(Kiến Thức) - Là một máy bay huấn luyện sơ cấp, Yak-52 đã gắn liền với nhiều thế hệ phi công Việt Nam, không ít trong số đó sau này đã trở thành các phi công điều khiển các chiến đấu cơ hiện đại.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Có tên đầy đủ là Yakovlev Yak-52, đây là loại máy bay huấn luyện sơ cấp được Liên Xô sản xuất ở Romania trước đây. Nguồn ảnh: Airliners.
Ban đầu, loại máy bay này được thiết kế để làm máy bay huấn luyện cho các học viên trong đội bay thể thao hoặc bay trình diễn của Liên Xô. Tuy nhiên sau đó, Yak-52 đã dần dần trở thành phi cơ huấn luyện sơ cấp chuyên cho mọi phi công quân sự. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Được phát triển từ Yak-50, chuyến bay đầu tiên của Yak-52 bắt đầu được thực hiện từ năm 1976 và vào năm 1979, chiếc máy bay sử dụng động cơ cánh quạt này chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: QDND.
Ở Việt Nam, máy bay Yak-52 đang được biên chế trong Trung đoàn Không quân 920 (Trường Sĩ quan Không quân. Tất cả các học viên phi công nếu muốn bước lên các loại tiêm kích hiện đại như Su-27 hay Su-30 trước hết đều phải được huấn luyện bay trên chiếc máy bay cánh quạt một động cơ này. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hoà bình, Việt Nam hiện giờ đang sở hữu 32 tới 36 chiếc máy bay một động cơ loại Yak-52, tất cả đều được dùng cho mục đích huấn luyện. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Là loại máy bay huấn luyện, chắc chắn Yak-52 được thiết kế với hai chỗ ngồi. Loại máy bay này có chiều dài khoảng 7,75 mét, sải cánh rộng 9,3 mét và sử dụng một động cơ cánh quạt hai lá công suất 360 mã lực. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Tốc độ tối đa mà Yak-52 đạt được là 420 km/h, độ hành trình vào khoảng 220 km/h, trần bay 4000 mét và không có khả năng mang vũ khí. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Buồng lái mô phỏng được xây dựng dựa trên mô hình Yak-52 để các phi công "bay nguội" trước khi được tiếp cận và học tập trên máy bay thật. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Do được sản xuất để trở thành phi cơ huấn luyện cho các đội bay thể thao, Yak-52 có khả năng nhào lộn khá tốt và nó giúp các phi công học viên quen với việc nhào lộn ở tốc độ thấp trước khi họ tiếp cận với các loại tiêm kích có khả năng nhào lộn ở tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Ngoài ra, Yak-52 còn rất thích hợp cho phi công huấn luyện bay theo đội hình, thực nghiệm động tác bổ nhào, tấn công mặt đất ở tốc độ thấp - giúp những sai sót của học viên trong quá trình huấn luyện không dẫn tới hậu quả quá nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Hà Trang.
Mời độc giả xem Video: Tập đoàn Yakovlev sản xuất siêu tiêm kích Yak-141.