(Kiến Thức) - Tuyến tụy có chức năng sản xuất hormon, điều tiết lượng đường trong máu và các enzym giúp tiêu hóa chất béo và protein đi vào cơ thể.
Lê Nguyệt (theo Healthmeup)
Xem toàn bộ ảnh
Ung thư tuyến tụy “tấn công” người bệnh khá thầm lặng, ít có dấu hiệu đặc trưng. Ban đầu, bệnh có biểu hiện như giảm cân, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, chán ăn, vàng da… Dù vậy, những triệu chứng này lại dễ bị đánh đồng với những căn bệnh khác.
Nhiều người khá xa lạ với căn bệnh song thực tế ung thư tuyến tụy được biết đến là loại ung thư gây tử vong đứng thứ tư trên thế giới. Đáng sợ hơn, các chuyên gia ước tính chỉ 6% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tụy có cơ hội sống sót sau năm năm; hầu hết đều bị căn bệnh đánh bại ngay từ năm đầu khi phát hiện.
Trong khi đó, những bệnh nhân mắc loại ung thư khác thì con số này cao nhiều, chẳng hạn, người mắc ung thư vú có khả năng sống sót tới 85%, ung thư tinh hoàn 97% và ung thư cổ tử cung là 67%.
Ung thư tuyến tụy được phân thành nhiều dạng song khối u ung thư tuyến là hình thức phổ biến nhất của ung thư tuyến tụy.
Thực tế, hầu hết người mắc ung thư tuyến tụy khi được phát hiện chỉ có khả năng sống sót từ 4 – 6 tháng. Những yếu tố như tiền sử gia đình có người mắc bệnh, thường xuyên hút thuốc, mắc tiểu đường và tuổi cao được xem là nguyên nhân gây bệnh cao.
Có nhiều cách để phát hiện ung thư tuyến tụy như chụp CT, MRI. Ở đó, chụp CT và MRI có thể phát hiện ra các khối u lớn hơn 2 cm trong tuyến tụy. Song với các khối u nhỏ hơn thường khó phát hiện. Nhìn chung, tiến hành siêu âm nội soi (EUS) được xem là phương pháp hữu hiệu để phát hiện. Phương pháp này có thể phát hiện các khối u nhỏ mà chụp CT hoặc MRI không thể nhìn thấy.
Do ung thư tụy có độ ác tính cao, tỉ lệ phẫu thuật cắt bỏ thấp, tiên lượng không tốt. Mặc dù phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu, nhưng ung thư tụy khi phát hiện thường đã ở giai đoạn cuối nên mất đi cơ hội điều trị tận gốc. Do đó cần áp dụng điều trị tổng hợp cho bệnh nhân ung thư tụy mới mong có kết quả.