Sốt xuất huyết lại bị tiêm vào cơ, bé gái 7 tuổi nguy kịch

Dù đã được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết, bé gái 7 tuổi (ngụ Đồng Nai) vẫn được một phòng mạch tư chỉ định tiêm hai mũi thuốc vào mông. Bé nguy kịch vì sốc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết lại bị tiêm vào cơ, bé gái 7 tuổi nguy kịch

Mẹ bé cho biết, vào ngày sốt thứ nhất, bé được đưa tới khám tại phòng mạch tư. Lúc đó bé được chẩn đoán có thể mắc sốt xuất huyết và chỉ định chích thuốc vào mông. Hôm sau bé vẫn còn sốt cao nên mẹ đưa tới khám tại cơ sở y tế tư nhân này và tiếp tục được chích thêm một mũi thuốc.

Sot xuat huyet lai bi tiem vao co, be gai 7 tuoi nguy kich
BSCKII Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Nhiễm và Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, đang khám cho một bệnh nhi. Ảnh minh họa 

Hôm sau, bé sốt liên tục không hạ, li bì, nôn ói, tay chân lạnh. Lúc này gia đình vội đưa bé tới cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết, mạch và huyết áp không đo được.

Bé gái đã được hồi sức, cho thở máy, truyền dịch chống sốc. Tới nay là ngày thứ 7 của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhi đã qua cơn nguy hiểm.

BSCKII Đỗ Châu Việt khuyến cáo khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không được tiêm vào cơ, kể cả thuốc bổ.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, tiểu cầu sẽ sụt giảm và có nguy cơ gây chảy máu khó cầm vào ngày thứ 3, thứ 4 (tính từ khi sốt). Trước thời điểm này, nếu tác động lên cơ thể như chích thuốc sẽ gây rách các mao mạch. Khi tiểu cầu sụt giảm, tại vị trí được chích sẽ hình thành cục máu đông lớn.

Các bác sĩ chuyên khoa nhiễm - nhi đã tiếp nhận nhiều trường hợp sốt xuất huyết nhập viện. Đáng lưu ý là các ca nặng có dấu hiệu gia tăng và nhiều trường hợp trẻ có thể trạng thừa cân béo phì, vô cùng nguy kịch.

BSCKII Đỗ Châu Việt khuyến cáo, khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết hãy đưa con tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tiêm bất cứ thuốc gì, không đưa trẻ đi truyền dịch, cắt lể…

Khi trẻ hay người nhà có các dấu hiệu bứt rứt hoặc li bì, nôn ói nhiều, đau bụng ngày càng tăng, chảy máu nhiều nơi và lâu cầm máu, tiểu ít,… cần đưa đến bệnh viện ngay; chờ lạnh, tím tay chân hay tái môi thì đã muộn.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng:

(Nguồn: THĐT)

Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi?

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 88.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu khỏi và cách phòng tránh căn bệnh này là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi?
Sot xuat huyet may ngay thi khoi?
Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Người đàn ông tử vong sau 2 ngày sốt xuất huyết vì lý do ai cũng dễ mắc

Chủ quan chỉ nghĩ mệt mỏi, sốt thông thường nên anh P. không đi khám, đến khi vào viện, bác sĩ thông báo bệnh nhân đã xuất huyết não do sốt xuất huyết.

Người đàn ông tử vong sau 2 ngày sốt xuất huyết vì lý do ai cũng dễ mắc
Tử vong vì chủ quan

Khi bị sốt xuất huyết không uống loại thuốc này bởi 'uống là chết'

Không có một loại thuốc hay phương pháp điều trị nào là đặc hiệu, dành riêng cho bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ khuyến cáo, nếu tự động dùng các loại thuốc sau đây có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Khi bị sốt xuất huyết không uống loại thuốc này bởi 'uống là chết'
Theo bác sĩ Lê Anh, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua trung gian muỗi vằn, hút máu người mắc bệnh rồi truyền sang cho người lành.

Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, thời tiết thất thường (có tính chất lan truyền nhanh, nhiều người mắc cùng lúc, trong cùng một khu vực). SXH diễn biến khá thất thường và dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương do SXH. Trong mùa hè, nhiều loại bệnh do virus cũng dễ xảy ra như sởi, sốt phát ban. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu các bệnh nhằm ứng phó và chăm sóc phù hợp.

Người mắc SHX căn cứ vào các triệu chứng như

Sốt: Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39-400C, liên tục trong 2-7 ngày. Biểu hiện sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt.

Xuất huyết: Khi sốt bắt đầu giảm thì bệnh nhân chuyển sang biểu hiện phát ban xuất huyết, khoảng từ ngày thứ 3-4 kể từ khi có sốt. Các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu ở da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ kèm theo đau bụng, nôn ói.

Có khoảng 30% số ca mắc SXH trở nặng vào ngày thứ 3-7 sau khi khởi phát bệnh. Lưu ý những trường hợp bệnh nhi béo phì hoặc dưới 12 tháng tuổi, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Những loại thuốc hạ sốt cấm kỵ không được dùng khi bị sốt xuất huyết

Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin hoặc Ibuprofen (hay các thuốc kháng viêm khác cùng nhóm) để giảm sốt và đau nhức do sốt xuất huyết gây ra.

Aspirin

Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau mức độ vừa và nhẹ nhưng không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Aspirin còn là thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông và được dùng trong dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Việc dùng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da ...).

Aspirin cũng không nên dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc phải hoặc đang hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, cúm mùa ... Các bệnh này cũng có các triệu chứng tương tư như sốt xuất huyết (sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể ...) và có thể gây nhầm lẫn. Dùng Aspirin không đúng chỉ định có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.

Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác

Tương tư Aspirin, Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết do tăng nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen (các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids – NSAIDs) như diclofenac, meloxicam ... cũng không được dùng do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.

Tin mới