Sống khoẻ nhờ... hạnh phúc người bệnh

(Kiến Thức) - Ở vào tuổi 80, ông Tạ Văn Hợp (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn minh mẫn, mạnh khoẻ, ngày ngày bốc thuốc giúp người. 

Với ông Hợp, hạnh phúc của người bệnh chính là động lực để ông sống vui, sống khoẻ.
Với ông Hợp, hạnh phúc của người bệnh chính là động lực để ông sống vui, sống khoẻ. 
Ở vào tuổi 80, ông Tạ Văn Hợp, xóm Núi Chè, thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội vẫn minh mẫn, mạnh khoẻ, ngày ngày bốc thuốc giúp người. Với ông, hạnh phúc của nhiều người khi khỏi bệnh chính là động lực để ông sống vui, sống khoẻ với đời.
Ông Hợp cho hay, nhà ông có ba đời làm nghề bốc thuốc. Trước đây, ông và cậu em trai thứ cùng hành nghề, nhưng giờ cậu em đã mất nên trong gia đình chỉ còn một mình ông tiếp tục bám nghề. 
Trong trí nhớ của ông Hợp thì từ khi còn là cậu bé 12, 13 tuổi, ông đã được cha dạy về cách nhận biết các vị thuốc, công dụng của từng loại... Dần dần, những bài thuốc cứ ngấm dần vào ông lúc nào chẳng hay. "Nó đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong giai đoạn làm y tá xã (1954 - 1972), tôi nhận biết được các loại bệnh thông thường, biết rằng trong trường hợp nào sử dụng thuốc Tây, trường hợp nào có thể sử dụng thuốc Nam", ông chia sẻ.
Sau khi về nghỉ, ông Hợp có điều kiện toàn tâm toàn ý cho công việc bốc thuốc cứu người. Những căn bệnh được ông chữa trị chủ yếu là thấp khớp, bệnh ngoài da, phụ nữ sản hậu. Ông chia sẻ, làm nghề thuốc thì không nên mong giàu và cũng không thể giàu. "Nếu tính toán chuyện tiền nong khi làm nghề thì sẽ luôn nặng đầu lo làm giàu. Tôi không muốn sống như thế bởi tôi luôn tâm niệm rằng được làm nghề của cha ông để lại, nhìn thấy niềm hạnh phúc của nhiều người khi tìm đến tôi mà khỏi bệnh chính là niềm vui, là động lực để tôi sống vui, sống khoẻ với đời. 
Có công việc yêu thích để làm, sống được phần nào nhờ nó đã là may mắn so với rất nhiều người. Chẳng ai chê giàu cả, có điều với người làm nghề như tôi, muốn tạo dựng tên tuổi thì chỉ còn cách phải gắng hết sức mình, chữa trị hiệu quả cho người bệnh. Càng nhiều người tìm đến với mình khỏi bệnh thì đó chính là thước đo giá trị nhất, từ đó giúp mình sống ổn với nghề", ông Hợp bộc bạch.
Có nhiều trường hợp sau một thời gian điều trị bệnh không khỏi, tìm đến nhờ ông Hợp bốc thuốc và đã thành công. Như trường hợp ông Thục ở xã Bình Phú (Thạch Thất) bị bệnh ngoài da đi khám chữa ở ba bệnh viện da liễu song vẫn không thuyên giảm, về uống 30 thang thuốc Nam của ông Hợp đến giờ đã khỏi hẳn. Hay trường hợp ông Quy ở xã Liên Quan (Thạch Thất) bị sỏi thận 8mm, sau khi uống 10 thang thuốc của ông Hợp thì sỏi đã tự ra... Với ông Hợp, "chỉ cần như thế là vui rồi".
Bây giờ, điều khiến ông Hợp đôi lúc chạnh lòng là cả 5 đứa con của mình chưa ai có ý định theo nghiệp gia đình. "Thôi thì các con cháu đều đã có công việc riêng, tự nuôi sống được bản thân và gia đình cũng đã tốt rồi. Chỉ mong chúng luôn mạnh khỏe, gia đình yên ấm, nuôi dạy con cái chăm ngoan là vợ chồng tôi cũng được an ủi tuổi già", ông cười bảo.

Chăm cây cảnh, thư tâm hồn giúp sống khỏe

(Kiến Thức) - Ở tuổi 82, ông Nguyễn Văn Xuân (khu 5, làng Hạ Bì, xã Xuân Lộc, Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn dành 3 giờ mỗi ngày để làm vườn và đọc sách...

Ông Xuân đặt lịch chăm sóc cây cảnh.
Ông Xuân đặt lịch chăm sóc cây cảnh. 
Sinh năm 1932, thuở nhỏ ông được học chữa Hán và chữ Quốc ngữ. Năm 1954, ông được điều động đi dạy học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Gần chục năm trời sống nơi rừng thiêng nước độc, ông bị bệnh sốt rét mạn tính nên xin về tĩnh dưỡng ở quê hương. Ông nghĩ muốn làm gì cũng phải có sức khoẻ, vì vậy, gia đình tìm thuốc chữa bệnh còn bản thân ông tự rèn luyện để nâng cao sức khoẻ. 

Cụ già cao niên sống mẫu mực

(Kiến Thức) -Cụ Nguyễn Văn Kiên, 96 tuổi ở thôn Phú An vừa được vinh danh Cụ cao tuổi nhất làng được bà con thôn xã kính trọng về lối sống mẫu mực.

96 tuổi cụ Kiên vẫn sống yêu đời, chăm đọc sách báo tích lũy vốn sống.
96 tuổi cụ Kiên vẫn sống yêu đời, chăm đọc sách báo tích lũy vốn sống. 
Cụ Nguyễn Văn Kiên là thầy giáo say sưa với nghề, yêu đàn cháu thơ như con cháu trong nhà. Cụ có lối sống nền nếp, cẩn trọng, ăn chín, uống sôi, luôn giữ sạch sẽ từ đường làng, ngõ xóm đến sân nhà. Trong căn nhà ngói đỏ, đồ đạc của gia đình được xếp đặt gọn gàng, khoa học, giường tủ nhiều nhưng trong nhà vẫn rộng, thoáng. Đặc biệt, cụ dành một phòng khách nho nhỏ, là nơi đón tiếp nồng hậu, đầy ắp tiếng vui cười của bè bạn, bà con xóm giềng khi đến chơi với cụ.

Tin mới