Su hào là “thần dược” mùa đông nhưng ăn cách này thêm bệnh

Loại củ được mệnh danh "thần dược" mùa đông, có chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn sai cách có thể gây tổn hại cho sức khoẻ.

Su hào là “thần dược” mùa đông nhưng ăn cách này thêm bệnh
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, củ su hào có chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axit folic, vitamin C, kali, magiê và đồng, cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào.

Đặc biệt, loại rau này cũng có mặt trong bảng xếp hàng các loại rau có hàm lượng vitamin C hàng đầu, đáp ứng hơn 100% lượng vitamin C hàng ngày mà con người cần.

Ngoài ra, hàm lượng phytochemical trong su hào vô cùng quý giá, có tác dụng chống ung thư, tiểu đường, cholesterol cao…

Su hao la “than duoc” mua dong nhung an cach nay them benh
Ngoài làm rau ăn, su hào còn có thể tận dụng để chữa bệnh.
Theo đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) su hào không đơn thuần là rau ăn hàng ngày mà còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Su hao la “than duoc” mua dong nhung an cach nay them benh-Hinh-2
 
Một số bài thuốc chữa bệnh từ su hào cực dễ làm được chuyên gia chỉ ra dưới đây, mọi người đều có thể áp dụng tại nhà.
1. Chữa viêm loét hành tá tràng
Cách dùng: Chuẩn bị 30g su hào, 30g lá bỏng. Đem 2 thứ đi giã nhỏ, thêm nước chín, vắt lấy nước cốt uống.
2. Chữa âm nang
Cách dùng: Dùng su hào, thương lục thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.
3. Chữa đờm tích trong họng, giúp long đờm
Cách dùng: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.
Su hao la “than duoc” mua dong nhung an cach nay them benh-Hinh-3
Để giảm cân, chữa béo phì nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế xào. 
4. Giảm cân, chữa béo phì
Cách dùng: Su hào chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan, không cholesterol nên là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc muốn giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế xào.
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Cách dùng: Bạn nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.
6. Chữa miệng khô, khát nước
Cách dùng: Cắt su hào thành từng miếng và giã nát, cho thêm đường và nước đun sôi, uống.
7. Tiêu mụn nhọt
Cách dùng: Giã nát su hào, đắp vào chỗ chứa mụn hoặc vắt lấy nước uống để mụn nhanh lành.
8. Lên nhọt độc không rõ nguyên nhân
Cách dùng: Uống nước ép su hào, còn bã thì đắp vào khu mọc nhọt sẽ giúp giảm đau, nhọt nặn nhanh hơn.
Su hao la “than duoc” mua dong nhung an cach nay them benh-Hinh-4
 
Lưu ý quan trọng khi ăn su hào
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo rằng dù su hào là món có thể chữa bệnh và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng khi ăn bạn không nên phạm phải những sai lầm sau:
- Tránh ăn sống su hào: Ăn nhiều sẽ gây ra đau bụng cho những người đang gặp khó khăn về đường tiêu hóa, người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ.
- Không ăn quá nhiều su hào: Theo đông y, su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Su hao la “than duoc” mua dong nhung an cach nay them benh-Hinh-5
 
Mặc dù có thể làm nhiều món ngon nhưng không nên ăn quá nhiều su hào cùng lúc.

- Những người bị sưng tuyến giáp tuyệt đối không ăn su hào vì loại rau này có chứa hợp chất goitrogens gây sưng tuyến giáp.

Mê mẩn trồng su hào tím tô điểm cho vườn cực xinh

Với màu sắc bắt mắt, ấn tượng, trồng su hào tím tại nhà được coi là cách giúp bạn nhuộm sắc tím cho khu vườn nhà mình thêm rực rỡ trong tiết trời đầu đông.

Mê mẩn trồng su hào tím tô điểm cho vườn cực xinh
Su hào tím ưa mát mẻ nên với khí hậu Việt Nam, bạn nên trồng loại củ này vào vụ thu đông. Su hào tím rất phù hợp trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhựa chuyên trồng rau sạch tại nhà. Đang trở thành "mục tiêu" săn đón của nhiều anh chị em mê làm vườn, hạt giống su hào tím hiện được bán ở những cửa hàng hạt giống với giá từ 20.000 đến 30.000/gói 2 gram.
Su hào tím ưa mát mẻ nên với khí hậu Việt Nam, bạn nên trồng loại củ này vào vụ thu đông. Su hào tím rất phù hợp trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhựa chuyên trồng rau sạch tại nhà. Đang trở thành "mục tiêu" săn đón của nhiều anh chị em mê làm vườn, hạt giống su hào tím hiện được bán ở những cửa hàng hạt giống với giá từ 20.000 đến 30.000/gói 2 gram. 

Ăn su hào, bạn chẳng lo mắc 5 bệnh này

(Kiến Thức) - Su hào có chứa ít chất béo hòa tan, lượng kali dồi dào... nên rất tốt cho tim, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
 

Ăn su hào, bạn chẳng lo mắc 5 bệnh này
Video: 5 công dụng của củ su hào đối với sức khỏe:

Những đại kỵ khi ăn su hào, cần biết để tránh rước họa vào thân

Su hào cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư, củng cố xương, hỗ trợ thị giác, bảo vệ cơ và các chức năng thần kinh. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những tổn hại về sức khỏe.

Những đại kỵ khi ăn su hào, cần biết để tránh rước họa vào thân
Nhung dai ky khi an su hao, can biet de tranh ruoc hoa vao than

Ảnh minh họa: Internet. 

Người ta ăn su hào, chủ yếu là củ, làm rau ăn luộc, xào, hầm xương, hoặc dùng củ non thái nhỏ làm nộm, hoặc phơi tái làm dưa món, muối dưa. Ngoài chức năng như là một món ăn phổ biến, su hào còn được biết đến là một loại củ thuộc họ nhà cải bắp và cũng có khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Theo Tây y, su hào có các thành phần chính gồm: anbumin, đường, chất xơ, canxi, phôt pho, sắt, vitamin C, axit nicotic.
Những người tuyệt đối không ăn su hào
Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Người bị bệnh tuyến giáp
Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Nhung dai ky khi an su hao, can biet de tranh ruoc hoa vao than-Hinh-2
Các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết. Ảnh minh họa: Internet. 
Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết

Tin mới