Sự thật lý do giếng nước trong Tử Cấm Thành không dùng ăn uống

Sự thật lý do giếng nước trong Tử Cấm Thành không dùng ăn uống

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là hoàng cung của vua chúa nhà Minh và Thanh. Bên trong công trình có hàng chục chiếc giếng. Tuy nhiên, cung nữ, thái giám thời phong kiến không lấy nước trong giếng để ăn uống. Lý do thực sự bất ngờ! 

Xem toàn bộ ảnh
Dưới thời phong kiến,  Tử Cấm Thành là nơi sống và làm việc của các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình này còn gần như nguyên vẹn với thời gian và trở thành một trong những cung điện cổ được bảo tồn nguyên vẹn nhất thế giới.
Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành là nơi sống và làm việc của các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình này còn gần như nguyên vẹn với thời gian và trở thành một trong những cung điện cổ được bảo tồn nguyên vẹn nhất thế giới.
Bên cạnh những cung điện tráng lệ, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc khiến nhiều người tò mò về hàng chục giếng nước được dùng để làm gì. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giếng nước trong Tử Cấm Thành được sử dụng hiệu quả trong những vụ hỏa hoạn.
Bên cạnh những cung điện tráng lệ, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc khiến nhiều người tò mò về hàng chục giếng nước được dùng để làm gì. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giếng nước trong Tử Cấm Thành được sử dụng hiệu quả trong những vụ hỏa hoạn.
Do các cung điện, công trình bên trong Tử Cấm Thành được xây dựng chủ yếu từ gỗ nên rất dễ bắt lửa nếu có người vô tình hay cố ý để lửa bùng phát. Một số trường hợp sét đánh dẫn đến hỏa hoạn.
Do các cung điện, công trình bên trong Tử Cấm Thành được xây dựng chủ yếu từ gỗ nên rất dễ bắt lửa nếu có người vô tình hay cố ý để lửa bùng phát. Một số trường hợp sét đánh dẫn đến hỏa hoạn.
Khi hỏa hoạn xảy ra ở một khu vực trong Tử Cấm Thành, cung nữ và thái giám sẽ lấy nước từ các giếng gần đó để dập lửa. Nhờ vậy, những vụ hỏa hoạn được khống chế, giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Khi hỏa hoạn xảy ra ở một khu vực trong Tử Cấm Thành, cung nữ và thái giám sẽ lấy nước từ các giếng gần đó để dập lửa. Nhờ vậy, những vụ hỏa hoạn được khống chế, giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Ngoài tác dụng chữa cháy, nhiều người tò mò người Trung Quốc thời phong kiến có lấy nước ở các giếng để ăn uống hay không.
Ngoài tác dụng chữa cháy, nhiều người tò mò người Trung Quốc thời phong kiến có lấy nước ở các giếng để ăn uống hay không.
Trước câu hỏi này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu dịch sử cho hay giếng nước trong Tử Cấm Thành không được sử dụng để làm nước uống hay nấu ăn.
Trước câu hỏi này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu dịch sử cho hay giếng nước trong Tử Cấm Thành không được sử dụng để làm nước uống hay nấu ăn.
Nguyên do là bởi những lo ngại về chất lượng nước. Nếu có người nào bỏ thuốc độc xuống giếng nước sẽ khiến nhiều người ngộ độc, thậm chí là tử vong nếu sử dụng nước giếng.
Nguyên do là bởi những lo ngại về chất lượng nước. Nếu có người nào bỏ thuốc độc xuống giếng nước sẽ khiến nhiều người ngộ độc, thậm chí là tử vong nếu sử dụng nước giếng.
Khi bỏ thuốc độc vào một giếng thì hàng chục giếng nước khác cũng bị nhiễm độ theo vì chúng được nối thông nhau. Những giếng này thông với sông Ngự ở ngoài thành. Sông Ngự giống như nhiều con sông khác khi ấy cũng xảy ra vấn đề ô nhiễm khi rác thải và xác động vật rơi xuống nước. Vì vậy, nước trong các giếng ở Tử Cấm Thành không dùng trong ăn uống. Nó thường được dùng để lấy nước lau chùi bên trong Tử Cấm Thành.
Khi bỏ thuốc độc vào một giếng thì hàng chục giếng nước khác cũng bị nhiễm độ theo vì chúng được nối thông nhau. Những giếng này thông với sông Ngự ở ngoài thành. Sông Ngự giống như nhiều con sông khác khi ấy cũng xảy ra vấn đề ô nhiễm khi rác thải và xác động vật rơi xuống nước. Vì vậy, nước trong các giếng ở Tử Cấm Thành không dùng trong ăn uống. Nó thường được dùng để lấy nước lau chùi bên trong Tử Cấm Thành.
Thêm nữa, một số cung nữ, thái giám tự tử hoặc bị sát hại ở một số giếng nước. Những vụ việc này khiến nhiều người vừa lo lắng về nguồn nước bị ô nhiễm cũng như sợ hãi vì có người chết trong giếng nên không dám dùng nước giếng trong cung để ăn uống.
Thêm nữa, một số cung nữ, thái giám tự tử hoặc bị sát hại ở một số giếng nước. Những vụ việc này khiến nhiều người vừa lo lắng về nguồn nước bị ô nhiễm cũng như sợ hãi vì có người chết trong giếng nên không dám dùng nước giếng trong cung để ăn uống.
Do không sử dụng nước ở các giếng để ăn uống và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nên người Trung Quốc thời phong kiến lấy nước từ núi Ngọc Tuyền về để cho hoàng đế và hậu cung sử dụng.
Do không sử dụng nước ở các giếng để ăn uống và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nên người Trung Quốc thời phong kiến lấy nước từ núi Ngọc Tuyền về để cho hoàng đế và hậu cung sử dụng.
Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT