Sự thật kinh hoàng về “Tứ đại nọc độc” đáng sợ nhất

Sự thật kinh hoàng về “Tứ đại nọc độc” đáng sợ nhất

(Kiến Thức) - Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với nhiều loài rắn, trong đó "Tứ đại nọc độc - Big Four" bao gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân là những loài đáng sợ nhất, có thể lấy mạng người tức khắc.

Xem toàn bộ ảnh
1. Rắn hổ mang Ấn Độ. Một trong " Tứ đại nọc độc" đáng sợ nhất Ấn Độ là rắn hổ mang Ấn Độ, có tên khoa học là Naja naja, là một loài rắn trong họ Rắn hổ, được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Chúng thường sinh sống ở những vùng đồng bằng, rừng nhiệt đới, hay những cánh đồng và các khu vực đông dân cư.
1. Rắn hổ mang Ấn Độ. Một trong " Tứ đại nọc độc" đáng sợ nhất Ấn Độ là rắn hổ mang Ấn Độ, có tên khoa học là Naja naja, là một loài rắn trong họ Rắn hổ, được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Chúng thường sinh sống ở những vùng đồng bằng, rừng nhiệt đới, hay những cánh đồng và các khu vực đông dân cư.
Giống như những giống rắn hổ mang khác, nọc độc của rắn hổ mang Ấn Độ có độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Sau khi cắn vào con mồi, rắn sẽ bắt đầu nuốt con mồi đang giãy giụa trong khi nọc độc bắt đầu quá trình tiêu hóa mồi. Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.
Giống như những giống rắn hổ mang khác, nọc độc của rắn hổ mang Ấn Độ có độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Sau khi cắn vào con mồi, rắn sẽ bắt đầu nuốt con mồi đang giãy giụa trong khi nọc độc bắt đầu quá trình tiêu hóa mồi. Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.
Thức ăn của rắn hổ mang Ấn Độ chủ yếu là các động vật gặm nhấm, cóc ếch, chim thậm chí chúng còn ăn cả những con rắn khác. Việc đuổi theo những con chuột vô tình dẫn nó đến các khu vực sinh sống của con người bao gồm cả trang trại và vùng ngoại ô của các đô thị. Chế độ sinh sản của chúng giống các loài rắn khác, khi con non được sinh ra chúng sinh sống độc lập và có tuyến nọc độc đầy đủ chức năng.
Thức ăn của rắn hổ mang Ấn Độ chủ yếu là các động vật gặm nhấm, cóc ếch, chim thậm chí chúng còn ăn cả những con rắn khác. Việc đuổi theo những con chuột vô tình dẫn nó đến các khu vực sinh sống của con người bao gồm cả trang trại và vùng ngoại ô của các đô thị. Chế độ sinh sản của chúng giống các loài rắn khác, khi con non được sinh ra chúng sinh sống độc lập và có tuyến nọc độc đầy đủ chức năng.
Tuy sở hữu nọc độc cùng tốc độ gây chết người khủng khiếp nhưng loài rắn này vẫn e sợ kẻ thù số 1 của mình là Cầy mangut nâu Ấn Độ.
Tuy sở hữu nọc độc cùng tốc độ gây chết người khủng khiếp nhưng loài rắn này vẫn e sợ kẻ thù số 1 của mình là Cầy mangut nâu Ấn Độ.
Mặc dù là sát thủ gây ra cái chết của hàng ngàn người trong một năm nhưng hổ mang Ấn Độ vẫn được người dân tôn kính và thường dùng trong thôi miên rắn.
Mặc dù là sát thủ gây ra cái chết của hàng ngàn người trong một năm nhưng hổ mang Ấn Độ vẫn được người dân tôn kính và thường dùng trong thôi miên rắn.
2. Hổ bướm Russell’s Viper. Loài rắn độc Russell’s Pit Viper (Daboia), sống ở các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Việt Nam, cơ thể của chúng dài khoảng 120 - 166cm.
2. Hổ bướm Russell’s Viper. Loài rắn độc Russell’s Pit Viper (Daboia), sống ở các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Việt Nam, cơ thể của chúng dài khoảng 120 - 166cm.
Một cú cắn đớp của loài rắn này có thể tiêm từ 40 - 70mg chất độc vào cơ thể, làm máu của nạn nhân hóa thành một chất với màng nhớt dày, khiến nạn nhân bị xuất huyết và ngừng hẳn hoạt động của tuyến yên khiến nạn nhân bị tử vong. Ngoài ra, chất độc cũng khiến ngực nạn nhân có thể biến mất, lông trên các bộ phận cơ thể rụng, cơ bắp mềm nhũn. Hậu quả nạn nhân sẽ hóa thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì.
Một cú cắn đớp của loài rắn này có thể tiêm từ 40 - 70mg chất độc vào cơ thể, làm máu của nạn nhân hóa thành một chất với màng nhớt dày, khiến nạn nhân bị xuất huyết và ngừng hẳn hoạt động của tuyến yên khiến nạn nhân bị tử vong. Ngoài ra, chất độc cũng khiến ngực nạn nhân có thể biến mất, lông trên các bộ phận cơ thể rụng, cơ bắp mềm nhũn. Hậu quả nạn nhân sẽ hóa thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì.
Loài rắn này thường sống trong các bãi cỏ rậm rạp, món ăn khoái khẩu của chúng là các loài gặm nhấm như chuột, thỏ. Vì con mồi của rắn Daboia sống gần với con người nên nguy cơ chúng tấn công người khá cao và có thể tấn công con người bất cứ lúc nào nếu vô tình chạm vào chúng.
Loài rắn này thường sống trong các bãi cỏ rậm rạp, món ăn khoái khẩu của chúng là các loài gặm nhấm như chuột, thỏ. Vì con mồi của rắn Daboia sống gần với con người nên nguy cơ chúng tấn công người khá cao và có thể tấn công con người bất cứ lúc nào nếu vô tình chạm vào chúng.
Hiện vẫn chưa có phương pháp đặc trị cho những bệnh nhân nhiễm nọc độc của rắn hổ bướm.
Hiện vẫn chưa có phương pháp đặc trị cho những bệnh nhân nhiễm nọc độc của rắn hổ bướm.
3. Cạp nong. Rắn cạp nong hay còn gọi là rắn đen vàng (tên khoa học là Bungarus fasciatus), có chiều dài cơ thể từ 1-1,5m, chúng thường có mặt ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.
3. Cạp nong. Rắn cạp nong hay còn gọi là rắn đen vàng (tên khoa học là Bungarus fasciatus), có chiều dài cơ thể từ 1-1,5m, chúng thường có mặt ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.
Rắn cặp nong thường giết người bằng cách trườn vào giường ngủ và cắn, gây tê liệt nạn nhân từ đó trụy hệ hô hấp, vết cắn của chúng ít sưng, đau nên khó phát hiện, làm nạn nhân không được cứu chữa kịp thời, điều này khiến tỷ lệ tử vong của nạn nhân lên tới 75%.
Rắn cặp nong thường giết người bằng cách trườn vào giường ngủ và cắn, gây tê liệt nạn nhân từ đó trụy hệ hô hấp, vết cắn của chúng ít sưng, đau nên khó phát hiện, làm nạn nhân không được cứu chữa kịp thời, điều này khiến tỷ lệ tử vong của nạn nhân lên tới 75%.
Môi trường sinh sống của rắn cạp nong ở nhiều loại từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy hay trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá.
Môi trường sinh sống của rắn cạp nong ở nhiều loại từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy hay trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá.
Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi rất giỏi và thường bò theo ánh lửa.
Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi rất giỏi và thường bò theo ánh lửa.
4. Rắn lục hoa cân. Rắn lục hoa cân (Tên tiếng anh Saw scaled viper) là thành viên thứ 4 của “gia đình Bog Four”. Chúng sinh sống chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Rắn lục hoa cân. Rắn lục hoa cân (Tên tiếng anh Saw scaled viper) là thành viên thứ 4 của “gia đình Bog Four”. Chúng sinh sống chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Loài rắn này rất nóng tính, chỉ một cú táp của rắn lục hoa cân, nọc độc của chúng sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
Loài rắn này rất nóng tính, chỉ một cú táp của rắn lục hoa cân, nọc độc của chúng sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
Chúng có các răng nọc tương đối dài và có khớp nối cho phép đâm sâu và bơm nọc rắn. Rắn lục hoa cân thường hoạt động vào ban đêm, đặc biệt là khi trời mưa, thức ăn chính của chúng là các loài ếch nhái.
Chúng có các răng nọc tương đối dài và có khớp nối cho phép đâm sâu và bơm nọc rắn. Rắn lục hoa cân thường hoạt động vào ban đêm, đặc biệt là khi trời mưa, thức ăn chính của chúng là các loài ếch nhái.
Mời quý vị xem video: Điểm những loài rắn độc nhất thế giới

GALLERY MỚI NHẤT