Sự thật nghiệt ngã về cái chết bạo lực của xác ướp đầm lầy

Sự thật nghiệt ngã về cái chết bạo lực của xác ướp đầm lầy

Trong những thập kỷ qua, giới chuyên gia đã tìm thấy hàng chục xác ướp đầm lầy ở khu vực phía Bắc châu Âu. Phần lớn xác ướp được bảo quản rất tốt và chứa bằng chứng về cái chết đầy bạo lực.

Xem toàn bộ ảnh
Tại khu vực phía Bắc châu Âu, quốc gia có số lượng  xác ướp đầm lầy được phát hiện nhiều nhất là Đan Mạch. Trong thời gian qua, giới chuyên gia đã tìm thấy nhiều thi hài vài ngàn năm tuổi vẹn nguyên như mới qua đời cách đây không lâu trong các đầm lầy ở nước này.
Tại khu vực phía Bắc châu Âu, quốc gia có số lượng xác ướp đầm lầy được phát hiện nhiều nhất là Đan Mạch. Trong thời gian qua, giới chuyên gia đã tìm thấy nhiều thi hài vài ngàn năm tuổi vẹn nguyên như mới qua đời cách đây không lâu trong các đầm lầy ở nước này.
Theo các chuyên gia, điều kiện đặc biệt của vùng đầm lầy gồm lớp than bùn có chứa axit tạo ra bởi rong rêu, độ sâu và nhiệt độ khá thấp khiến oxy không thể xâm nhập vào thi thể đã giúp những tử thi này được ướp xác tự nhiên một cách tốt nhất.
Theo các chuyên gia, điều kiện đặc biệt của vùng đầm lầy gồm lớp than bùn có chứa axit tạo ra bởi rong rêu, độ sâu và nhiệt độ khá thấp khiến oxy không thể xâm nhập vào thi thể đã giúp những tử thi này được ướp xác tự nhiên một cách tốt nhất.
Trong số hàng trăm xác ướp đầm lầy được phát hiện, các chuyên gia phát hiện nhiều thi hài có nguyên nhân tử vong rùng rợn. Họ là nạn nhân của những nghi lễ hiến tế nên bị giết chết. Sau khi qua đời, thi thể của họ được vùi vào trong đầm lầy như một nghi thức tôn vinh các vị thần.
Trong số hàng trăm xác ướp đầm lầy được phát hiện, các chuyên gia phát hiện nhiều thi hài có nguyên nhân tử vong rùng rợn. Họ là nạn nhân của những nghi lễ hiến tế nên bị giết chết. Sau khi qua đời, thi thể của họ được vùi vào trong đầm lầy như một nghi thức tôn vinh các vị thần.
Một số xác ướp đầm lầy khác được các chuyên gia xác định có cái chết bạo lực như: tử vong vì bị đâm, treo cổ, dìm chết, thậm chí chặt đầu. Họ suy đoán những nạn nhân này có thể là những kẻ phạm tội nên bị giết hại một cách tàn bạo sau khi bị bắt.
Một số xác ướp đầm lầy khác được các chuyên gia xác định có cái chết bạo lực như: tử vong vì bị đâm, treo cổ, dìm chết, thậm chí chặt đầu. Họ suy đoán những nạn nhân này có thể là những kẻ phạm tội nên bị giết hại một cách tàn bạo sau khi bị bắt.
Một xác ướp đầm lầy có cái chết bạo lực được nhiều người biết đến là “Người Đàn bà Haraldskær”. Xác ướp này được tìm thấy ở Đan Mạch vào năm 1835. Sau đó, thi hài được chuyển về trưng bày tại bảo tàng tại thành phố Vejle, Đông Nam Jutland.
Một xác ướp đầm lầy có cái chết bạo lực được nhiều người biết đến là “Người Đàn bà Haraldskær”. Xác ướp này được tìm thấy ở Đan Mạch vào năm 1835. Sau đó, thi hài được chuyển về trưng bày tại bảo tàng tại thành phố Vejle, Đông Nam Jutland.
Vào thời điểm được tìm thấy, xác ướp “Người Đàn bà Haraldskær” ở trong tình trạng lõa thể bên cạnh áo choàng của bà. Theo các chuyên gia, bà bị nhấn chìm xuống đầm lầy dẫn đến tử vong.
Vào thời điểm được tìm thấy, xác ướp “Người Đàn bà Haraldskær” ở trong tình trạng lõa thể bên cạnh áo choàng của bà. Theo các chuyên gia, bà bị nhấn chìm xuống đầm lầy dẫn đến tử vong.
Ban đầu, các chuyên gia suy đoán “Người Đàn bà Haraldskær” là Nữ hoàng Gunnhild của Na Uy. Sở dĩ như vậy là vì một số sử liệu ghi chép vua Harald Bluetooth của Đan Mạch đã ra lệnh cho quân lính dìm chết Nữ hoàng Gunnhild trong một đầm lầy.
Ban đầu, các chuyên gia suy đoán “Người Đàn bà Haraldskær” là Nữ hoàng Gunnhild của Na Uy. Sở dĩ như vậy là vì một số sử liệu ghi chép vua Harald Bluetooth của Đan Mạch đã ra lệnh cho quân lính dìm chết Nữ hoàng Gunnhild trong một đầm lầy.
Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cho thấy xác ướp “Người Đàn bà Haraldskær” khoảng 2.200 tuổi. Niên đại này không trùng khớp với tuổi của Nữ hoàng Gunnhild. Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện cổ của xác ướp có một rãnh mờ nhạt cho thấy có thể ai đó đã dùng một sợi dây thừng siết bà đến nghẹt thở. Do đó, họ nhận định người phụ nữ hơn 2.000 tuổi này là nạn nhân của một cuộc hiến tế.
Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cho thấy xác ướp “Người Đàn bà Haraldskær” khoảng 2.200 tuổi. Niên đại này không trùng khớp với tuổi của Nữ hoàng Gunnhild. Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện cổ của xác ướp có một rãnh mờ nhạt cho thấy có thể ai đó đã dùng một sợi dây thừng siết bà đến nghẹt thở. Do đó, họ nhận định người phụ nữ hơn 2.000 tuổi này là nạn nhân của một cuộc hiến tế.
Đến năm 1950, xác ướp “người Đàn ông Tollund” được tìm thấy ở Đan Mạch gây sốc dư luận. Do được bảo quản nguyên vẹn trong đầm lầy nên các chuyên gia gặp nhiều thuận lợi trong việc giải mã cái chết của người đàn ông này.
Đến năm 1950, xác ướp “người Đàn ông Tollund” được tìm thấy ở Đan Mạch gây sốc dư luận. Do được bảo quản nguyên vẹn trong đầm lầy nên các chuyên gia gặp nhiều thuận lợi trong việc giải mã cái chết của người đàn ông này.
Theo các chuyên gia, “người Đàn ông Tollund” qua đời vào khoảng 2.400 tuổi. Sợi dây thòng lọng quấn quanh cổ ông vẫn còn nguyên. Những kết quả kiểm tra, giám định khác cho thấy ông bị treo cổ dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia, “người Đàn ông Tollund” qua đời vào khoảng 2.400 tuổi. Sợi dây thòng lọng quấn quanh cổ ông vẫn còn nguyên. Những kết quả kiểm tra, giám định khác cho thấy ông bị treo cổ dẫn đến tử vong.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT