Sự đáng sợ của tên lửa Nga bắn rụng trực thăng TNK

Sự đáng sợ của tên lửa Nga bắn rụng trực thăng TNK

(Kiến Thức) - Việc bắn rơi trực thăng tấn công AH-1W của Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa cho thấy sự đáng sợ của tên lửa vác vai Igla do Nga sản xuất. 

Xem toàn bộ ảnh
Hôm 13/5, phiến quân PKK đã sử dụng tổ hợp  tên lửa vác vai Igla (Nga chế tạo) bắn hạ một chiếc trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Giây phút cuối cùng của chiếc AH-1W.
Hôm 13/5, phiến quân PKK đã sử dụng tổ hợp tên lửa vác vai Igla (Nga chế tạo) bắn hạ một chiếc trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Giây phút cuối cùng của chiếc AH-1W.
Chiến binh PKK với tổ hợp tên lửa vác vai Igla do Nga sản xuất, không hiểu qua nguồn nào lại lọt tay tổ chức này.
Chiến binh PKK với tổ hợp tên lửa vác vai Igla do Nga sản xuất, không hiểu qua nguồn nào lại lọt tay tổ chức này.
Tên lửa vác vai Igla đang hướng tới mục tiêu AH-1W.
Tên lửa vác vai Igla đang hướng tới mục tiêu AH-1W.
Khoảnh khắc kinh hoàng: Chiếc AH-1W như bị bắn gãy cả đuôi, sau đó mất kiếm soát đâm thẳng xuống đất chỉ trong vài giây.
Khoảnh khắc kinh hoàng: Chiếc AH-1W như bị bắn gãy cả đuôi, sau đó mất kiếm soát đâm thẳng xuống đất chỉ trong vài giây.
Tên lửa vác vai Igla hay có tên gọi đầy đủ là 9K38 Igla (NATO định danh là SA-18) là thế hệ 2 của dòng tên lửa phòng không tầm thấp mang vác đặc biệt nguy hiểm Igla được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1980. Hiện loại tên lửa này được cho là hoạt động ở khoảng 34 quốc gia trên thế giới, gồm cả Việt Nam.
Tên lửa vác vai Igla hay có tên gọi đầy đủ là 9K38 Igla (NATO định danh là SA-18) là thế hệ 2 của dòng tên lửa phòng không tầm thấp mang vác đặc biệt nguy hiểm Igla được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1980. Hiện loại tên lửa này được cho là hoạt động ở khoảng 34 quốc gia trên thế giới, gồm cả Việt Nam.
Tổ hợp tên lửa vác vai 9K38 Igla là sự cải tiến sâu hơn trên cơ sở mẫu 9K310 Igla-1 ra mắt năm 1981, tập trung chủ yếu vào việc cải thiện đầu tự dẫn tên lửa với khả năng kháng nhiễu hồng ngoại, tăng độ nhạy cảm, tăng khả năng bắt bám mục tiêu ở bán cầu trước.
Tổ hợp tên lửa vác vai 9K38 Igla là sự cải tiến sâu hơn trên cơ sở mẫu 9K310 Igla-1 ra mắt năm 1981, tập trung chủ yếu vào việc cải thiện đầu tự dẫn tên lửa với khả năng kháng nhiễu hồng ngoại, tăng độ nhạy cảm, tăng khả năng bắt bám mục tiêu ở bán cầu trước.
Đạn tên lửa 9M39 của tổ hợp tên lửa Igla đạt tầm bắn lớn hơn, động cơ rocket cháy nhanh hơn nhưng cho tốc độ bay lớn hơn.
Đạn tên lửa 9M39 của tổ hợp tên lửa Igla đạt tầm bắn lớn hơn, động cơ rocket cháy nhanh hơn nhưng cho tốc độ bay lớn hơn.
Đạn tên lửa 3M9 của tổ hợp 9K38 Igla nặng 10,8kg, lắp phần chiến đấu nặng 1,17kg kiểu nổ phá mảnh.
Đạn tên lửa 3M9 của tổ hợp 9K38 Igla nặng 10,8kg, lắp phần chiến đấu nặng 1,17kg kiểu nổ phá mảnh.
Tên lửa đạt tốc độ bay tối đa đến 800m/s, tầm bắn 5,2km, tốc độ tiếp cận mục tiêu đến 320m/s.
Tên lửa đạt tốc độ bay tối đa đến 800m/s, tầm bắn 5,2km, tốc độ tiếp cận mục tiêu đến 320m/s.
Với đầu dò cực mạnh, đối phó được công nghệ gây nhiễu bằng mồi bẫy hồng ngoại, trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra vốn chỉ trang bị hệ thống đối kháng kiểu cũ gần như không có cơ hội đánh trả.
Với đầu dò cực mạnh, đối phó được công nghệ gây nhiễu bằng mồi bẫy hồng ngoại, trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra vốn chỉ trang bị hệ thống đối kháng kiểu cũ gần như không có cơ hội đánh trả.
Không may cho Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tên lửa vác vai Igla được các tổ chức khủng bố, các lực lượng phiến quân ở Syria dùng rất phổ biến. Cho nên, vụ bắn rơi chiếc AH-1W có lẽ chỉ mới là điểm khởi đầu.
Không may cho Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tên lửa vác vai Igla được các tổ chức khủng bố, các lực lượng phiến quân ở Syria dùng rất phổ biến. Cho nên, vụ bắn rơi chiếc AH-1W có lẽ chỉ mới là điểm khởi đầu.

GALLERY MỚI NHẤT