Sự nghiệp thăng trầm của ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV

(Vietnamdaily) - Ông Trần Bắc Hà có 35 năm công tác tại BIDV và được xem "linh hồn" của ngân hàng này.

Ông Trần Bắc Hà, sinh năm 1956, quê Bình Định, bắt đầu làm việc tại BIDV tháng 2/1981 và nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9/2016.

Ông Hà có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT BIDV.

Ông được xem như "linh hồn" của BIDV trong suốt thời gian dài và là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản BIDV...

Ngoài ra, ông Trần Bắc Hà đã chỉ đạo thành lập ngân hàng BIDV tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.

Trong lĩnh vực ngân hàng, người đàn ông quê Bình Định này được biết đến bởi những phát ngôn gây chú ý đối với dư luận.

Ông từng phát biểu rằng, lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty hiện rất "khó sống" với mức lương tối đa được quy định là 36 triệu đồng một tháng. "Nhưng không sống được cũng phải cố sống bởi dẫu sao cũng cao hơn lương của công chức Nhà nước", có lần ông nói. 

Hay trước "đại hạn" của Bầu Đức (Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) - một đối tác khách hàng có dư nợ lớn của BIDV - ông Trần Bắc Hà từng phát biểu hết sức thiện chí: "HAGL quan hệ với BIDV 20 năm nay, vay trả sòng phẳng nhưng do tình hình thị trường nên có chậm. Khi họ khó khăn, cả 10 ngân hàng cho vay đều thấy cần trách nhiệm đồng hành hỗ trợ".

Su nghiep thang tram cua ong Tran Bac Ha, cuu Chu tich Ngan hang BIDV
 Ông Trần Bắc Hà

Trước khi bị bắt, ông Hà có nhiều tin đồn. Cụ thể, năm 2013, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc được tung ra cùng với tin đồn Ngân hàng Nhà nước phá giá tiền đồng 2-3% đã khiến thị trường chứng khoán lao đốc mạnh; giá vàng, USD đồng loạt tăng.

Ngay sau đó BIDV đã bác bỏ tin đồn trên và cho biết đó là thông tin bịa đặt với dụng ý xấu nhằm mục đích trục lợi.

Sau đó, một số người tung tin này đã bị bắt, mỗi người bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng, nhưng cơ quan công an không công bố danh tính.

Năm 2017, tin đồn ông Hà bị bắt lại rộ lên sau khi nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an cho thấy ông có ký duyệt cho vay đối với Ngân hàng Xây dựng. Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Hà nói vẫn bình thường.

Ông Hà được nhà chức trách xác định liên quan tới đại án Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank với 2 tư cách: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng và đại án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Tuy nhiên tại phiên xét xử vụ án này hồi tháng 1/2018 được triệu tập đến toà với tư cách “người có nghĩa vụ liên quan” nhưng ông Hà đã vắng mặt với lý do “xin ra nước ngoài chữa bệnh”.

Tại kỳ họp thứ 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận những vi phạm của ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV là rất nghiêm trọng và đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Sau đó, ngày 29/11/2018 ông Hà chính thức bị bắt cho đến 18/7/2019 thì tử vong trong trại tạm giam. 

Su nghiep thang tram cua ong Tran Bac Ha, cuu Chu tich Ngan hang BIDV-Hinh-2
 Đồ họa báo Tuổi trẻ 

Gia đình ông Trần Bắc Hà có những dự án “khủng” nào?

(Kiến Thức) - Những dự án "vàng" của gia đình ông Trần Bắc Hà được triển khai từ Bình Định đến Lào. Trong đó, dự án khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng tại TP Quy Nhơn vừa bị đề xuất thu hồi. 
 

Dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng 2.900 tỷ đồng 
Theo nguồn tin trên báo Người lao động, Sở Kế hoạch - Đầu tư Bình Định vừa đề xuất UBND tỉnh Bình Định xem xét thu hồi chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng tại TP Quy Nhơn. Nguyên nhân do chủ đầu tư chậm triển khai theo cam kết. Đây chính là dự án do con trai và con gái ông Trần Bắc Hà cùng một doanh nghiệp khác làm chủ đầu tư. 

Vụ Phạm Công Danh: Không đủ căn cứ xử lý hình sự ông Trần Bắc Hà

(Kiến Thức) - Theo kết quả điều tra bổ sung đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, chưa thấy tài liệu hay chứng cứ, lời khai nào thể hiện ông Trần Bắc Hà hưởng lợi từ việc cho 12 công ty "ma" của Danh vay.

Chiều ngay hôm qua (21/6), TAND TP HCM đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, cáo trạng vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và một loạt các ngân hàng lớn khác gây thiệt hại 6.100 tỷ đồng sau một thời gian điều tra bổ sung.
Trước đó, tháng 1/2018, TAND TP HCM đã đưa vụ án này ra xét xử nhưng tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tới ngày 20/3, VKSND Tối cao ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.