Xem toàn bộ ảnh
Sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc các hóa chất độc hại. Nếu bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc các hóa chất độc hại thì mẹ không nên cho con bú. Vì truyền sốt trực tiếp thì không, nhưng hóa chất độc hại có thể truyền cho bé. Các chất này có thể đi qua sữa mẹ vào con và gây độc cho bé. |
Sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng. Nếu bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng mẹ cũng không nên cho bé bú. Lúc này mầm bệnh đã vào máu, di chuyển đến tuyến vú và hoàn toàn có thể đi vào sữa mẹ, sẽ gây những triệu chứng khó chịu cho bé. Ngoài ra, các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp như virus cúm, virus corona sẽ lây cho bé nếu mẹ sờ hoặc hôn bé. |
Nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ bị nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng (hai cơ quan, nội tạng trở lên) hoặc nhiễm khuẩn huyết thì không nên cho bé bú. Do chưa có bằng chứng chứng minh nồng độ kháng thể ở sữa mẹ có thể chiến thắng mầm bệnh, hoặc lượng kháng thể tăng đủ cao trong những ngày mẹ bị sốt. |
Sốt do viêm tuyến vú. Dù nhiễm khuẩn hay không, mẹ cũng không nên cho bé bú. Nguyên nhân do các chất hoại tử của tuyến vú bị viêm có thể làm rối loạn vi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc. |
Mẹ bị sốt và đang uống thuốc có chứa aspirin. Mẹ đang uống thuốc có chứa aspirin cũng không nên cho bé bú. |
Nhiễm cúm có biến chứng. Nhiễm cúm có biến chứng như viêm não, màng não hay viêm phổi cũng không cho con bú. |
Sốt do tiêu chảy. Sốt có kèm theo nôn và tiêu chảy nặng không cho con bú. |
Sốt cao từ 39,5˚C. Sốt cao từ 39,5˚C trở lên cũng không cho bé bú. Khi đó việc cho trẻ bú sẽ làm bạn rất khó chịu và sốt cao thêm. |