Sự thật khó tin về những chuyến thám hiểm nổi tiếng TG
(Kiến Thức) - Từng được người bản địa coi như vị thần nhưng sau này vì hiểu lầm mà James Cook bị giết là một trong những điều khó tin về các cuộc thám hiểm.
Tâm Anh (theo List25)
Xem toàn bộ ảnh
Năm 1503, Columbus đã bị mắc kẹt ở Jamaica khi đang trên đường thực hiện chuyến thám hiểm đến thế giới mới. Khi biết hiện tượng nguyệt thực sắp xảy ra, Columbus nói với người dân địa phương rằng nếu họ không chăm sóc đoàn thám hiểm của ông thì Mặt trăng sẽ biến mất. Đây là điều khó tin về các cuộc thám hiểm.
Trịnh Hòa là nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Trung Quốc nổi tiếng nhất. Ông đã thực hiện nhiều chuyến thám hiểm lớn ở châu Á và châu Phi vào những năm 1300. Ít ai biết rằng, ông từng là nô lệ trong những năm đầu đời.
George Murray Levick - nhà khoa học thuộc triều vua Edward VII đồng thời là thành viên nhóm thám hiểm năm 1910-1913 đã vô tình chứng kiến cảnh tượng một con chim cánh cụt Adelie đực trưởng thành đang cố tìm cách giao phối với con cái đã chết. Phát hiện hành vi tình dục “trụy lạc” ở loài Adelie của ông Levick hồi đó không được công bố vì cho rằng đó là hành động của loài động vật trên không đứng đắn theo quan điểm xã hội khi xưa. Mãi đến năm 2012, phát hiện này mới được công bố.
Khi James Cook lần đầu tiên đặt chân đến Hawaii, người dân địa phương nghĩ rằng nhà thám hiểm này là một vị thần. Tuy nhiên, trong chuyến thám hiểm lần 2 tới Hawaii, một hiểu lầm giữa thuyền trưởng Cook và thổ dân trên đảo đã dẫn đến một trận chiến dữ dội và kết cục bi thương là James Cook bị những thổ dân trên hòn đảo Hawaii giết.
Lawrence Oates - nhà thám hiểm Nam Cực bị hoại tử và tê cóng trong một chuyến thám hiểm. Ông Oates qua đời ngày 16/3/1912 sau khi quyết định rời khỏi căn lều đang trú ngụ để lao vào cơn bão tuyết, mong ba thành viên còn lại trong đoàn thám hiểm có cơ hội sống sót với số lương thực ít ỏi.
Abel Tasman - nhà thám hiểm người Hà Lan đã phát hiện ra New Zealand và Tasmania trong chuyến thám hiểm đầu tiên của mình. Tuy nhiên, ông đã không phát hiện ra Australia trên chuyến hành trình đó. Trong chuyến thám hiểm lần thứ 2, ông đã phát hiện ra Australia - nơi ông bỏ lỡ trong chuyến thám hiểm trước.
Trong chuyến thám hiểm Bắc Cực những năm 50, nhà thám hiểm người Đan Mạch Peter Freuchen bị vùi trong một trận tuyết lớn, ngón chân bị đóng băng nên ông đã cắt cụt chúng.
Nhà thám hiểm người Anh Sir Walter Raleigh đã phát hiện con tàu Madre de Deus của Bồ Đào Nha. Khi đó, ước tính giá trị hàng hóa của con thuyền đó bằng 1/2 ngân khố quốc gia của Anh.
Nhà thám hiểm người Scotland David Douglas thường xuyên đặt chân tới Bắc Mỹ để tìm kiếm các loài thực vật mới. Trong chuyến hành trình ngắn ngủi cuối cùng trong sự nghiệp, nhà thám hiểm Douglas bị những góc cạnh sắc nhọn của một cái bẫy động vật đâm vào và tử vong.
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan là người đầu tiên vượt qua Thái Bình Dương. Chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương của ông có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, ông không hoàn thành được chuyến đi do bị giết trong trận chiến Mactan ở Philippines.