Sự thật "nghiệt ngã" đằng sau những món hàng hiệu ế thà đốt chứ không sale

Sự thật "nghiệt ngã" đằng sau những món hàng hiệu ế thà đốt chứ không sale

(Kiến Thức) - Về mặt chính thức, các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Louis Vuitton và Hermes không bao giờ bán hàng giảm giá tại cửa hàng. 

Xem toàn bộ ảnh
Với  thương hiệu xa xỉ Hermes, khoảng 10 trong số 10.000 nhân viên của hãng được đưa tới trước một lò đốt rác tại Saint-Ouen, Seine-Saint-Denis, ngoại ô phía Bắc Paris để chứng kiến những sản phẩm Hermes được tiêu hủy hoàn toàn.
Với thương hiệu xa xỉ Hermes, khoảng 10 trong số 10.000 nhân viên của hãng được đưa tới trước một lò đốt rác tại Saint-Ouen, Seine-Saint-Denis, ngoại ô phía Bắc Paris để chứng kiến những sản phẩm Hermes được tiêu hủy hoàn toàn.
Các sản phẩm ế của Hermes được chở đến bằng xe tải để tiêu hủy dù nhiều sản phẩm vẫn còn nằm nguyên trong những chiếc hộp màu da cam.
Các sản phẩm ế của Hermes được chở đến bằng xe tải để tiêu hủy dù nhiều sản phẩm vẫn còn nằm nguyên trong những chiếc hộp màu da cam.
Theo các nhân viên chứng kiến vụ tiêu hủy, nhiệm vụ duy nhất của họ là đảm bảo rằng mọi thứ được tiêu hủy hoàn toàn và không ai có thể lấy về dùng hoặc sang tay.
Theo các nhân viên chứng kiến vụ tiêu hủy, nhiệm vụ duy nhất của họ là đảm bảo rằng mọi thứ được tiêu hủy hoàn toàn và không ai có thể lấy về dùng hoặc sang tay.
Không ai được phép chụp ảnh hay quay phim cảnh tượng tiêu hủy sản phẩm này. Các nhân viên của Hermes cũng không hề hay biết. Chuyện tiêu hủy sản phẩm là đề tài cấm kỵ trong ngành hàng xa xỉ.
Không ai được phép chụp ảnh hay quay phim cảnh tượng tiêu hủy sản phẩm này. Các nhân viên của Hermes cũng không hề hay biết. Chuyện tiêu hủy sản phẩm là đề tài cấm kỵ trong ngành hàng xa xỉ.
Theo một lãnh đạo công ty, với ý thức về hình ảnh của Hermes, dù là khó khăn, nhưng đó là cách duy nhất để đảm bảo tính độc đáo của thương hiệu.
Theo một lãnh đạo công ty, với ý thức về hình ảnh của Hermes, dù là khó khăn, nhưng đó là cách duy nhất để đảm bảo tính độc đáo của thương hiệu.
Thực tế, không phải chỉ Hermes mới giải phóng hàng tồn bằng cách đốt bỏ. Chanel, Vuitton, Dior và Prada cũng đều đang làm vậy. Bởi “cho dù là một thương hiệu hàng xa xỉ hấp dẫn, họ cũng không thể bán được mọi sản phẩm.
Thực tế, không phải chỉ Hermes mới giải phóng hàng tồn bằng cách đốt bỏ. Chanel, Vuitton, Dior và Prada cũng đều đang làm vậy. Bởi “cho dù là một thương hiệu hàng xa xỉ hấp dẫn, họ cũng không thể bán được mọi sản phẩm.
Tuy nhiên, trước khi đưa sản phẩm ế tới lò hỏa thiêu, các nhà sản xuất hàng xa xỉ còn có những lựa chọn khác, ít cực đoan hơn, để giải phóng hàng tồn.
Tuy nhiên, trước khi đưa sản phẩm ế tới lò hỏa thiêu, các nhà sản xuất hàng xa xỉ còn có những lựa chọn khác, ít cực đoan hơn, để giải phóng hàng tồn.
Chẳng hạn Vuitton từng tổ chức một buổi bán hàng giảm giá tại một nhà máy chưng cất rượu bỏ hoang có tên l’Espace Clacquesin (ngoại ô phía Tây Nam Paris).
Chẳng hạn Vuitton từng tổ chức một buổi bán hàng giảm giá tại một nhà máy chưng cất rượu bỏ hoang có tên l’Espace Clacquesin (ngoại ô phía Tây Nam Paris).
Các nhân viên của họ có mặt tại đây từ hôm trước, đã mua được một “mớ” sản phẩm với giá rẻ bằng 50%. Bất cứ ai tìm cách chụp ảnh nơi này đều nhanh chóng bị một bảo vệ chặn lại. Bởi không ai được phép biết Vuitton đã dành cho một số ít người có đặc quyền được tiếp cận các sản phẩm của họ với giá rẻ.
Các nhân viên của họ có mặt tại đây từ hôm trước, đã mua được một “mớ” sản phẩm với giá rẻ bằng 50%. Bất cứ ai tìm cách chụp ảnh nơi này đều nhanh chóng bị một bảo vệ chặn lại. Bởi không ai được phép biết Vuitton đã dành cho một số ít người có đặc quyền được tiếp cận các sản phẩm của họ với giá rẻ.
Ngoài việc tiêu hủy hàng tồn kho, các hãng hàng xa xỉ còn có một giải pháp khác đó là bán thanh lý cho người mua buôn. Nhưng hoạt động này là tối mật. Chỉ có một vài công ty trên thị trường được chọn, hầu hết là các công ty của Mỹ.
Ngoài việc tiêu hủy hàng tồn kho, các hãng hàng xa xỉ còn có một giải pháp khác đó là bán thanh lý cho người mua buôn. Nhưng hoạt động này là tối mật. Chỉ có một vài công ty trên thị trường được chọn, hầu hết là các công ty của Mỹ.
Và các sản phẩm này có thể được bán đến với những nơi nhãn hiệu không quan trọng, như Nam Mỹ hay châu Phi.
Và các sản phẩm này có thể được bán đến với những nơi nhãn hiệu không quan trọng, như Nam Mỹ hay châu Phi.
Video: Phát hiện cơ sở "phù phép" hàng trôi nổi thành hàng hiệu. Nguồn: VTV24

GALLERY MỚI NHẤT