Sự thật "lạ" sau kiểm soát cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Kết quả kiểm toán Dự án Xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phơi bày sự bất cập của hệ thống đơn giá, định mức hiện nay. 

Sự thật "lạ" sau kiểm soát cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Khúc mắc chuyện “giếng” hay “cọc”?
Trong nhiều điểm vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về kết quả kiểm toán Dự án Xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I), câu chuyện nóng nhất chính là việc “có hay không chủ dự án và nhà thầu áp dụng sai định mức hạng mục giếng cát D400 mm tại các gói thầu xây lắp”?
Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đưa vào khai thác, thu phí từ tháng 6/2012
Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đưa vào khai thác, thu phí từ tháng 6/2012 
Cụ thể, qua hồ sơ quản lý chất lượng của hạng mục giếng cát tại các gói thầu được kiểm toán, hao phí máy thi công thực tế thấp hơn nhiều lần so với hao phí máy dự toán đang áp dụng (trung bình thấp hơn 10,5 lần), dẫn tới tổng giá trị dự toán của hạng mục xây lắp bị đội lên khoảng 305 tỷ đồng, trong đó riêng hạng mục giếng cát là 275,8 tỷ đồng.
KTNN cho rằng, dù định mức thi công giếng cát chưa có trong hệ thống định mức đã được Bộ Xây dựng công bố, nhưng đại diện chủ đầu tư, thay vì tiến hành xây dựng định mức lại áp dụng định mức thi công cọc cát đường kính D400 mm (định mức AC.24000).
Cũng theo KTNN, do áp dụng định mức cọc cát cho giếng cát không phù hợp với với thực tế thi công của Dự án đã ảnh hưởng rất lớn đến giá dự toán và giá gói thầu.
Trong khi đó, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC khẳng định, quá trình áp dụng định mức AC.24000 để lập, thẩm định và phê duyệt dự toán hạng mục thi công giếng cát làm cơ sở xác định giá gói thầu để tổ chức đấu thầu, như một số dự án tương tự đã được phê duyệt là phù hợp với quy định tại Thông tư số 04/2005/TT- BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đồng thời, tại thời điểm trình kết quả chấm thầu các gói thầu tại Dự án, phía Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cũng đã có quan điểm tương tự.
VEC cũng cho rằng, trong quá trình thi công, các nhà thầu đã áp dụng nhiều biện pháp tổ chức thi công mới, nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, nên việc kiểm toán viên chỉ dựa vào số liệu ghi chép tại công trường để tự tính toán và xác định chi phí và xác định chi phí chênh lệch là mang tính chủ quan.
Được biết, trong quá trình làm việc với KTNN, Bộ GTVT, VEC đã giải trình, đề nghị KTNN không sử dụng các số liệu này để xử lý tài chính, cũng như đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của Dự án; đồng thời kiến nghị không thu hồi nộp ngân sách giá trị trên.
Mặc dù vậy, bên cạnh việc giữ nguyên yêu cầu giảm trừ, KTNN đã quy trách nhiệm thuộc về Bộ Xây dựng (đã chậm xây dựng và công bố định mức giếng cát); Bộ GTVT (đã sai sót trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự toán); VEC (đã quản lý vốn không chặt chẽ) và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI (đã vận dụng định mức trong việc lập dự toán không đúng quy định).
Khổ vì thiếu định mức
“Chúng tôi thật sự không tâm phục với Kết luận Kiểm toán”, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI cho biết.
Theo lãnh đạo cơ quan tư vấn hàng đầu Việt Nam, từ trước tới nay, việc lập dự toán các gói thầu xây lắp đều áp dụng Bộ định mức dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành. Tuy nhiên, vào thời điểm thi công công trình (2006 - 2011), bộ định mức này không có định mức về thi công giếng cát, mà chỉ có định mức thi cọc cát bằng phương pháp ép rung (định mức AC.24000).
Chiểu theo chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu của định mức AC.24000 và của Dự án, toàn bộ thành phần công việc từ chuẩn bị mặt bằng, đóng cọc mồi tạo lỗ đến độ sâu thiết kế, bơm vữa nước vào lỗ cọc, rung ống vách… đến mức hao phí vật liệu theo định mức phù hợp với thực tế bố trí thiết bị, hao phí vật liệu cho thi công giếng cát.
“Do đó, hạng mục làm cọc cát bằng phương pháp ép rung trong định mức chỉ là chưa chính xác về cách gọi tên, còn thực chất là thi công giếng cát. Điều này cũng có nghĩa là không có chuyện tính sai có lợi cho nhà thầu”, ông Sơn bức xúc.
Cần phải nói thêm rằng, tình trạng “thiếu đơn giá, định mức” buộc các chủ đầu tư phải dùng phương pháp nội suy tính toán, với những “bấp bênh” về pháp lý không phải là chuyện riêng tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Vào cuối năm 2010, tại Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, Ban Quản lý dự án I (PMU1 - Bộ GTVT) cũng phát hoảng khi Thanh tra Bộ Xây dựng “tố” chuyện đơn vị này vận dụng nhập nhèm định mức cọc cát, giếng cát để làm lợi cho nhà thầu 30 tỷ đồng.
Ông Hoàng Đình Phúc, Tổng giám đốc PMU1 cho biết, là đơn vị đã mất rất nhiều thời gian thuyết phục cơ quan thanh tra của chính bộ có trách nhiệm xây dựng định mức hiểu rõ bản chất câu chuyện.
Điều đáng tiếc là, theo thông tin từ Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, hiện sự mập mờ về định mức AC.24000 vẫn còn đang tồn tại trong hệ thống định mức xây dựng dù việc thi công giếng cát là rất phổ biến tại hầu hết các dự án xây dựng công trình hạ tầng, xây dựng dân dụng phải tiến hành xử lý nền đất yếu.
Theo các chuyên gia, sự cấp thiết hiện nay là các cơ quan Nhà nước cần phải rà soát hệ thống định mức được xây dựng cách đây đã lâu, nhằm xây dựng và cập nhật bổ sung các định mức không còn phù hợp với tình hình công nghệ và thiết bị đã có những thay đổi trong nhiều năm qua.
“Đó là giải pháp cơ bản và có cơ sở khoa học, rõ ràng và minh bạch. Làm được điều đó mới giúp cho các cơ quan quản lý đánh giá, phán quyết đúng sai chính xác của các chủ thể tham gia xây dựng dự án”, ông Nguyễn Ngọc Long, nguyên Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT đánh giá.

Cận cảnh dự án lôi “nhân vật cộm cán” Vũng Tàu vào tù

(Kiến Thức) -  Liên quan đến những sai phạm tại dự án Metropolian Vũng Tàu, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của những nhân vật "cộm cán".

Cận cảnh dự án lôi “nhân vật cộm cán” Vũng Tàu vào tù
Dự án Metropolian Vũng Tàu được hình thành với mong muốn mang lại môi trường sống hiện đại kết hợp nghỉ dưỡng tại thành phố biển nổi tiếng nhất miền Nam. Tuy nhiên, nhiều sai phạm tại đây khiến trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu cùng chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang (trụ sở tại 115 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu) bị khởi tố, bắt tạm giam.
Dự án Metropolian Vũng Tàu được hình thành với mong muốn mang lại môi trường sống hiện đại kết hợp nghỉ dưỡng tại thành phố biển nổi tiếng nhất miền Nam. Tuy nhiên, nhiều sai phạm tại đây khiến trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu cùng chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang (trụ sở tại 115 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu) bị khởi tố, bắt tạm giam.
Trong vụ án này, bà Ngô Thị Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT An Khang) đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất với số tiền lên đến 390 tỷ đồng. Còn ông Vũ Quốc Tuấn (Trưởng phòng TNMT) có hành vi sai trái khi xác định vị trí đất của dự án để tính thuế sai cho Công ty An Khang, làm thất thoát của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Trong vụ án này, bà Ngô Thị Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT An Khang) đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất với số tiền lên đến 390 tỷ đồng. Còn ông Vũ Quốc Tuấn (Trưởng phòng TNMT) có hành vi sai trái khi xác định vị trí đất của dự án để tính thuế sai cho Công ty An Khang, làm thất thoát của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.  
Dự án Metropolitan Vũng Tàu do Công ty An Khang làm chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng khoảng 43 ha, tọa lạc ngay gần trung tâm hành chính của TP Vũng Tàu, có khả năng đáp ứng từ 8.000 - 12.000 dân.
 Dự án Metropolitan Vũng Tàu do Công ty An Khang làm chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng khoảng 43 ha, tọa lạc ngay gần trung tâm hành chính của TP Vũng Tàu, có khả năng đáp ứng từ 8.000 - 12.000 dân. 
Dự án có khu thương mại dịch vụ, khu cao ốc văn phòng, chung cư trung tầng, công viên trung tâm và trường học...
Dự án có khu thương mại dịch vụ, khu cao ốc văn phòng, chung cư trung tầng, công viên trung tâm và trường học... 
Dự án bao gồm 236 biệt thự song lập, 21 biệt thự VIP, 672 nhà liền kề.
 Dự án bao gồm 236 biệt thự song lập, 21 biệt thự VIP, 672 nhà liền kề. 
Đơn vị thiết kế của dự án này là Công ty kiến trúc NQH một trong những công ty kiến trúc hàng đầu Việt Nam.
 Đơn vị thiết kế của dự án này là Công ty kiến trúc NQH một trong những công ty kiến trúc hàng đầu Việt Nam.
Dự án được xây dựng với mong muốn đem lại môi trường sống hiện đại kết hợp với không gian lý tưởng tại khu đô thị kiểu mẫu bậc nhất thành phố biển Vũng Tàu. Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật vào năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thiện hơn 80% tiến độ.
Dự án được xây dựng với mong muốn đem lại môi trường sống hiện đại kết hợp với không gian lý tưởng tại khu đô thị kiểu mẫu bậc nhất thành phố biển Vũng Tàu. Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật vào năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thiện hơn 80% tiến độ. 
Theo thanh tra, dự án Metropolian được chủ đầu tư công bố có diện tích 43 ha tuy nhiên đến thời điểm 2012, Công ty An Khang chỉ có hơn 1,5 ha thuộc quyền sử dụng hợp pháp, diện tích còn lại chưa hoàn thiện về mặt pháp lý, chỉ mới dừng lại ở mức thỏa thuận góp vốn, chưa thuộc quyền sử dụng của công ty này theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong ảnh là cổng chính dự án Metropolitan Vũng Tàu.
 Theo thanh tra, dự án Metropolian được chủ đầu tư công bố có diện tích 43 ha tuy nhiên đến thời điểm 2012, Công ty An Khang chỉ có hơn 1,5 ha thuộc quyền sử dụng hợp pháp, diện tích còn lại chưa hoàn thiện về mặt pháp lý, chỉ mới dừng lại ở mức thỏa thuận góp vốn, chưa thuộc quyền sử dụng của công ty này theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong ảnh là cổng chính dự án Metropolitan Vũng Tàu.
Vốn pháp định của công ty là 250 tỷ đồng nhưng đến năm 2011, các cổ đông chỉ góp gần 110 tỷ đồng. Công ty không có đủ vốn theo quy định pháp luật khi thực hiện dự án (hơn 1.500 tỷ đồng). Sau đó, công ty có ký hợp đồng nhận góp vốn với các khách hàng với tổng số tiền (đến cuối tháng 10/2012) gần 160 tỷ đồng. Qua thanh tra, một số khoản thu từ ký hợp đồng huy động vốn của khách hàng nhưng công ty không báo cáo, có biểu hiện huy động vốn sai...
Vốn pháp định của công ty là 250 tỷ đồng nhưng đến năm 2011, các cổ đông chỉ góp gần 110 tỷ đồng. Công ty không có đủ vốn theo quy định pháp luật khi thực hiện dự án (hơn 1.500 tỷ đồng). Sau đó, công ty có ký hợp đồng nhận góp vốn với các khách hàng với tổng số tiền (đến cuối tháng 10/2012) gần 160 tỷ đồng. Qua thanh tra, một số khoản thu từ ký hợp đồng huy động vốn của khách hàng nhưng công ty không báo cáo, có biểu hiện huy động vốn sai... 

La liệt dự án sai phạm của HUD

(Kiến Thức) - Xây dựng công trình trái phép, không nộp thuế sử dụng đất, tổng công ty HUD vừa bị UBND TP Hà Nội nhắc nhở và truy thu tài chính.

La liệt dự án sai phạm của HUD
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) khắc phục lỗi mà thanh tra thành phố chỉ ra. Theo đó, việc chuyển nhượng lô đất ký hiệu NT1 tại Khu đô thị mới Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của đơn vị này cho Trường mầm non tư thục Bình Minh là trái với quy định, vì đây là khu đất phục vụ xây dựng công trình công cộng. Ảnh: Khu đô thị mới Định Công của HUD.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) khắc phục lỗi mà thanh tra thành phố chỉ ra. Theo đó, việc chuyển nhượng lô đất ký hiệu NT1 tại Khu đô thị mới Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của đơn vị này cho Trường mầm non tư thục Bình Minh là trái với quy định, vì đây là khu đất phục vụ xây dựng công trình công cộng. Ảnh: Khu đô thị mới Định Công của HUD. 
UBND TP Hà Nội yêu cầu HUD nộp lại số tiền có được do chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật từ Trường mầm non tư thục Bình Minh vào ngân sách thành phố. Đồng thời, Sở Tài chính và Cục thuế thành phố phải làm rõ các khoản nghĩa vụ tài chính và truy thu tiền sử dụng đất tạm tính với dự án nói trên. Ảnh: Một góc Khu đô thị mới Định Công của HUD.
 UBND TP Hà Nội yêu cầu HUD nộp lại số tiền có được do chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật từ Trường mầm non tư thục Bình Minh vào ngân sách thành phố. Đồng thời, Sở Tài chính và Cục thuế thành phố phải làm rõ các khoản nghĩa vụ tài chính và truy thu tiền sử dụng đất tạm tính với dự án nói trên. Ảnh: Một góc Khu đô thị mới Định Công của HUD. 
UBND TP Hà Nội còn cho rằng, HUD xây dựng công trình trái phép trên ô đất ký hiệu CC3A, B, C trong Khu đô thị mới Mỹ Đình 2 (Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Phối cảnh dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình 2 của HUD.
UBND TP Hà Nội còn cho rằng, HUD xây dựng công trình trái phép trên ô đất ký hiệu CC3A, B, C trong Khu đô thị mới Mỹ Đình 2 (Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Phối cảnh dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình 2 của HUD.  
Hà Nội yêu cầu HUD phải khôi phục và hoàn trả mặt bằng để triển khai các dự án khác theo đúng quy hoạch.
Hà Nội yêu cầu HUD phải khôi phục và hoàn trả mặt bằng để triển khai các dự án khác theo đúng quy hoạch.   
Ngoài 2 dự án trên, HUD còn hàng loạt sai phạm ở nhiều dự án khác. Trước đó, HUD để xảy ra sai phạm về thực hiện sai quy hoạch, các thủ tục về tài chính, thuế cũng như sử dụng sai mục đích nhiều lô đất tại Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Khu đô thị Linh Đàm.
 Ngoài 2 dự án trên, HUD còn hàng loạt sai phạm ở nhiều dự án khác. Trước đó, HUD để xảy ra sai phạm về thực hiện sai quy hoạch, các thủ tục về tài chính, thuế cũng như sử dụng sai mục đích nhiều lô đất tại Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Khu đô thị Linh Đàm.
Cụ thể, thanh tra TP Hà Nội phát hiện HUD không lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm đối với dự án. HUD cũng sử dụng đất sai quy hoạch 1/500 đối với lô đất CC2, VH4, VH5 khi cho xây dựng chợ Xanh tại lô đất quy hoạch khách sạn, văn phòng. Việc xây dựng tại các lô đất biệt thự và các nhà thấp tầng phần lớn sai mật độ xây dựng.
 Cụ thể, thanh tra TP Hà Nội phát hiện HUD không lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm đối với dự án. HUD cũng sử dụng đất sai quy hoạch 1/500 đối với lô đất CC2, VH4, VH5 khi cho xây dựng chợ Xanh tại lô đất quy hoạch khách sạn, văn phòng. Việc xây dựng tại các lô đất biệt thự và các nhà thấp tầng phần lớn sai mật độ xây dựng. 
HUD cũng thực hiện việc chuyển nhượng hạ tầng cho một số nhà đầu tư thứ cấp không đúng quy định. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của HUD đối với Nhà nước còn một số sai sót như: nộp tiền sử dụng đất còn thiếu, chưa nộp tiền phí xây dựng. Sau đó, HUD có văn bản giải trình và khắc phục sai phạm. Ảnh: Biệt thự trong Khu đô thị Linh Đàm.
HUD cũng thực hiện việc chuyển nhượng hạ tầng cho một số nhà đầu tư thứ cấp không đúng quy định. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của HUD đối với Nhà nước còn một số sai sót như: nộp tiền sử dụng đất còn thiếu, chưa nộp tiền phí xây dựng. Sau đó, HUD có văn bản giải trình và khắc phục sai phạm. Ảnh: Biệt thự trong Khu đô thị Linh Đàm. 
HUD cũng thừa nhận sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) khi điều chỉnh quy hoạch dự án thành 1/500 mà chưa được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xem xét. HUD cam kết sẽ hoàn chỉnh quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 3/2013.
HUD cũng thừa nhận sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) khi điều chỉnh quy hoạch dự án thành 1/500 mà chưa được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xem xét. HUD cam kết sẽ hoàn chỉnh quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 3/2013.  
Tại dự án Vân Canh, HUD còn mắc sai phạm trong việc "tự chia" dự án khi chưa được giao đất, tự thay đổi chiều cao tầng, giảm mật độ xây dựng các lô nhà ở thấp tầng mà chưa được phép.
Tại dự án Vân Canh, HUD còn mắc sai phạm trong việc "tự chia" dự án khi chưa được giao đất, tự thay đổi chiều cao tầng, giảm mật độ xây dựng các lô nhà ở thấp tầng mà chưa được phép.  
HUD còn mắc sai phạm trong việc chậm nộp tiền sử dụng đất cho dự án. HUD khẳng định sẽ kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan tại dự án Vân Canh.
 HUD còn mắc sai phạm trong việc chậm nộp tiền sử dụng đất cho dự án. HUD khẳng định sẽ kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan tại dự án Vân Canh. 
Dự án Khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty cổ phần Phát triển nhà xã hội - công ty con của HUD và Công ty cổ phần BIC Việt Nam làm chủ đầu tư) được khởi công ngày 28/5/2013.
 Dự án Khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty cổ phần Phát triển nhà xã hội - công ty con của HUD và Công ty cổ phần BIC Việt Nam làm chủ đầu tư) được khởi công ngày 28/5/2013. 
Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm khởi công, dự án vẫn chưa được UBND TP Hà Nội bàn giao đất, việc này khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi.
 Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm khởi công, dự án vẫn chưa được UBND TP Hà Nội bàn giao đất, việc này khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi. 
Cho tới lúc động thổ, dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng (do chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý về giấy phép xây dựng), chưa có đất (vì chưa được bàn giao đất trên thực địa), chưa có kết nối hạ tầng, cũng như chưa có phương án về giá bán. Sau 2 tháng động thổ, mặt bằng dự án vẫn là bãi đất hoang.
Cho tới lúc động thổ, dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng (do chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý về giấy phép xây dựng), chưa có đất (vì chưa được bàn giao đất trên thực địa), chưa có kết nối hạ tầng, cũng như chưa có phương án về giá bán. Sau 2 tháng động thổ, mặt bằng dự án vẫn là bãi đất hoang. 
Tại dự án Khu đô thị Phước Long (TP Nha Trang, Khánh Hòa), nhiều khách hàng tố cáo HUD Nha Trang (công ty con của HUD) ép buộc khách hàng nhận nhà thô với giá "trên trời". Ảnh: Phối cảnh dự án.
 Tại dự án Khu đô thị Phước Long (TP Nha Trang, Khánh Hòa), nhiều khách hàng tố cáo HUD Nha Trang (công ty con của HUD) ép buộc khách hàng nhận nhà thô với giá "trên trời". Ảnh: Phối cảnh dự án.
HUD Nha Trang còn bị khách hàng tố "đánh tráo" hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của khách hàng với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng.
 HUD Nha Trang còn bị khách hàng tố "đánh tráo" hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của khách hàng với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng.  

Gỗ quý, đồ cổ trong nhà triệu đô của họa sĩ HN

(Kiến Thức) - Căn nhà trưng bày nhiều gỗ quý và đồ cổ của họa sĩ Lê Thiết Cương được mọi người kháo nhau có giá lên tới 10 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng).

Gỗ quý, đồ cổ trong nhà triệu đô của họa sĩ HN
Nằm trên mặt phố Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), căn nhà khang trang 4 tầng của gia đình họa sĩ Lê Thiết Cương - cái tên nổi tiếng trong giới hội họa - vừa là nơi ở, vừa là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa của chính anh và đồng nghiệp.
Nằm trên mặt phố Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), căn nhà khang trang 4 tầng của gia đình họa sĩ Lê Thiết Cương - cái tên nổi tiếng trong giới hội họa - vừa là nơi ở, vừa là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa của chính anh và đồng nghiệp.
Thực ra ngôi nhà gồm 2 phần diện tích (cũng có thể gọi là 2 căn nhà) được gắn kết với nhau bằng một giếng trời. Việc thiết kế giếng trời là ý tưởng của họa sĩ Cương nhằm tạo ra không gian đầy ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành.
Thực ra ngôi nhà gồm 2 phần diện tích (cũng có thể gọi là 2 căn nhà) được gắn kết với nhau bằng một giếng trời. Việc thiết kế giếng trời là ý tưởng của họa sĩ Cương nhằm tạo ra không gian đầy ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành. 
Được biết đến là một người "chảnh" tính, có đôi chút kiêu ngạo và lạnh lùng, đôi lúc chẳng giống ai, những gì họa sĩ Lê Thiết Cương mang đến cho ngôi nhà cũng tương tự như vậy. Ngôi nhà được xây từ năm 1998 và hoàn thiện một năm sau đó với diện tích sàn hơn trăm m2. Toàn bộ tầng 1 được sử dụng làm nơi triển lãm tranh và tiếp khách.
Được biết đến là một người "chảnh" tính, có đôi chút kiêu ngạo và lạnh lùng, đôi lúc chẳng giống ai, những gì họa sĩ Lê Thiết Cương mang đến cho ngôi nhà cũng tương tự như vậy.  Ngôi nhà được xây từ năm 1998 và hoàn thiện một năm sau đó với diện tích sàn hơn trăm m2. Toàn bộ tầng 1 được sử dụng làm nơi triển lãm tranh và tiếp khách. 
Đây cũng là nơi trưng bày rất nhiều đồ gỗ quý và đồ gốm cổ mà họa sĩ Lê Thiết Cương sưu tầm được. Chiếc trường kỷ khảm trai được làm từ gỗ trắc rất quý có từ thế kỷ 19, được đặt ở vị trí đẹp trong phòng khách.
 Đây cũng là nơi trưng bày rất nhiều đồ gỗ quý và đồ gốm cổ mà họa sĩ Lê Thiết Cương sưu tầm được. Chiếc trường kỷ khảm trai được làm từ gỗ trắc rất quý có từ thế kỷ 19, được đặt ở vị trí đẹp trong phòng khách.  
Những chiếc bình gốm hoa nâu đời Trần được xếp ngay ngắn trên kệ tường với tấm biển "Not for Sale" (không bán).
 Những chiếc bình gốm hoa nâu đời Trần được xếp ngay ngắn trên kệ tường với tấm biển "Not for Sale" (không bán).
Giếng trời chan hòa ánh sáng với các chi tiết độc đáo...
 Giếng trời chan hòa ánh sáng với các chi tiết độc đáo...
Hành lang ngôi nhà cũng là một không gian đầy nghệ thuật, như một bức tranh nền nã với nhiều cổ vật.
 Hành lang ngôi nhà cũng là một không gian đầy nghệ thuật, như một bức tranh nền nã với nhiều cổ vật.
Lối đi được bố trí nhiều bức tượng đồng.
 Lối đi được bố trí nhiều bức tượng đồng.
Nhiều bức tượng bằng gốm xanh được bày trí trong nhà.
 Nhiều bức tượng bằng gốm xanh được bày trí trong nhà. 
Một không gian tiếp khách khác đậm phong cách cổ điển với tông màu nâu chủ đạo của gỗ.
 Một không gian tiếp khách khác đậm phong cách cổ điển với tông màu nâu chủ đạo của gỗ.
Tầng 1 được họa sĩ Lê Thiết Cương dựng nhiều cột gỗ, nhưng ban công tầng 2 lại được trang trí bằng nhiều cột đá.
 Tầng 1 được họa sĩ Lê Thiết Cương dựng nhiều cột gỗ, nhưng ban công tầng 2 lại được trang trí bằng nhiều cột đá.
"Mặt tiền" của tầng 2 như một bức tranh dân dã với đủ sắc màu dân tộc, được trang trí bằng những chiếc mõ trâu, chuông gió, thúng...
 "Mặt tiền" của tầng 2 như một bức tranh dân dã với đủ sắc màu dân tộc, được trang trí bằng những chiếc mõ trâu, chuông gió, thúng...

Tin mới