Sử dụng 8 loại thực phẩm này cần lưu ý để tránh bị dị ứng theo mùa

Nếu những ai thường bị dị ứng theo mùa thì nên cẩn trọng khi sử dụng những loại thực phẩm dưới đây.

Nhiều yếu tố có thể gây nên bệnh di ứng như di truyền, lối sống, chế độ ăn uống. Tuy nhiên, histamin mặc dù là một chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu trong cơ thể, nhưng khi tăng lượng lớn lại là thủ phạm chính gây ra phản ứng dị ứng.
Các loại thực phẩm như phô mai, động vật có vỏ, cà chua, các loại hạt có chứa lượng histamin dồi dào. Tuy nhiên khi ăn những thực phẩm này, kết hợp với lượng histamin có sẵn do cơ thể tạo ra, nó có thể gây khó chịu, các vấn đề về hô hấp và thậm chí tệ hơn thế.
Cà chua, nấm và các loại rau tươi khác
Su dung 8 loai thuc pham nay can luu y de tranh bi di ung theo mua
Ảnh minh họa. 
Rau vốn luôn tốt cho sức khỏe nhưng cũng là một thực phẩm chứa nguồn histamin dồi dào và những người dễ bị kích ứng nên tránh. Theo đó, các loại rau như rau bina, cà tím, bí ngô, bơ, cần tây đã được chỉ ra là những thực phẩm tốt ít gây ra dị ứng còn nên tránh các thực phẩm như cà chua, nấm,... nếu cơ thể nhạy cảm. Nếu không chắc chắn có bị dị ứng hay không thì nên dùng thử trước trong một môi trường được kiểm soát.
Hạnh nhân, đậu phộng và các loại hạt
Những người dị ứng phấn hoa cũng có xu hướng nghiêng về dị ứng các loại hạt cây như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, đậu phộng và quả hồ trăn (hạt dẻ cười). Nếu dị ứng là điểm yếu của bản thân thì hãy cẩn trọng và kiểm tra mọi thực phẩm. Đặc biệt là bột mì, sữa. Ngay cả việc tự làm thực phẩm để dễ kiểm soát cũng có thể bị phá hủy khi tiếp xúc với các loại hạt này.
Rượu vang
Rượu vang trắng và vang đỏ được cho là chất gây dị ứng phổ biến nhất. Ít ai ngờ rằng rượu vang được làm từ nho lên men nên chứa nhiều sulfite và có thể gây ra cơn hen. Rượu là thực phẩm lên men, mà thức ăn càng cũ thì lượng histamin càng cao và điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng theo mùa.
Động vật có vỏ
Dị ứng với động vật có vỏ khá phổ biến và có thể phát triển một cách không ngờ, ngay cả đối với người đã từng ăn loại thực phẩm này trước đây mà không bị dị ứng. Thông thường, những người dị ứng động vật có vỏ cũng sẽ dị ứng cả những thực phẩm khác, vì vậy cần cẩn trọng với chúng vì loại dị ứng này có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm.
Chuối
Ăn chuối xanh có thể gây rắc rối với những người mắc bệnh dị ứng. Những người dị ứng cỏ phấn hương có xu hướng phản ứng như sưng môi sau khi ăn chuối xanh, vì vậy cũng cần tránh ăn. Tuy nhiên, ăn bánh kem chuối, hay chuối chín có thể không gây ảnh hưởng đến những người bị dị ứng.
Phô mai xanh
Phô mai xanh là một loại thực phẩm lên men và chứa hàm lượng histamin cao. Khi sử dụng, nó tạo ra một loạt các triệu chứng như tức ngực, hắt hơi hay thậm chí là sốc phản vệ. Do đó, những người bị dị ứng nên kiểm tra hàm lượng thực phẩm và tránh loại phô mai này.
Lúa mì và các loại ngũ cốc
Quá mẫn cảm với lúa mì và các loại ngũ cốc khác là một loại dị ứng khá phổ biến ở trẻ em. Nó gây ra bởi một phản ứng với hàm lượng protein trong ngũ cốc. Cách quản lý tốt nhất là tránh các thực phẩm từ lúa mì và ngũ cốc dễ gây dị ứng.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc rất tốt đối với người bị cảm cúm nhưng lại có thể gây phiền toái cho người bị dị ứng. Những người dị ứng trà hoa cúc chủ yếu là người dị ứng cả cỏ phấn hương. Loại trà này có thể gây dị ứng cho trẻ em và trẻ sơ sinh nếu dùng quá thường xuyên và dễ bị bệnh này.

Vấp ngã đầu đời: Tôi muốn làm lại sau quá khứ nghiện ngập

“Tôi muốn trở thành con người khác dù chẳng dễ gì thoát khỏi hố sâu được tạo nên bởi những ngày vui vô độ bên rượu, bia và thuốc lắc", bạn Linh Hà chia sẻ cú vấp ngã của đời mình.

Tôi đã đọc những chia sẻ của một số bạn về vấp ngã đầu đời, điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi nhìn lại chính cuộc đời mình. Ban đầu, tôi khá phân vân, không biết liệu có nên chia sẻ câu chuyện của mình. Không phải vì xấu hổ hay không đủ can đảm kể ra, mà bởi những ngày này, tôi vẫn phải nỗ lực để vượt qua cú ngã đầu đời.

Làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa lũ?

(Kiến Thức) - Theo đó, trước khi xảy ra bão, lũ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm...

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, năm 2018, theo dự báo có khoảng 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, tình hình thời tiết, mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ 2018.

Tin mới