Sự cần thiết cần sửa đổi luật đất đai

(Kiến Thức) - Đất là tài nguyên và nguồn lực quan trọng nhất để xã hội phát triển nên cần điều chỉnh cho phù hợp (luật chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội).

Sự cần thiết cần sửa đổi luật đất đai
Do đất là tài nguyên và nguồn lực quan trọng nhất để xã hội phát triển nên cần điều chỉnh cho phù hợp (luật chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội).
Bất cập nội tại: Vi phạm (cán bộ địa phương) và xung đột xã hội trên thực tế liên quan đến đất đai.
Thất thoát nguồn lợi.
Bản chất của luật đất đai
Là công cụ pháp lý cao nhất quản lý đất đai, gồm xác lập và điều chỉnh 2 nội dung chính là xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể/người sử dụng đất đối với các loại đất với các hình thức sử dụng khác nhau (giao, cho thuê...) và quyền và trách của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp để quản lý quyền và trách nhiệm.
Su can thiet can sua doi luat dat dai
Ảnh minh họa. 
Luật có một số vấn đề phát sinh
Chưa thực rõ ràng ở một số định nghĩa về loại đất, chủ thể đất (đặc biệt nhiều định nghĩa còn chưa rõ còn bị hiểu đa nghĩa, không đơn nghĩa, hoặc chưa bao phủ. Một số khái niệm không nên đưa ra (ví dụ không nên đưa khái niệm về rừng), hoặc cần thiết (đất tín ngưỡng).
Còn một số bất cập trong xác định quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể đối với một số loại đất (cộng đồng truyền thống địa phương đối với đất tín ngưỡng), quyền sử dụng đất truyền thống của cộng đồng, thiểu số như thế nào?
Sự lạm dụng và nhầm lẫn (quyền của cơ quan quản lý NN) đối với quyền của các chủ thể sử dụng đất, đặc biệt trong phân loại, thu hồi và đền bù.
Một số vấn đề liên quan đến giá đất.
Định hướng làm sửa đổi Luật đất đai 2013
Luật đất đai chỉ nên là luật khung làm nền tảng quản lý tài nguyên đất và phát triển kinh tế xã hội.
Việc phân loại đất nên dựa theo nguyên tắc quy hoạch hay là từ hiện trạng sử dụng đất?
Phạm vi điều chỉnh đến đâu: chỉ điều chỉnh quyền sử dụng đất, có điều chỉnh đến tài nguyên trên và dưới đất không ?
Quy định quan hệ nào(quyền và nghĩa vụ) giữa các chủ thể đối với các loại đất và đến mức độ các quyền sử dụng đất đến đâu? Nên công nhận quyền sử dụng đất truyền thống của cộng đồng (ví dụ như trường hợp cộng đồng bảo vệ vooc)
Xác định quyền và trách nhiệm nào của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp sao cho không vi phạm đến quyền của các chủ thể/người sử dụng đất.
Khi soạn thảo thảo nội dung liên quan đến thu hồi, chuyển đổi đất: cần làm rõ loại đất nào, trong điều kiện (nào) với tiêu chí, quy trình thủ tục, cơ chế rõ ràng, tránh soạn theo phổ rộng dễ bị lợi dụng.
Làm rõ và cụ thể nguyên tắc và phương pháp định giá đất.
Làm rõ các điều khoản minh bạch và giải trình trong quản lý đất đai.
Quy định cụ thể chi tiết các điều khoản để có thể vận hành ngay vào thực tiễn (không nên để lại cần có nghị định và TT hướng dẫn)
Ngoài ra còn liên quan đến cách xây dựng luật.

Sở TN&MT Thanh Hóa đề xuất ý kiến hướng đến sửa đổi, bổ sung luật đất đai

(Kiến Thức) - Sở TN&MT Thanh Hóa vừa đưa ra đề xuất hướng đến sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn… tại diễn đàn “Sửa đổi chính sách đất đai để phát triển bền vững” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Tại buổi diễn đàn “Sửa đổi chính sách đất đai để phát triển bền vững” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) vừa diễn ra tại Hà Nội vừa qua, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá đã có một số ý kiến tham luận thú vị.
Bài tham luận xoay quanh thực trạng và giải pháp tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Những vấn đề cần sửa đổi để hài hoà giữa Luật đất đai và Luật lâm nghiệp

(Kiến Thức) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai để tương thích với Luật lâm nghiệp là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và góp phần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2017 và có hiệu lực từ 1/1/2019, ngoài việc kế thừa Luật BV&PTR năm 2004, Luật Lâm nghiệp 2017 đã bổ sung một số quy định mới phù hợp với bối cảnh của đất nước, như điều chỉnh về phân loại rừng, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng… , trong khi đó Luật Đất đai được Quốc hội thông qua vào năm 2013 đến nay đã có điểm không còn phù hợp với thực tế nói chung và với Luật Lâm nghiệp nói riêng. Quốc hội đã có kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tiễn quản lý lâm nghiệp Việt Nam, đồng thời tránh sự trồng chéo bất cập giữa 2 Luật...
Nhung van de can sua doi de hai hoa giua Luat dat dai va Luat lam nghiep
Ảnh minh họa. 

Tin mới