Sống đạo đức hưởng hạnh phúc

Đức Phật chân thật và hiền lành nên khuyên dạy những điều rất chân thật, hiền lành.

Sống đạo đức hưởng hạnh phúc
Phật đến với đời kêu gọi đức tính chân thật và khuyến khích nếp sống hiền lành.
Phật khuyên mọi người sống chân chánh, hiền lương để hưởng hạnh phúc đời này và an lạc đời sau. Suốt cuộc đời mình, Phật đi hết làng này đến làng khác, hết thị trấn này đến thị trấn khác, hết quốc độ này đến quốc độ khác để khuyên mọi người bỏ ác làm lành, sống tiết độ, chân thực, không gian dối, sống từ tâm và hòa bình. Phật sống chân thật hiền lành và khuyên dạy những điều rất chân thật nên ai cũng mong muốn được diện kiến và lắng nghe Phật.
Một hôm, Phật đang tu hành trong nước Kosala (Kiều tất la) cùng với đại chúng Tỳ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Losala tên là Sa-la. Các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la hay tin: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia tộc Sakya, đang du hành trong nước Kosala với đại chúng Tỳ-kheo, và đã đến Sa-la …”. Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la đi đến chỗ Phật ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên…Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Phật.(1)
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiện giới, đời này?
- Này các Gia chủ, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các gia chủ, mà ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này.
Chúng con không thể hiểu những gì đầy đủ Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt.
- Vậy này các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
Thưa vâng, Tôn giả.
- Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng chánh pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương sót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loại hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh với các dục; không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chỏ, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng tôi, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi:”Này người kia, hãy nó những gì ông biết”; nếu biết người ấy nói “Tôi biết”; nếu không biết, người ấy nói:”Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nó:”Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy, không trở thành cố ý vọng ngữ; hoạc vì nguyên nhân tự kỷ, hoạc vì nguyên nhân tha thân, hoặc gì nguyên nhân một vài quyền lời gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nó để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những người ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ những lời độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nó thuận lợi, có mạch lạc, hệt thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành động đúng chánh đạo?
Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham ái tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình”. Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân”. Người ấy có chánh kiến, không có tướng điên đảo:”có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, , có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân thành thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiện giới, đời này.
Nguyên Huy
Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 64 năm 2008

----------------------------------

Chú thích: (1). Kinh Saleyyaka, Trung Bộ

Đời sống đạo đức

Sống với tam quy, ngũ giới là tiêu chuẩn căn bản đạo đức của người Phật tử.

Đời sống đạo đức
Nói đến đời sống đạo đức, chủ yếu là đạo đức Phật giáo. Tất cả các tôn giáo có quan niệm đạo đức riêng, còn đạo đức của con người thì tùy theo dân tộc, lãnh thổ, quốc gia, tập quán mà có quan niệm đạo đức khác nhau. Thí dụ đạo đức theo Nho giáo có tam cương ngũ thường, đối với phụ nữ thì có tứ đức tam tòng. Đạo đức của Nho giáo nhằm xây dựng con người trong xã hội, nhưng đạo đức theo Phật giáo xây dựng từ con người nâng lên vị trí Hiền thánh.

Phước đức vô lượng

Thật thiếu sót khi chỉ cầu mong giàu có mà quên khấn nguyện thêm thành tựu chánh tín và phạm hạnh.

Phước đức vô lượng
Cầu nguyện bình an, phúc lộc đầu xuân là nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đậm chất nhân văn của tất cả những người con Phật. Bình an, phúc lộc và thịnh vượng là những mong ước chính đáng, và nhờ đó chúng ta mới có cơ hội thiết lập hạnh phúc cho mình cũng như chung tay góp sức làm điều tốt cho người, đẹp thêm cho đời.

Lặng ngắm tượng Bồ tát đá trắng lớn nhất Việt Nam

Pho tượng cao 5,7 m, ngang 2,5 m và nặng 37 tấn được xác lập là bức tượng Bồ tát bằng đá trắng lớn nhất Việt Nam.

Lặng ngắm tượng Bồ tát đá trắng lớn nhất Việt Nam
Pho tượng được làm bằng đá trắng nguyên khối cao 5,7 m, ngang 2,5 m và nặng 37 tấn được xác lập là bức tượng Bồ tát bằng đá trắng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Pho tượng Bồ tát Quan thế âm tọa lạc tại sân chùa Quan Âm, xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội).
 Pho tượng được làm bằng đá trắng nguyên khối cao 5,7 m, ngang 2,5 m và nặng 37 tấn được xác lập là bức tượng Bồ tát bằng đá trắng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Pho tượng Bồ tát Quan thế âm tọa lạc tại sân chùa Quan Âm, xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội).

Tin mới