(VietnamDaily) - Đến thế kỷ 11, áo giáp có bước phát triển lớn, với sự ra đời của giáp lưới, được kết bằng những mắt xích kim loại ở nước Pháp...
T.B (tổng hợp)
Gắn với các cuộc chiến tranh, áo giáp đã có một vai trò thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử của loài người. Trong hàng nghìn năm, áo giáp có những đổi thay ngoạn mục qua từng thời kỳ lịch sử.
Theo các nhà nghiên cứu, áo giáp sơ khai chỉ là một dạng đệm gồm nhiều lớp vải dày với mũ trụ bằng da thuộc cứng để bảo vệ đầu. Loại giáp này hiệu quả với trình độ phát triển của vũ khí đương thời.
Đến thời Hy Lạp và La Mã, các đội quân chính quy đã sử dụng mũ trụ ghép bằng nhiều tấm kim loại, tấm che ngực và khiên gỗ. Nhưng những người lính bình thường ở những nơi xa xôi vẫn chỉ trông chờ vào giáp vải độn và da thuộc.
Đến thế kỷ 11, áo giáp có bước phát triển lớn, với sự ra đời của giáp lưới, được kết bằng những mắt xích kim loại ở nước Pháp. Những bộ giáp này có chi phí chế tạo rất tốn kém, chỉ dành cho hiệp sĩ ưu tú và là biểu tượng địa vị xã hội.
Thế kỷ 15, những bộ giáp phiến hoàn chỉnh xuất hiện. Đây là loại giáp bảo vệ toàn thân ghép từ nhiều phiến kim loại. Bao tay lúc này đã có các khớp ngón, các mảnh che vai cho phép cử động tự do hơn và để lộ kẽ hở hẹp hơn.
Đến thời Phục Hưng, giáp trụ không được cải thiên nhiều về công năng bảo vệ, nhưng lại đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật trang trí. Nhiều bộ áo giáp và mũ trụ thời kỳ này được chế tác cầu kỳ như tác phẩm nghệ thuật, được dùng để phô trương sự giàu có và địa vị của chủ nhân.
Khi các loại súng trở nên phổ biến, các bộ giáp bị “thoái hóa”, chỉ còn là một tấm che ngực. Từ loại giáp này, ảo chống đạn được sử dụng trong Thế chiến II, có tác dụng ngăn các mảnh bom, nhưng không đủ sức để ngăn lực bắn từ đạn.
Sau thế chiến II, nhiều loại áo chống đạn đã được phát triển trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, với khả năng bảo vệ đa dạng. Các loại áo này thường được dùng trong lực lượng cảnh sát, đặc nhiệm và các băng nhóm tội phạm hơn là trong các cuộc chiến tranh.
Những thập niên gần đây, áo chống đạn bằng chất liệu kevlar đã được nghiên cứu và phát triển. Loại áo này làm từ sợi kevlar, có độ bền gấp 5 lần thép và chịu được lực xuyên của đạn.
Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh dàn vũ khí "khủng" được Bộ Quốc phòng trưng bày tại Thái Nguyên | VTV24.
Khác biệt giữa tượng ở Đà Lạt và binh lính Việt Nam thời xưa như nào?
(VietnamDaily) - Nhân thời điểm các mô hình tượng binh lính giống "đội quân đất nung" ở Đà Lạt đang khiến dư luận xôn xao, thử ghé thăm các lăng mộ cổ nổi tiếng Việt Nam xem tượng binh lính xưa trông như thế nào.
Vừa qua, mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh tượng quân lính thời phong kiến được chất lên xe tải và chở về TP. Đà Lạt. Các tượng này được phủ một lớp màu vàng, đỏ. Hình ảnh này làm người ta liên tưởng đến "đội quân đất nung" có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nhưng ông Ngô Quang Phúc, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên Minh Group, đây là các bức tượng mô phỏng lại tượng lính Việt xưa có họa tiết Đông Sơn hoa văn gốc tích của người Việt trên áo giáp và binh khí.
Để rộng đường dư luận, Kiến Thức xin đưa lại hình ảnh những bức tượng binh lính thời xưa tại các lăng mộ cổ nổi tiếng Việt Nam. Trong ảnh là tượng binh lính cổ ở lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội). Lăng được xây dựng từ năm 1733, là nơi an táng Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm.
(VietnamDaily) - Những bức ảnh chỉ có ở đất nước Australia dưới đây ghi lại nhiều khoảnh khắc kỳ quặc nhưng không kém phần hài hước ở xứ sở chuột túi.
Một trong những bức ảnh kỳ quặc chỉ có ở Australia được đăng tải kèm với dòng chú thích: "Trong ô tô của tôi hôm nay nóng đến nỗi khiến đôi giày của tôi tan chảy". (Nguồn ảnh: BrightSide)