Sự thật ít người biết về hài cốt vua Càn Long

Là một vị vua lừng lẫy trong lịch sử, thế nhưng phần mộ của vua Càn Long lại không được yên ổn. Vụ trộm mộ khét tiếng đã phá huỷ nơi an nghỉ của ông và hơn thế nữa.

Sự thật ít người biết về hài cốt vua Càn Long

Năm 1928, những cư dân sống ở gần Lăng mộ phía Đông của nhà Thanh đột nhiên nhận được một thông báo lạ nói rằng một cuộc tập trận quân sự ở đây, và do đó yêu cầu những người có liên quan phải sơ tán hoặc không được ra ngoài.

Địa điểm nằm ở phía Đông lăng mộ của triều đại nhà Thanh, những người bảo vệ lăng mộ cũng bị binh lính xua đuổi.

Chính lãnh chúa Tôn Điện Anh là người lãnh đạo đơn vị này. Thực chất cuộc tập trận chỉ là "tấm màn chắn" cho âm mưu cướp kho báu ở Đông Thanh Mộ. Sự việc sau khi được phanh phui đã gây chấn động dư luận vào những năm 1920.

Tháng 7 năm đó, sau khi sơ tán những người không liên quan xung quanh, Tôn Điện Anh bắt đầu kế hoạch cướp lăng mộ của mình. do thời gian không cho phép nên cuối cùng hắn đã chọn hai địa điểm làm hướng "tấn công chính", một là nơi an táng của Từ Hi Thái hậu nhà Thanh.

Mục tiêu số hai là lăng mộ của Vua Càn Long. Do không thể tìm thấy lối vào cung điện dưới lòng đất Tôn Điện Anh trực tiếp cho nổ tung ngôi mộ. Không khó để tưởng tượng hành vi này đã xúc phạm đến thi thể người quá cố như thế nào.

Sau khi nhận được tin tức, những người nhà Thanh còn sót lại vội vã đến hiện trường. Tất cả những gì họ chứng kiến là một đống lộn xộn, ngổn ngang.

Sự thật ít người biết về hài cốt vua Càn Long ảnh 1

Vua Càn Long (Ảnh: Sohu)

Cung điện dưới lòng đất của Càn Long đầy nước đọng, gia tộc triều Thanh phải mất 5 ngày dùng máy bơm để bơm nước đọng ở bên trong. Bên trong quân lính đã thử tiến vào nhưng đều thất bại.

Theo các thông tin được ghi lại, sau nhiều ngày tìm kiếm, xương cốt của Càn Long bị ngâm trong nước đã được tìm thấy: "May mắn thay, hộp sọ của vua Càn Long và các phi tần của ông đã được tìm thấy".

Ngoài ra tài liệu còn ghi lại "lúc bọn cướp tranh nhau đồ mai táng, thổ phỉ nhiều lần chen chân giẫm nát khiến hài cốt bị hư hỏng".

Theo ghi chép lịch sử, tại đây, ngoài Càn Long, nơi này còn chôn cất hai hoàng hậu và ba phi tần, nhưng mọi người đều không biết xương cốt của ai.

Ngoài ra, 4 chiếc đầu lâu cũng được tìm thấy trong lăng mộ. Về cơ bản, giới chuyên môn nhận định chiếc lớn nhất phải thuộc về Càn Long, vì chiếc quan tài thuộc về ông ở gần đó. Tuy nhiên, khi phát hiện ra, phần hộp sọ đã bị che khuất bởi đất đá và bị nghiền nát.

Khi Phổ Nghi biết được sự việc đã vô cùng tức giận và thề sẽ "báo thù". Tuy nhiên, điều duy nhất ông có thể làm là kiện Tưởng Giới Thạch cùng các thành viên trong gia tộc.

Tôn Điện Anh khi đó nhờ các mối quan hệ đem châu báu đi hối lộ khắp nơi. Vụ án trộm kho báu này kết thúc chóng vánh và dần lắng xuống khi đám thuộc hạ của hắn bị bắt và tống vào ngục.  

Thám hoa nào của nước Việt khiến vua Càn Long khâm phục?

Phan Kính là lưỡng quốc thám hoa duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có công rất lớn tạo nên mối bang giao giữa nhà Thanh và nước ta. Phan Kính từng được vua Càn Long tặng áo cẩm bào khi đi sứ Trung Quốc.

Thám hoa nào của nước Việt khiến vua Càn Long khâm phục?
Tham hoa nao cua nuoc Viet khien vua Can Long kham phuc?
 Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, thám hoa là danh hiệu trong khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Nó bắt đầu xuất hiện tại kỳ thi năm 1247, đời vua Trần Thái Tông.

Tham quan Hoà Thân đã “lấy lòng” vua Càn Long thế nào để thăng quan, tiến chức?

Trong lịch sử Trung Quốc, Hoà Thân được biết đến là người có quyền lực và cực kỳ giàu có. Để có được cơ nghiệp đồ sộ này, Hoà Thân đã xu nịnh vua Càn Long thế nào?

Tham quan Hoà Thân đã “lấy lòng” vua Càn Long thế nào để thăng quan, tiến chức?
Con đường thăng tiến của Hoà Thân

Vào tháng 7 năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), Hòa Thân ra đời trong một gia đình Phó đô đốc tại Phúc Kiến. Năm lên 3 tuổi, mẹ ruột của ông qua đời sau khi sinh hạ em trai Hòa Lâm. 6 năm sau, Hòa Thân lại phải chịu cảnh mồ côi cha. Ông may mắn được một người hầu trung thành chăm sóc, nuôi dưỡng.

Lớn lên, Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.
Tham quan Hoa Than da “lay long” vua Can Long the nao de thang quan, tien chuc?
Hoà Thân nắm rõ sở thích của vua 
Năm Càn Long thứ 33 (năm 1768), Hòa Thân cưới con gái của Tổng đốc Phùng Anh Liêm làm vợ khi mới 18 tuổi. Năm 1769, ông tham dự kỳ thi khoa cử nhưng không đỗ. Tới năm 22 tuổi, Hòa Thân mới làm đến chức thị vệ. Năm sau đó, ông có cơ hội gặp gỡ và trổ tài trước mặt Hoàng đế Càn Long. Từ đây, cuộc đời ông sang trang mới khi được vua tin tưởng, giao cho nhiều chức vụ quan trọng.

Người duy nhất dám mặc long bào của vua Càn Long

Mặc long bào của vua bị coi là trọng tội, ấy vậy mà có một nhân vật thoải mái được làm điều cấm kỵ ấy mà còn được trọng dụng.
 

Người duy nhất dám mặc long bào của vua Càn Long

Long bào là trang phục dành riêng cho hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Ngoài hoàng đế, bất cứ người nào mặc long bào đều bị xử tử.

Tin mới