ánh được hết tình trạng công nợ của Vinaconex, bởi còn có khoản công nợ chưa xác định tồn tại từ khi cổ phần hóa.
Tại thuyết minh báo cáo tài chính, Vinaconex cho biết, đến thời điểm lập báo cáo tài chính bán niên, vẫn đang tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng về ý kiến kết luận của Thanh tra Chính phủ (từ năm 2008) và ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về xử lý sau thanh tra (từ năm 2016).
Đó là những nội dung liên quan đến việc thực hiện thu tiền sử dụng đất đối với diện tích các nhà nối của Vinaconex trên đất lưu không tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội). Thông báo của Phó thủ tướng Trịnh Hòa Bình yêu cầu, UBND Hà Nội và Vinaconex phải có chính sách hỗ trợ phúc lợi phù hợp cho cộng đồng dân cư sống ở khu vực này. Bối cảnh trên khiến Vinaconex vẫn bị treo một khoản công nợ chưa xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.