Su-30 liên tục rơi tại Ukraine, Ấn Độ phải nâng cấp gấp

Su-30 liên tục rơi tại Ukraine, Ấn Độ phải nâng cấp gấp

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, hàng loạt chiến đấu cơ Su-30SM của Không quân Nga bị phòng không Ukraine bắn rơi. Điều này buộc Không quân Ấn Độ phải nâng cấp Su-30 MKI của mình lên tiêu chuẩn SM2.

Xem toàn bộ ảnh
Theo thông tin gần đây từ tờ Eurasiantimes của Ấn Độ cho biết, Nga đã thiệt hại ít nhất 11  máy bay chiến đấu Su-30SM do cuộc xung đột ở Ukraine; điều này khiến Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc phải nhanh chóng nâng cấp phi đội máy bay Su-30 của họ.
Theo thông tin gần đây từ tờ Eurasiantimes của Ấn Độ cho biết, Nga đã thiệt hại ít nhất 11 máy bay chiến đấu Su-30SM do cuộc xung đột ở Ukraine; điều này khiến Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc phải nhanh chóng nâng cấp phi đội máy bay Su-30 của họ.
Hiện Không quân Trung Quốc cũng sử dụng Su-30MKK có nguồn gốc từ Nga, nhưng đó không phải là máy bay chiến đấu tiền tuyến duy nhất của Trung Quốc, vì nước này có một phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 4++ cực kỳ tiên tiến, cùng với nhiều hệ thống phòng không đa dạng nhất thế giới.
Hiện Không quân Trung Quốc cũng sử dụng Su-30MKK có nguồn gốc từ Nga, nhưng đó không phải là máy bay chiến đấu tiền tuyến duy nhất của Trung Quốc, vì nước này có một phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 4++ cực kỳ tiên tiến, cùng với nhiều hệ thống phòng không đa dạng nhất thế giới.
Một nghiên cứu của trang OSINT và trang web phân tích quân sự Oryx, đã có những phân tích chi tiết phạm vi các phương tiện mặt đất và trên không mà Nga đã bị thiệt hại trước Ukraine, cũng như bản chất và nguyên nhân của những tổn thất.
Một nghiên cứu của trang OSINT và trang web phân tích quân sự Oryx, đã có những phân tích chi tiết phạm vi các phương tiện mặt đất và trên không mà Nga đã bị thiệt hại trước Ukraine, cũng như bản chất và nguyên nhân của những tổn thất.
Trong số 11 chiếc Su-30SM của Nga bị Ukraine phá hủy, có 6 chiếc đã bị bắn rơi và 5 chiếc bị "phá hủy trên mặt đất", do một cuộc tấn công của Ukraine vào sân bay của Không quân Nga (VVS). Nhưng liệu 6 chiếc bị bắn hạ là do trúng tên lửa đất đối không (SAM) hay bị bắn rơi khi không chiến với máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine, thì hiện vẫn chưa được xác định.
Trong số 11 chiếc Su-30SM của Nga bị Ukraine phá hủy, có 6 chiếc đã bị bắn rơi và 5 chiếc bị "phá hủy trên mặt đất", do một cuộc tấn công của Ukraine vào sân bay của Không quân Nga (VVS). Nhưng liệu 6 chiếc bị bắn hạ là do trúng tên lửa đất đối không (SAM) hay bị bắn rơi khi không chiến với máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine, thì hiện vẫn chưa được xác định.
Trong số 6 chiếc Su-30 bị bắn hạ từ trên không (có thể bằng SAM hoặc không chiến), chỉ có một chiếc bị phá hủy vào tháng 9; trong khi phần còn lại xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/2022. Như vậy không có chiếc Su-30 nào bị thiệt hại trong 4 tháng 5, 6, 7 và 8 năm 2022.
Trong số 6 chiếc Su-30 bị bắn hạ từ trên không (có thể bằng SAM hoặc không chiến), chỉ có một chiếc bị phá hủy vào tháng 9; trong khi phần còn lại xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/2022. Như vậy không có chiếc Su-30 nào bị thiệt hại trong 4 tháng 5, 6, 7 và 8 năm 2022.
Đối với 5 chiếc được đề cập là đã bị phá hủy trên mặt đất, thì một chiếc được cho là đang bốc cháy trên đường băng của căn cứ không quân vào ngày 25/2/2022. Cho dù đây là một tai nạn, hay kết quả của một cuộc tấn công của Ukraine vào căn cứ không quân VVS, thì vẫn chưa được sáng tỏ.
Đối với 5 chiếc được đề cập là đã bị phá hủy trên mặt đất, thì một chiếc được cho là đang bốc cháy trên đường băng của căn cứ không quân vào ngày 25/2/2022. Cho dù đây là một tai nạn, hay kết quả của một cuộc tấn công của Ukraine vào căn cứ không quân VVS, thì vẫn chưa được sáng tỏ.
Bốn chiếc Su-30 còn lại bị phá hủy, đã được thể hiện trong một bức ảnh vệ tinh chụp Căn cứ không quân Saky trên bán đảo Crimea vào ngày 9/8; qua hình ảnh phân giải cao cho thấy, những chiếc máy bay đậu trên sân bay đang bốc cháy.
Bốn chiếc Su-30 còn lại bị phá hủy, đã được thể hiện trong một bức ảnh vệ tinh chụp Căn cứ không quân Saky trên bán đảo Crimea vào ngày 9/8; qua hình ảnh phân giải cao cho thấy, những chiếc máy bay đậu trên sân bay đang bốc cháy.
Điều này có thể được kết luận là do Quân đội Ukraine (AFU) tấn công vào sân bay Saky vào cùng ngày (ngày 9/8). Tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny và Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Nghị viện về Quốc phòng và Tình báo, Mykhaylo Zabrodskiy, đã tiết lộ chi tiết về cuộc tấn công trên, trong một bài báo trên hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine.
Điều này có thể được kết luận là do Quân đội Ukraine (AFU) tấn công vào sân bay Saky vào cùng ngày (ngày 9/8). Tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny và Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Nghị viện về Quốc phòng và Tình báo, Mykhaylo Zabrodskiy, đã tiết lộ chi tiết về cuộc tấn công trên, trong một bài báo trên hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine.
Theo Ukrinform, "Đòn tấn công tên lửa" của Ukraine đã phá hủy ít nhất 9 máy bay chiến đấu của Nga tại sân bay Saky, bao gồm cả Su-30SM và tiêm kích bom Su-24M, nhưng Ukrinform không nêu rõ loại tên lửa được sử dụng.
Theo Ukrinform, "Đòn tấn công tên lửa" của Ukraine đã phá hủy ít nhất 9 máy bay chiến đấu của Nga tại sân bay Saky, bao gồm cả Su-30SM và tiêm kích bom Su-24M, nhưng Ukrinform không nêu rõ loại tên lửa được sử dụng.
Theo thống kê của Oryx, loại máy bay của Không quân Nga bị bắn hạ nhiều nhất ở chiến trường Ukraine là cường kích hỗ trợ hỏa lực mặt đất Su-25 Frogfoot, số lượng lên tới 23 chiếc; đây cũng là loại máy bay bị bắn rơi nhiều nhất của Không quân Ukraine.
Theo thống kê của Oryx, loại máy bay của Không quân Nga bị bắn hạ nhiều nhất ở chiến trường Ukraine là cường kích hỗ trợ hỏa lực mặt đất Su-25 Frogfoot, số lượng lên tới 23 chiếc; đây cũng là loại máy bay bị bắn rơi nhiều nhất của Không quân Ukraine.
Loại chiến đấu cơ tiếp theo của Không quân Nga bị bắn rơi nhiều là tiêm kích bom Su-34 (16 chiếc bị bắn rơi) và một chiếc Su-35S. Một chiếc MiG-31BM cũng bị rơi do “sự cố không liên quan đến chiến đấu” khi chiếc máy bay này chạy chệch khỏi đường băng tại Căn cứ Không quân Belbek ở Crimea vào ngày 6/10 và rơi xuống một vách đá.
Loại chiến đấu cơ tiếp theo của Không quân Nga bị bắn rơi nhiều là tiêm kích bom Su-34 (16 chiếc bị bắn rơi) và một chiếc Su-35S. Một chiếc MiG-31BM cũng bị rơi do “sự cố không liên quan đến chiến đấu” khi chiếc máy bay này chạy chệch khỏi đường băng tại Căn cứ Không quân Belbek ở Crimea vào ngày 6/10 và rơi xuống một vách đá.
Từ những thiệt hại của chiến đấu cơ dòng Su của Không quân Nga tại chiến trường Ukraine, Ấn Độ cần nhanh chóng nâng cấp những chiến đấu cơ dòng Su của họ; vì trong một cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai, Ấn Độ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Su-30 và Rafale để thực hiện các cuộc tấn công hoặc chiếm ưu thế trên không. Su-30MKI sẽ vẫn là xương sống của Không quân Ấn Độ (IAF) trong nhiều thập kỷ.
Từ những thiệt hại của chiến đấu cơ dòng Su của Không quân Nga tại chiến trường Ukraine, Ấn Độ cần nhanh chóng nâng cấp những chiến đấu cơ dòng Su của họ; vì trong một cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai, Ấn Độ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Su-30 và Rafale để thực hiện các cuộc tấn công hoặc chiếm ưu thế trên không. Su-30MKI sẽ vẫn là xương sống của Không quân Ấn Độ (IAF) trong nhiều thập kỷ.
Vào tháng 10/2022, IAF đã quyết định nâng cấp những chiếc Su-30MKI bằng các hệ thống nội địa, như hệ thống điện tử hàng không, radar, một số hỗ trợ kỹ thuật đơn giản và một động cơ mới từ Nga. Điều này nhằm tránh làm phật lòng Mỹ, quốc gia đã trừng phạt Nga nghiêm ngặt trong thời gian vừa qua.
Vào tháng 10/2022, IAF đã quyết định nâng cấp những chiếc Su-30MKI bằng các hệ thống nội địa, như hệ thống điện tử hàng không, radar, một số hỗ trợ kỹ thuật đơn giản và một động cơ mới từ Nga. Điều này nhằm tránh làm phật lòng Mỹ, quốc gia đã trừng phạt Nga nghiêm ngặt trong thời gian vừa qua.
Vào đầu tháng 10, Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Nguyên soái VR Chaudhari thông báo rằng, các thông số kỹ thuật của việc nâng cấp đáng kể tính năng của số Su-30 MKI của IAF đang được quyết định. 84 chiếc Su-30 MKI sẽ được nâng cấp trong đợt đầu tiên, với quá trình hiện đại hóa bắt đầu sau 4-5 năm thiết kế và phát triển.
Vào đầu tháng 10, Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Nguyên soái VR Chaudhari thông báo rằng, các thông số kỹ thuật của việc nâng cấp đáng kể tính năng của số Su-30 MKI của IAF đang được quyết định. 84 chiếc Su-30 MKI sẽ được nâng cấp trong đợt đầu tiên, với quá trình hiện đại hóa bắt đầu sau 4-5 năm thiết kế và phát triển.
Phiên bản Su-30 MKI do Ấn Độ tự nâng cấp bao gồm thiết bị tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại dải kép tầm xa (IRST) mới, được phát triển bởi Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và công ty nội địa Bharat Electronics Limited (BEL).
Phiên bản Su-30 MKI do Ấn Độ tự nâng cấp bao gồm thiết bị tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại dải kép tầm xa (IRST) mới, được phát triển bởi Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và công ty nội địa Bharat Electronics Limited (BEL).
Su-30 MKI mới cũng được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đang được DRDO, Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Nga phát triển, để thay thế radar nguyên gốc N011M Bars trang bị trên Su-30 MKI. Động cơ AL-41F-1S do Nga phát triển, dự kiến sẽ được trang bị cho Su-30 MKI của Ấn Độ.
Su-30 MKI mới cũng được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đang được DRDO, Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Nga phát triển, để thay thế radar nguyên gốc N011M Bars trang bị trên Su-30 MKI. Động cơ AL-41F-1S do Nga phát triển, dự kiến sẽ được trang bị cho Su-30 MKI của Ấn Độ.
Cựu phi công lái chiến đấu cơ Jaguar của IAF, Vijainder K Thakur đã khuyến nghị Ấn Độ học hỏi việc Nga nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30SM của mình lên tiêu chuẩn SM2. Kế hoạch nâng cấp Su-30 ban đầu của Ấn Độ đã bị đình trệ trong vài năm, chủ yếu do HAL và Rosoboronexport giải quyết vấn đề phụ tùng thay thế.
Cựu phi công lái chiến đấu cơ Jaguar của IAF, Vijainder K Thakur đã khuyến nghị Ấn Độ học hỏi việc Nga nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30SM của mình lên tiêu chuẩn SM2. Kế hoạch nâng cấp Su-30 ban đầu của Ấn Độ đã bị đình trệ trong vài năm, chủ yếu do HAL và Rosoboronexport giải quyết vấn đề phụ tùng thay thế.
Trong khi đó, Nga đã nâng cấp phi đội Su-30SM của họ lên chuẩn Su-30SM2, thì việc Ấn Độ hợp tác với Nga để nâng cấp Su-30 MKI sẽ góp phần hạ giá thành và quan trọng nhất là rút ngắn thời gian phát triển. Đặc biệt là nguồn cung ứng phụ tùng sẽ đảm bảo hơn khi sản xuất ở Ấn Độ.
Trong khi đó, Nga đã nâng cấp phi đội Su-30SM của họ lên chuẩn Su-30SM2, thì việc Ấn Độ hợp tác với Nga để nâng cấp Su-30 MKI sẽ góp phần hạ giá thành và quan trọng nhất là rút ngắn thời gian phát triển. Đặc biệt là nguồn cung ứng phụ tùng sẽ đảm bảo hơn khi sản xuất ở Ấn Độ.
Một phân tích gần đây của EurAsian Times đã giải thích chương trình nâng cấp chiến đấu cơ Su-30SM2 của Nga, đã cố gắng kết hợp nâng cấp Su-30 theo một số tiêu chuẩn của Su-35 ở mức tối đa, có thể để “giảm thiểu chi phí hậu cần và bảo dưỡng”. Điều này diễn ra trong bối cảnh một lô máy bay chiến đấu Su-30SM2 mới, được Nhà máy Hàng không Irkutsk bàn giao cho Không quân Nga.
Một phân tích gần đây của EurAsian Times đã giải thích chương trình nâng cấp chiến đấu cơ Su-30SM2 của Nga, đã cố gắng kết hợp nâng cấp Su-30 theo một số tiêu chuẩn của Su-35 ở mức tối đa, có thể để “giảm thiểu chi phí hậu cần và bảo dưỡng”. Điều này diễn ra trong bối cảnh một lô máy bay chiến đấu Su-30SM2 mới, được Nhà máy Hàng không Irkutsk bàn giao cho Không quân Nga.

GALLERY MỚI NHẤT