Sự thật đắng ngắt về phận vợ lẽ thời Trung Quốc cổ đại
(Kiến Thức) - Vào thời phong kiến, nam giới Trung Quốc thường có nhiều vợ. Bên cạnh vợ cả, người đàn ông có thể có nhiều vợ lẽ. Số phận của những người vợ lẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng và sự yêu thương của người chồng.
Tâm Anh (theo LV)
Xem toàn bộ ảnh
Chế độ hôn nhân đa thê phổ biến ở xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Theo đó, người chồng cưới hỏi đàng hoàng một phụ nữ môn đăng hộ đối về làm chính thê (tức vợ cả). Về sau, họ có thể nạp thêm thiếp thất (tức vợ lẽ) để hầu hạ chuyện giường chiếu.
Người xưa còn quan niệm, người càng có nhiều thế thiếp càng chứng tỏ họ là người giàu có và quyền lực.
Do vậy, những người có nhiều thê thiếp thường là quan lại, vương tôn quý tộc.
Trong gia đình, những người vợ lẽ có địa vị thấp kém hơn so với vợ cả. Một trong những nguyên nhân là vì vợ lẽ thường có xuất thân nghèo khó. Họ buộc phải sống cam chịu làm vợ lẽ của một người đàn ông.
Cuộc sống của vợ lẽ không chỉ chịu ảnh hưởng của người chồng mà còn cả vợ cả. Vào thời phong kiến, nhiều vợ cả có tính hay ghen nên thường hành hạ, đối xử tệ bạc với thiếp thất của chồng.
Cuộc sống thiếp thất chỉ có thể tốt hơn nếu được người chồng quan tâm, yêu chiều.
Thế nhưng, số phận của họ lại khá bi đát khi hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi lời nói của chồng. Nếu như người chồng muốn tặng vợ lẽ của mình cho người khác thì họ chỉ có thể chấp nhận.
Người vợ lẽ không khác gì tài sản của người đàn ông mà họ có thể tùy ý sắp đặt.
Hoặc khi người chồng tâm trạng không vui thì họ có thể trút giận lên những người vợ lẽ bằng cách đánh đập, tra tấn, dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần.
Chính vì vậy, để có một cuộc sống yên ổn, những người vợ lẽ luôn cố gắng để được người chồng yêu thương bằng cách sử dụng nhan sắc hay khả năng đàn hát, ca múa khiến họ vui vẻ.
Video: 15 tuổi làm vợ lẽ người đàn ông 44 tuổi vì bố mẹ không muốn con khổ? (nguồn: VTC14)