Su-24, Tu-22 “nhận” được tính năng máy bay thế hệ 5

(Kiến Thức) - Hệ thống tự động hóa chỉ huy mới sẽ cho phép các máy bay ném bom thế hệ cũ Su-24, Tu-22 “nhận” được tính năng của máy bay thế hệ thứ 5.

Module đầu tiên của hệ thống tự động hoá chỉ huy quân đội (ASU) sản xuất trong nước sẽ được giới thiệu ở triển lãm hàng không MAKS-2013 tại khu trưng bày của Công ty Gefest và T. Lần đầu tiên công chúng sẽ được thấy hoạt động của “bộ não” hệ thống SVP-24 (СВП– 24) (hệ thống máy tính bộ phận chuyên dùng) và module đặt trên mặt đất của nó.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống hiệp đồng giữa các quân chủng cho phép Nga có được bước nhảy vọt trong chiến lược tiến hành trận đánh trên bộ và trên không.
Máy bay cường kích thế hệ cũ Sukhoi Su-24 của Không quân Nga.
 Máy bay cường kích thế hệ cũ Sukhoi Su-24 của Không quân Nga.
Phó Tổng giám đốc Gefest và T Dmitri Lomako cho biết: “Hệ thống máy tính bộ phận chuyên dùng dành cho không quân hiện được lắp đặt trên các máy bay cường kích Su-24 và ném bom chiến lược Tu-22. Hệ thống cho phép lựa chọn quỹ đạo bay của bom đạn tối ưu hơn cả và góc bắn đưa nó vào mục tiêu hiệu quả hơn cả, bám sát cơ động của mục tiêu, tránh các chướng ngại vật và hỗ trợ cơ động. Và đó vẫn chưa phải là hết các khả năng của SVP-24. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ bay, hệ thống còn được đồng bộ hoá với các module chỉ huy các đơn vị bộ binh trên mặt đất”.
Toàn bộ thông tin về tiến hành trận đánh, về tình trạng và sự bố trí các đơn vị nhờ chương trình đảm bảo phần mềm thống nhất được tích hợp vào dữ liệu “đám mây”. Việc trao đổi dữ liệu trong hệ thống diễn ra không có lời nói nhằm loại bỏ khả năng phạm lỗi do chất lượng liên lạc kém và yếu tố con người. Nhờ tín hiệu kỹ thuật số đã mã hoá chỉ cần 0,3 giây có thể truyền mệnh lệnh đồng thời lên màn hình các hệ thống chỉ huy của các lực lượng ở mặt đất và trên không.
“Toàn bộ dữ liệu trong chương trình đảm bảo phần mềm thống nhất được truyền theo tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số bằng các đài vô tuyến tiêu chuẩn thông thường có trên mọi vật thể bay. Thông tin đã mã hoá không tới tai nghe của các kíp lái, mà vào thẳng thiết bị trên máy bay, nơi sẽ tính toán và xử lí các thông tin đó. Sau đó kết quả sẽ được đưa vào thiết bị ngắm bắn”, ông Lomako nói thêm.
Tại MAKS-2013, hệ thống tự động hoá chỉ huy các đơn vị quân đội sẽ được giới thiệu trên các biến thể thực cho máy bay Su-24 và Tu-22 (SVP-24-22). Ngoài mô hình ảo sẽ trình diễn hoạt động của hệ thống khi hiệp đồng với đài mặt đất cùng các đơn vị chiến đấu thực trên không, gồm trực thăng Ka-50 và máy bay huấn luyện L-39.
Sau nâng cấp với hệ thống tự động hóa chỉ huy mới, Su-24 và Tu-22 về tính năng gần như máy bay thế hệ thứ 5.
 Sau nâng cấp với hệ thống tự động hóa chỉ huy mới, Su-24 và Tu-22 về tính năng gần như máy bay thế hệ thứ 5.
Việc hiện đại hoá được thực hiện theo quan điểm công nghệ thống nhất, điều có ý nghĩa kinh tế không nhỏ đối với Tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Việc chuyển sang ASU thống nhất không loại trừ sử dụng thiết bị cũ. Ví dụ, các máy bay ném bom đã nâng cấp Su-24 và Tu-22 về tính năng gần như máy bay thế hệ thứ 5, trong khi đó các cảm biến cũ vẫn được giữ nguyên, chỉ thay phần “bộ não” của máy bay. Việc ứng dụng SVP-24 làm tăng độ chính xác bom đạn không có điều khiển rẻ tiền khi sản xuất đến mức như của bom có điều khiển đắt tiền.
Phó Tổng công trình sư của nhà máy Mikhail Panin cho biết: “Vị trí của máy bay được chương trình sử dụng bản đồ kỹ thuật số của địa điểm xác định. Hệ thống không phụ thuộc vào thiết bị radar và vệ tinh, vị trí của máy bay được xác định dựa vào các cảm biến vẫn có trên máy bay và chương trình phần mềm của SVP-24. Số liệu độ cao được so sánh với dữ liệu đã nạp vào bản đồ địa hình của địa điểm. Ở thời điểm hiện nay không có xí nghiệp Nga nào có được các chỉ số về độ chính xác và độ tin cậy tương tự, và theo tôi được biết, cũng không có xí nghiệp nào ở nước ngoài”.
Cơ sở linh kiện quy cách hoá tạo khả năng thay thế các bộ phận cấu thành. Ngoài ra, nhờ mô hình toán học có thể khai thác trang bị kỹ thuật theo trạng thái - việc phân tích tự động kết quả của các cuộc thử trước cho phép kết luận về việc liệu có cần tiến hành thử nghiệm trong tương lai nữa hay không. Kết quả là trang bị kỹ thuật vẫn làm việc tốt sẽ vẫn được tiếp tục khai thác mà không cần phải tiến hành thêm các thử nghiệm.

Đo sức mạnh tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới

Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.
Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.

MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.
MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.

MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.

Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.
Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.

Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.
Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.

Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.
Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.

MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).
MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).

MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.

MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.

4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.
4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.

Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.
Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.

Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.
Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.

“Xe tăng bay” Su-34 của Nga

Nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân cường kích, giữa những năm 1990, Nga đã phát triển máy bay cường kích hạng nặng Sukhoi Su-34 từ nền tảng Su-27.
Nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân cường kích, giữa những năm 1990, Nga đã phát triển máy bay cường kích hạng nặng Sukhoi Su-34 từ nền tảng Su-27.

Su-34 được thiết kế chủ yếu nhằm thay thế cho máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 đã lỗi thời.
Su-34 được thiết kế chủ yếu nhằm thay thế cho máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 đã lỗi thời.

Su-34 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990.
 Su-34 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990.

Su-34 có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27/Sukhoi Su-30.
 Su-34 có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27/Sukhoi Su-30.

Tuy nhiên, phần đầu của Su-34 như "đầu vịt", được mở rộng nhằm tạo chỗ ngồi song song cho 2 phi công. Ngoài ra, phần đầu được thiết kế thêm cánh mũi để tăng thêm sự ổn định và tính linh hoạt trong khi bay và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi.
Tuy nhiên, phần đầu của Su-34 như "đầu vịt", được mở rộng nhằm tạo chỗ ngồi song song cho 2 phi công. Ngoài ra, phần đầu được thiết kế thêm cánh mũi để tăng thêm sự ổn định và tính linh hoạt trong khi bay và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi.

Su-34 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển (bao gồm cả các mục tiêu nhỏ và di động). Su-34 có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoặc một mình ở cả ngày và đêm dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Su-34 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển (bao gồm cả các mục tiêu nhỏ và di động). Su-34 có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoặc một mình ở cả ngày và đêm dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

"Xe tăng bay" của Không quân Nga sử dụng động cơ phản lực Lyulka AL-35F, công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137.2 kN mỗi chiếc.
"Xe tăng bay" của Không quân Nga sử dụng động cơ phản lực Lyulka AL-35F, công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137.2 kN mỗi chiếc.

Su-34 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 ở trần bay cao và Mach 1,14 ở trần bay thấp. Tầm bay chiến đấu hơn 1.000km.
Su-34 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 ở trần bay cao và Mach 1,14 ở trần bay thấp. Tầm bay chiến đấu hơn 1.000km.

Su-34 có buồng lái hiện đại, bao gồm màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT, hệ thống điện tử dựa trên mẫu radar quét mảng điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác.
Su-34 có buồng lái hiện đại, bao gồm màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT, hệ thống điện tử dựa trên mẫu radar quét mảng điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác.

Su-34 có điểm đặc biệt để nhận ra là buồng lái lớn dành cho 2 phi công. Theo nhà sản xuất, buồng lái còn thiết kế gồm cả không gian cho bếp, nhà vệ sinh.
 Su-34 có điểm đặc biệt để nhận ra là buồng lái lớn dành cho 2 phi công. Theo nhà sản xuất, buồng lái còn thiết kế gồm cả không gian cho bếp, nhà vệ sinh.

Su-34 có 12 giá treo vũ khí mang được tới 8.000 kg vũ khí.
Su-34 có 12 giá treo vũ khí mang được tới 8.000 kg vũ khí.

Su-34 được trang bị pháo 30 mm GSh-30-1 giống như Su-27/Su-30.
 Su-34 được trang bị pháo 30 mm GSh-30-1 giống như Su-27/Su-30.

Ngoài ra, nó còn được trang bị các kiểu vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược tầm xa để tiêu diệt mục tiêu gồm tên lửa dẫn đường chống hạm Kh-59 Ovod, tên lửa không đối đất Kh-29 và Kh-31, tên lửa chống tàu Kh-35 Uran và Kh-41 Moskit.
Ngoài ra, nó còn được trang bị các kiểu vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược tầm xa để tiêu diệt mục tiêu gồm tên lửa dẫn đường chống hạm Kh-59 Ovod, tên lửa không đối đất Kh-29 và Kh-31, tên lửa chống tàu Kh-35 Uran và Kh-41 Moskit.

Hai giá treo ở đầu cánh Su-34 được sử dụng để mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer) để tự phòng vệ khi cần.
Hai giá treo ở đầu cánh Su-34 được sử dụng để mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer) để tự phòng vệ khi cần.

Su-34 có thể mang theo nhiều loại bom gồm cả bom thông thường và bom có điều khiển.
Su-34 có thể mang theo nhiều loại bom gồm cả bom thông thường và bom có điều khiển.

Hiện Không quân Nga sở hữu 25 chiếc Su-34. Trong tương lai, số lượng này sẽ còn tăng thêm nữa để thay toàn bộ Su-24.
 Hiện Không quân Nga sở hữu 25 chiếc Su-34. Trong tương lai, số lượng này sẽ còn tăng thêm nữa để thay toàn bộ Su-24.

Tin mới