Sự thật tàu ngầm do Ấn Độ "tự chế tạo" khiến Trung Quốc giật mình

Sự thật tàu ngầm do Ấn Độ "tự chế tạo" khiến Trung Quốc giật mình

(Kiến Thức) - Truyền thông Ấn Độ đang tự hào đưa tin về việc tàu ngầm do nước này tự đóng mới khiến Trung Quốc phải giật mình nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy.

Xem toàn bộ ảnh
Hôm 28/9 vừa rồi, Hải quân Ấn Độ đã làm lễ nhập biên cho  tàu ngầm INS Khanderi vào biên chế. Đây là tàu ngầm thứ hai được Ấn Độ đóng theo lớp Kalvari - lớp tàu ngầm được coi là niềm tự hào của quốc gia này. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Hôm 28/9 vừa rồi, Hải quân Ấn Độ đã làm lễ nhập biên cho tàu ngầm INS Khanderi vào biên chế. Đây là tàu ngầm thứ hai được Ấn Độ đóng theo lớp Kalvari - lớp tàu ngầm được coi là niềm tự hào của quốc gia này. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Truyền thông nước này cho biết, sự góp mặt của tàu ngầm Kalvari thứ hai trong biên chế đã khiến Trung Quốc phải sửng sốt và đây sẽ là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng để quốc gia này cân bằng cán cân quân sự với Bắc Kinh trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Truyền thông nước này cho biết, sự góp mặt của tàu ngầm Kalvari thứ hai trong biên chế đã khiến Trung Quốc phải sửng sốt và đây sẽ là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng để quốc gia này cân bằng cán cân quân sự với Bắc Kinh trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Tuy nhiên, sự thật là lớp tàu ngầm Kalvari được Ấn Độ dự kiến đóng mới tổng cộng 6 chiếc lại không phải hoàn toàn do quốc gia này thiết kế từ đầu. Một thông tin mà truyền thông Ấn Độ thường cố tình "lờ" đi đó là Kalvari thực chất được thiết kế dựa trên lớp Scorpene của Pháp. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Tuy nhiên, sự thật là lớp tàu ngầm Kalvari được Ấn Độ dự kiến đóng mới tổng cộng 6 chiếc lại không phải hoàn toàn do quốc gia này thiết kế từ đầu. Một thông tin mà truyền thông Ấn Độ thường cố tình "lờ" đi đó là Kalvari thực chất được thiết kế dựa trên lớp Scorpene của Pháp. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Vậy nên, mặc dù các tàu ngầm lớp Kalvari mới được Ấn Độ đưa vào biên chế từ năm 2017 nhưng thực tế lớp tàu ngầm này đã được Pháp và Tây Ban Nha phối hợp thiết kế từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: IndiaExp.
Vậy nên, mặc dù các tàu ngầm lớp Kalvari mới được Ấn Độ đưa vào biên chế từ năm 2017 nhưng thực tế lớp tàu ngầm này đã được Pháp và Tây Ban Nha phối hợp thiết kế từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: IndiaExp.
Giống với các tàu ngầm Scorpene, Kalvari được thiết kế để phù hợp với nhiều kiểu nhiệm vụ bao gồm chống tàu mặt nước, chống ngầm, thu thập tin tình báo, đặt thuỷ lôi hoặc tuần tra biển. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Giống với các tàu ngầm Scorpene, Kalvari được thiết kế để phù hợp với nhiều kiểu nhiệm vụ bao gồm chống tàu mặt nước, chống ngầm, thu thập tin tình báo, đặt thuỷ lôi hoặc tuần tra biển. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Loại tàu ngầm này có hoả lực bao gồm 6 ống phóng lôi cỡ 533mm với khả năng triển khai được tên lửa chống hạm SM.39 Exocet hoặc tối đa 30 quả thuỷ lôi. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Loại tàu ngầm này có hoả lực bao gồm 6 ống phóng lôi cỡ 533mm với khả năng triển khai được tên lửa chống hạm SM.39 Exocet hoặc tối đa 30 quả thuỷ lôi. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Tàu có kích thước rất nhỏ, khi nổi giãn nước tối đa chỉ 1615 tấn và khi lặn có giãn nước tối đa 1775 tấn. Biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ của tàu bao gồm 35 người kèm theo 8 sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Tàu có kích thước rất nhỏ, khi nổi giãn nước tối đa chỉ 1615 tấn và khi lặn có giãn nước tối đa 1775 tấn. Biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ của tàu bao gồm 35 người kèm theo 8 sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Các tàu ngầm Kalvari có khả năng hoạt động tối đa 12.000 km ở tốc độ 8 hải lý giờ (15 km/h) khi nổi hoặc 1000km ở tốc độ 4 hải lý giờ (7,4 km/h) khi lặn. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Các tàu ngầm Kalvari có khả năng hoạt động tối đa 12.000 km ở tốc độ 8 hải lý giờ (15 km/h) khi nổi hoặc 1000km ở tốc độ 4 hải lý giờ (7,4 km/h) khi lặn. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Ấn Độ dự kiến sẽ đóng tổng cộng 6 tàu ngầm loại này trong đó có hai chiếc đã được gia nhập biên chế, hai chiếc khác hiện đang được thử nghiệm trên biển và hai chiếc cuối cùng đang được đóng mới dự kiến sẽ gia nhập biên chế Hải quân Ấn Độ vào năm 2021 và 2022. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Ấn Độ dự kiến sẽ đóng tổng cộng 6 tàu ngầm loại này trong đó có hai chiếc đã được gia nhập biên chế, hai chiếc khác hiện đang được thử nghiệm trên biển và hai chiếc cuối cùng đang được đóng mới dự kiến sẽ gia nhập biên chế Hải quân Ấn Độ vào năm 2021 và 2022. Nguồn ảnh: Indiatimes.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm lớp Scorpene hiện đang được Hải quân bôn nước trên thế giới sử dụng trong biên chế.

GALLERY MỚI NHẤT