Sự thật 7 sự cố tồi tệ nhất lịch sử khám phá không gian

Sự thật 7 sự cố tồi tệ nhất lịch sử khám phá không gian

Các chuyến khám phá không gian luôn là những nhiệm vụ hết sức nguy hiểm. Nhiều phi hành gia đã hy sinh tính mạng do các tai nạn thảm khốc trong các sứ mệnh đặc biệt này.

Xem toàn bộ ảnh
ISS Expedition 36: Rò rỉ nước trong bộ đồ của phi hành gia. Phi hành gia người Italy Luca Parmitano đã uống một chút nước khi làm việc bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 16/7/2013. Khi đi bộ ngoài không gian trong chuyến thám hiểm lần thứ 36 lên ISS, mũ bảo hiểm của Parmitano bất ngờ chứa đầy chất lỏng, và khi ở trong không gian, nước tự do nổi xung quanh toàn bộ đầu khiến anh không thể giao tiếp. Chuyến  khám phá không gian dưới hình thức đi bộ đã bị hủy bỏ và phi hành gia vẫn an toàn.
ISS Expedition 36: Rò rỉ nước trong bộ đồ của phi hành gia. Phi hành gia người Italy Luca Parmitano đã uống một chút nước khi làm việc bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 16/7/2013. Khi đi bộ ngoài không gian trong chuyến thám hiểm lần thứ 36 lên ISS, mũ bảo hiểm của Parmitano bất ngờ chứa đầy chất lỏng, và khi ở trong không gian, nước tự do nổi xung quanh toàn bộ đầu khiến anh không thể giao tiếp. Chuyến khám phá không gian dưới hình thức đi bộ đã bị hủy bỏ và phi hành gia vẫn an toàn.
Thảm họa tàu con thoi Challenger. Ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger thực hiện phi vụ STS 51-L phóng vệ tinh TDRS-B và thực hiện chương trình "Giáo viên trong vũ trụ". Sau 73 giây, con tàu nổ tung trên bầu trời Đại Tây Dương, miền trung bang Florida đúng 11h38 trưa. Toàn bộ phi hành đoàn gồm 7 người đều tử nạn.
Thảm họa tàu con thoi Challenger. Ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger thực hiện phi vụ STS 51-L phóng vệ tinh TDRS-B và thực hiện chương trình "Giáo viên trong vũ trụ". Sau 73 giây, con tàu nổ tung trên bầu trời Đại Tây Dương, miền trung bang Florida đúng 11h38 trưa. Toàn bộ phi hành đoàn gồm 7 người đều tử nạn.
Sét đánh vào con tàu Apollo 12. Con tàu Apollo 12 không chỉ bị sét đánh 1 mà tới 2 lần, gây hỗn loạn trong buồng lái và dẫn đến sự đình trệ hoạt động của khoang chứa nhiên liệu. Tuy nhiên, không có quá nhiều hư hại xảy ra. Phi hành đoàn, bao gồm Charles Conrad, Alan L. Bean và Richard F. Gordon, vẫn lên được mặt trăng và chụp được một số bức ảnh đẹp.
Sét đánh vào con tàu Apollo 12. Con tàu Apollo 12 không chỉ bị sét đánh 1 mà tới 2 lần, gây hỗn loạn trong buồng lái và dẫn đến sự đình trệ hoạt động của khoang chứa nhiên liệu. Tuy nhiên, không có quá nhiều hư hại xảy ra. Phi hành đoàn, bao gồm Charles Conrad, Alan L. Bean và Richard F. Gordon, vẫn lên được mặt trăng và chụp được một số bức ảnh đẹp.
Thảm họa phi thuyền con thoi Columbia. Đây là thảm họa tàu con thoi thứ hai xảy ra sau khi tàu Challenger nổ tung lúc rời bệ phóng vào năm 1986. Ngày 16/1/2003, tàu Columbia bắt đầu chuyến bay STS-107 lên ISS, chở theo 7 phi hành gia. Ngày 1/2/2003, khi quay trở về Trái đất, một mảnh xốp cách nhiệt đã vỡ ra từ thùng nhiên liệu của Columbia và đâm mạnh vào rìa cánh trái của tàu con thoi này. Toàn bộ phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Thảm họa phi thuyền con thoi Columbia. Đây là thảm họa tàu con thoi thứ hai xảy ra sau khi tàu Challenger nổ tung lúc rời bệ phóng vào năm 1986. Ngày 16/1/2003, tàu Columbia bắt đầu chuyến bay STS-107 lên ISS, chở theo 7 phi hành gia. Ngày 1/2/2003, khi quay trở về Trái đất, một mảnh xốp cách nhiệt đã vỡ ra từ thùng nhiên liệu của Columbia và đâm mạnh vào rìa cánh trái của tàu con thoi này. Toàn bộ phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Thảm kịch tàu Soyuz 11. Ngày 6/6/1971, ba phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz 11 để thực hiện sứ mệnh kết nối và đi vào Salyut 1 - trạm vũ trụ của Liên Xô được đặt trong quỹ đạo trước đó 2 tháng. Ngày 30/6, họ rời Salyut 1 và bắt đầu hành trình trở về Trái đất. Tuy nhiên, 3 phi hành gia được phát hiện đã chết trên tàu vũ trụ Soyuz 11 do tình trạng giảm áp khi tàu trở lại khí quyển Trái đất.
Thảm kịch tàu Soyuz 11. Ngày 6/6/1971, ba phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz 11 để thực hiện sứ mệnh kết nối và đi vào Salyut 1 - trạm vũ trụ của Liên Xô được đặt trong quỹ đạo trước đó 2 tháng. Ngày 30/6, họ rời Salyut 1 và bắt đầu hành trình trở về Trái đất. Tuy nhiên, 3 phi hành gia được phát hiện đã chết trên tàu vũ trụ Soyuz 11 do tình trạng giảm áp khi tàu trở lại khí quyển Trái đất.
Thảm họa tàu Soyuz 1. Soyuz 1 là một con tàu vũ trụ có người lái của chương trình không gian của Liên Xô và được phóng vào quỹ đạo vào ngày 23/4/1967, đem nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov, người đã tử vong trong khi tàu vũ trụ đang bay trở về Trái Đất. Đây là thảm họa trong khi bay đầu tiên trong lịch sử của các chuyến bay vào không gian.
Thảm họa tàu Soyuz 1. Soyuz 1 là một con tàu vũ trụ có người lái của chương trình không gian của Liên Xô và được phóng vào quỹ đạo vào ngày 23/4/1967, đem nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov, người đã tử vong trong khi tàu vũ trụ đang bay trở về Trái Đất. Đây là thảm họa trong khi bay đầu tiên trong lịch sử của các chuyến bay vào không gian.
Rò rỉ khí gas trên tàu Apollo – Soyuz. Apollo – Soyuz là chương trình quốc tế đầu tiên sứ mệnh không gian, do Mỹ và Liên Xô cùng thực hiện vào tháng 7 năm 1975. Sứ mệnh đã rất thành công, tuy nhiên, một tai nạn đã xảy ra khi con tàu quay trở lại Trái đất. Có một vụ rò rỉ khí độc trong khoang tàu Apollo của Mỹ. Cả 3 phi hành gia đều bị ảnh hưởng nhưng đã được điều trị khỏi trong vòng vài tuần.
Rò rỉ khí gas trên tàu Apollo – Soyuz. Apollo – Soyuz là chương trình quốc tế đầu tiên sứ mệnh không gian, do Mỹ và Liên Xô cùng thực hiện vào tháng 7 năm 1975. Sứ mệnh đã rất thành công, tuy nhiên, một tai nạn đã xảy ra khi con tàu quay trở lại Trái đất. Có một vụ rò rỉ khí độc trong khoang tàu Apollo của Mỹ. Cả 3 phi hành gia đều bị ảnh hưởng nhưng đã được điều trị khỏi trong vòng vài tuần.

GALLERY MỚI NHẤT