Sự thật bất ngờ về cuộc đối đầu giữa Hoà Thân và Lưu Dung

Dù cùng là quan trong triều nhưng xét về vị thế thì Hòa Thân hơn hẳn Lưu Dung. Theo sử liệu ghi chép, được sự sủng ái của hoàng đế cộng với năng lực bản thân, trong suốt gần 30 năm làm quan trong triều đình, Hòa Thân lần lượt được cất nhắc đề bạt tổng cộng 47 lần.

Hòa Thân và Lưu Dung là hai đại thần được trọng dụng dưới thời vua Càn Long. Nếu như Lưu Dung được trọng dụng vì tài mưu lược và thư pháp thì Hòa Thân được sủng ải bởi biết cách chiều chuộng theo ý của vua Càn Long.
Su that bat ngo ve cuoc doi dau giua Hoa Than va Luu Dung
Hòa Thân - Lưu Dung. (Ảnh minh họa). 
Vốn dĩ sau khi bộ phim Tể tướng Lưu gù lên sóng năm 1996, chúng ta luôn cho rằng đây chính nhân vật khắc tinh của cuộc đời Hoà Thân, là đối thủ đáng gờm nhất khiến Hoà Thân bao phen điêu đứng chốn quan trường.
Trên thực tế, đó cũng chỉ là hình ảnh trên phim ảnh, bởi nếu như dựa vào địa vị cũng như sự sủng ái của Càn Long đối với mình, Hoà Thân hoàn toàn có nhiều khả năng loại bỏ Lưu Dung khỏi cuộc chơi quyền lực mà không hề sợ Càn Long giáng tội.
Hòa Thân (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vụ thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân và tài xu ninh, Hòa Thân đã giữ nhiều trọng trách trong triều đình, có thể nói thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp quan trường Hòa Thân là người dưới một người trên vạn người, quyền lực chỉ sau thiên tử.
Lưu Dung (1719-1805), tự là Sùng Như, hiệu là Thạch quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là con trai của Đại học sĩ Lưu Thống Huân. Ông đỗ Tiến sĩ năm 32 tuổi. Sau khi đỗ Tiến sĩ thì làm quan địa phương ở nhiều tỉnh, và sau này giữ chức quan cao nhất là Đại học sĩ Thể Nhân các, Thái tử Thái bảo. Ông không những là nhà chính trị nổi tiếng, mà còn là nhà thư pháp và nhà thơ, thư pháp của ông đường nét rắn khỏe, nét bút có hồn đẹp mắt và độc đáo, trở thành phong cách rất riêng của mình và nổi tiếng thiên hạ.
Dù nổi tiếng là công chính liêm minh, sở học kỳ tài, hết lòng vì giang sơn nhà Thanh nhưng đôi lúc vì quá thẳng thắn mà làm cho vua Càn Long nổi giận, cũng chính vì thế mà nhiều lần bị cách chức, mà địa vị ban đầu cũng không bằng Hoà Thân. Hoà Thân hoàn toàn có thể dùng cơ cánh của mình để ra tay đối với Lưu Dung.
Cuộc đối đầu duy nhất của Lưu Dung với Hòa Thân khi Hòa Thân đang tại chức
Trong lịch sử, Lưu Dung và Hòa Thân quả thực là một cặp oan gia ngõ hẹp, không đội trời chung. Dù không đối đầu trực tiếp nhưng giữa Hòa Thân và Lưu Dung xảy ra những "tranh chấp" ngoài ý muốn. Trong tâm Lưu Dung cho rằng làm tốt là được, làm gì cũng không màng tới sự thừa nhận của hoàng thượng, chỉ cần sống đúng với lương tâm là được. Còn Hòa Trung Đường đã làm việc nhất định phải làm hoàn hảo, phải được hoàng thượng tán dương. Vì thế, tuy không vừa mắt với thói lộng quyền, tham ô của Hòa Thân nhưng Lưu Dung cũng không hề ra mặt chống đối. Duy nhất một lần, đó là vụ án Thống đốc Sơn Tây Quốc Thái.
Quốc Thái là bác ruột của một hoàng phi trong triều, năm 1777 nhậm chức Thống đốc Sơn Đông. Khi đương nhiệm, Quốc Thái bòn rút quốc khố, tham ô của công, đàn áp, bóc lột dân chúng. Vua Càn Long đã phái Hòa Thân và Lưu Dung tới Sơn Đông để điều tra. Hòa Thân là người có quan hệ thân thiết với Quốc Thái còn cha của Quốc Thái là cấp trên của Lưu Dung khi còn làm quan ở Tứ Xuyên và Thị lang bộ Công Nặc Mục Thân.
Trong khi Hòa Thân và Nặc Mục Thân một mặt tạo chứng cớ có lợi cho Quốc Thái đồng thời thị uy Quan giám sát ngự sử Giang Nam Tiền Phong thì Lưu Dung lại ngược lại, ông cùng Tiền Phong bàn cách đối phó với Hòa Thân và Quốc Thái.
Cuối cùng, Quốc Thái bị phát hiện tham ô 8 vạn lượng bạc và bị khép tội chết. Dù biết rõ Hòa Thân đứng sau chống lưng cho viên Tuần phủ nhưng Lưu Dung không hề điều tra sâu thêm, vẫn chừa cho Hòa Thân một đường lùi. Do đó, Hòa Thân tự nhiên mang ơn ông, từ đó cũng không so đo, tính toán với Lưu Dung nữa. Đây là lần đối đầu đầu tiên và duy nhất của Lưu Dung với Hòa Thân khi Hòa Thân đang tại chức.
Không phải Lưu Dung sợ Hòa Thân hay tiếp tay cho kẻ giam tham làm càn mà là ông ẩn mình chờ thời, nhận thấy thời cơ lật đổ Hòa Thân chưa tới nên cố ý tạo ra một ân huệ. Như thế, Lưu Dung vừa nới lỏng được sức ép của Hòa Thân, vừa khiến đối thủ chủ quan, khinh địch, hành động sơ hở về sau.
Hòa Thân không nhẫn tâm muốn hại chết người khác
Nói một cách khách quan, mặc dù tham ô, hủ bại, lại có thân tín trải khắp thiên hạ nhưng Hòa Thân không có tâm địa thực sự muốn hại chết người khác. Ông vẫn rất mực trung thành với Hoàng đế và triều đình.
Nói Hòa Thân là tham quan không sai nhưng ông không giống nhiều tham quan khác. Hòa Thân tham nhưng không gian, chỉ là muốn vơ vét tiền bạc đầy túi, sống hưởng lạc một đời chứ không có mưu gian, kế hiểm, đảo chính, cướp ngôi hay giết người hại mệnh.
Hòa Thân cũng không hại chết trung thần nào, hoàn toàn nghe theo chỉ dụ của Hoàng đế. Đây chính là lý do khiến Lưu Dung dù luôn phải đối đầu Hòa Thân nhưng trái lại cũng rất… an toàn.
Vậy nên mới nói Hòa Thân là một người đặc biệt, tâm địa không đến nỗi hiểm ác nên mới có thể để yên cho Lưu Dung tồn tại như vậy. Có trong tay tiền, quyền, thế lực, việc bới lông tìm vết, vu cho Lưu Dung tội trạng đối với Hòa Thân mà nói thì chính là dễ như trở bàn tay, huống hồ trên thực tế Lưu Dung cũng phạm sai lầm không ít.
Câu chuyện về Lưu Dung và Hoà Thân Trong dã sử
Trong các dã sử đời Thanh, các câu chuyện về Lưu Dung và Hoà Thân thường biểu hiện mối quan hệ đối kháng của hai xu thế tại triều đình, được miêu tả bằng 3 từ “bất dung hợp”. Vào một dịp đầu năm, dò biết chính xác thời điểm Hoà Thân vào cung, Lưu Dung thực hiện một kịch bản chơi khăm thú vị. Đó là lúc Bắc Kinh ngập gió tuyết, đường sá lấm bùn trơn trượt. Lưu Dung chuẩn bị một bộ áo da cũ nát, vội vã đến đứng sẵn trên con đường vào cung chờ đợi Hoà Thân.
Khi thấy Hoà Thân tới, Lưu Dung cho người đón kiệu, bẩm: “Hôm qua Lưu đại nhân có đến phủ chúc mừng Hoà đại nhân nhưng không gặp. Hiện Lưu đại nhân đang đứng bên đường chờ ngài”. Mặc dù không thích Lưu Dung, nhưng thấy họ Lưu có ý tôn trọng mình, vả lại đấy cũng là một sủng thần của hoàng thượng, Hoà Thân không dám thất lễ. Thế là Hoà Thân bước xuống kiệu, mặc dù đang lúc tuyết bay. Khi vừa kịp chào Lưu Dung, Hoà Thân phát hiện họ Lưu đang quỳ xuống trên đường tuyết, và kính cẩn: “Chúc mừng Hoà đại nhân tân niên!”. Thấy thế, Hoà Thân không thể không trả lễ; cũng quỳ xuống “hồi bái”. Lớp áo ngoài của họ Hoà – áo da beo màu trắng loại thượng hạng – phải nhúng trong lớp bùn đất dơ bẩn. Khi hai người cùng đứng lên, Hoà Thân tinh ý khám phá ý đồ của Lưu Dung được chuẩn bị qua chiếc áo khoác cũ nát chẳng đáng giá mấy đồng của họ Lưu. Bầm gan tím ruột vì bị chơi khăm, vào triều Hoà Thân kể chuyện này với vua, nghĩ rằng Càn Long sẽ nổi giận. Nhưng bất ngờ, nhà vua chỉ cười bảo: “Khanh tự nguyện quỳ xuống đất bùn, thế làm sao hỏi tội Lưu Dung được? Luật đại Thanh chúng ta đâu có điều khoản nào về việc này?”.

Bảo vật vô giá trong Tử Cấm Thành

(Kiến Thức) - Chiếc bình trường thọ được tặng cho hoàng đế Khang Hy nhân dịp sinh nhật 60 tuổi, tranh của hoàng đế Ung Chính... là những bảo vật vô giá ở Tử Cấm Thành.

zozo Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, Canada đang trưng bày hơn 200 hiện vật quý báu của Tử Cấm Thành. Hầu hết các hiện vật này chưa bao giờ được triển lãm ở Bắc Mỹ. Thậm chí, một số hiện vật trong số này chưa bao giờ được đem ra khỏi Tử Cấm Thành.
Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, Canada đang trưng bày hơn 200 hiện vật quý báu của Tử Cấm Thành. Hầu hết các hiện vật này chưa bao giờ được triển lãm ở Bắc Mỹ. Thậm chí, một số hiện vật trong số này chưa bao giờ được đem ra khỏi Tử Cấm Thành. 

Câu chuyện ly kỳ về Tỳ Hưu phong thủy

Tỳ Hưu là linh vật có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm.

Nguồn gốc Tỳ Hưu

Tin mới