Sự thật thú vị: Hoàng gia Anh kiếm tiền kiểu gì?

Với địa vị cao quý của mình, Hoàng gia Anh có khối tài sản trị giá lên tới 360 triệu bảng (tương đương 470 triệu USD) – xếp thứ 321 trong bảng xếp hạng giàu có của xứ sở sương mù. Khối tài sản này đến từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau.

Sự thật thú vị: Hoàng gia Anh kiếm tiền kiểu gì?
Nữ hoàng Elizabeth II
Từ trái qua phải: Hoàng tử William (trên), Công nương Kate, Hoàng tế Philip (dưới), Nữ hoàng Elizabeth II (giữa), Hoàng tử Harry (trên), hôn thê Meghan Markle (trên), Nữ công tước Camilla (dưới) và Thái tử Charles (dưới). Ảnh: CNN.
Từ trái qua phải: Hoàng tử William (trên), Công nương Kate, Hoàng tế Philip (dưới), Nữ hoàng Elizabeth II (giữa), Hoàng tử Harry (trên), hôn thê Meghan Markle (trên), Nữ công tước Camilla (dưới) và Thái tử Charles (dưới). Ảnh: CNN. 
Nữ hoàng Elizabeth có 3 nguồn thu nhập chủ yếu là Trợ cấp Hoàng gia (Sovereign Grant), khối bất động sản “Lãnh địa xứ Lancaster” (Duchy of Lancaster) và tài sản, đầu tư cá nhân.
Trợ Cấp Hoàng gia là khoản tiền được chính phủ Anh cung cấp nhằm chi trả cho việc đi lại, an ninh, nhân viên và phí duy trì các cung điện hoàng gia. Trong giai đoạn năm tài chính 2016-2017, Nữ hoàng đã nhận được 42,8 triệu bảng (tương đương 58 triệu USD) miễn thuế từ Trợ cấp Hoàng gia. Số tiền này đã tăng vọt lên 76,1 triệu bảng (tương đương 103 triệu USD) trong năm tài chính 2017-2018 do Hoàng gia cần phải sửa sang lại Cung điện Buckingham của Nữ hoàng.
Được biết, Hoàng gia Anh có được Trợ cấp là nhờ việc chuyển nhượng Đất đai Hoàng gia (Crown Estate) – toàn bộ số bất động sản và trang trại – cho chính phủ. Khối bất động sản này sinh lời hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm và London mỗi năm sẽ trích 15-25% lợi nhuận trả lại cho Nữ hoàng.
Ngoài Trợ cấp Hoàng gia, khối bất động sản “Lãnh địa xứ Lancaster” cũng là một nguồn thu nhập quan trọng của Nữ hoàng. Đây là một tổ hợp thương mại, nông nghiệp, nhà ở,… có từ năm 1265. Trong năm tài chính 2017-2018, tổ hợp này đã đem lại 19,2 triệu bảng Anh (tương đương 26 triệu USD). Số tiền thu được từ “Lãnh địa xứ Lancaster” thường được Nữ Hoàng sử dụng cho các khoản chi công và tư, bao gồm cả chi phí cho các thành viên hoàng gia thực hiện nhiệm vụ chính thức thay mặt Nữ hoàng.
Song song với 2 khoản thu nhập nói trên, Nữ hoàng Anh cũng có các tài sản cá nhân riêng bao gồm Lâu đài Balmoral (Scotland), khối bất động sản Sandringham ở phía đông nước Anh – cả hai đều được thừa kế từ cha của Nữ hoàng là Quốc vương Anh George VI. Ngoài bất động sản, Nữ hoàng còn sở hữu một bộ sưu tập tem quý giá, nhiều tác phẩm nghệ thuật, chứng khoán,…
Chồng của Nữ hoàng là Hoàng tế Philip – Công tước xứ Edinburgh – cũng được nhận một khoản tiền trị giá 359.000 bảng Anh (tương đương 488.000 USD) cho các nhiệm vụ hoàng gia của mình. Vào năm ngoái, sau hơn 6 thập kỷ phục vụ hoàng gia, Hoàng tế đã nghỉ hưu.
Thái tử Charles và con cái
Thái tử Charles - Thân vương xứ Wales và Camilla - Nữ công tước xứ Cornwall. Ảnh: The Sun.
Thái tử Charles - Thân vương xứ Wales và Camilla - Nữ công tước xứ Cornwall. Ảnh: The Sun. 
Thái tử Charles và phu nhân Camilla – được biết với danh hiệu chính thức là Thân vương xứ Wales và Nữ công tước xứ Cornwall – cũng có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Theo CNN, hơn 90% thu nhập của Thái tử và Nữ công tước đến từ khối bất động sản cá nhân “Lãnh địa xứ Cornwall” (Duchy of Cornwall) vốn có từ năm 1337 để đem lại tiền về cho người kế nhiệm ngai vàng nước Anh. Đây là một tổ hợp gồm đất đai ở các khu vực thành thị và nông thôn, các đảo và khu nhà cho thuê tại xứ Wales và xứ Cornwall. Trong năm tài chính 2017-2018, “Lãnh địa xứ Cornwall” đã thu về 20,7 triệu bảng (tương đương 28 triệu USD) cho Thái tử và Nữ Công tước. Ngoài ra, cả hai còn nhận được 1,3 triệu bảng (tương đương 1,8 triệu USD) từ Trợ cấp Hoàng gia của Nữ hoàng cho việc đi lại, chi phí tài sản và 461.000 bảng (tương đương 627.000 USD) từ nhiều cơ quan chính phủ cho chi phí công du nước ngoài, tiền lương cho các binh sĩ đi theo bảo vệ gia đình.
Được biết, 50% thu nhập hàng năm của Thái tử và Nữ công tước được dùng để chi cho các chuyến đi công vụ của hoàng gia, 25% để trả thuế. Phần 25% còn lại trị giá 6,6 triệu bảng (tương đương 8,9 triệu USDS) sẽ dành cho con cháu của Thái tử Charles, các khoản chi tiêu “không chính thức” và tiết kiệm hoàng gia.
Về phía Hoàng tử William và Hoàng từ Harry, cả hai đều có khối tài sản riêng được thừa hưởng từ mẹ mình là cố Công nương Diana của xứ Wales.
Các thành viên khác trong gia đình hoàng gia
Hai công chúa Beatrice (trái) và Eugenie đều đã có việc làm toàn thời gian riêng. Ảnh: Express.
 Hai công chúa Beatrice (trái) và Eugenie đều đã có việc làm toàn thời gian riêng. Ảnh: Express.
Hiện tại, thông tin về thu nhập của các thành viên khác thuộc gia đình Hoàng gia Anh vẫn bị hạn chế với công chúng. Theo CNN, thu nhập của các thành viên này có thể đến từ Trợ cấp Hoàng gia và “Lãnh địa xứ Lancaster” thông qua việc tiếp xúc công chúng thay mặt Nữ Hoàng.
Hiện tại, thế hệ tiếp theo của Hoàng gia Anh được kỳ vọng phải tự theo đuổi gây dựng sự nghiệp cho mình – nói một cách ngắn gọn là độc lập hơn các thế hệ trước. Ví dụ như hai cháu gái của Nữ hoàng Elizabeth II là công chúa Beatrice và Eugenie – con gái của Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York – đều đã có việc làm toàn thời gian trong giới kinh doanh và nghệ thuật. Tuy nhiên, cả hai cũng đều nhận được một số sự trợ giúp tài chính từ cha mình.

Bí ẩn vụ mất tích bộ trang sức chấn động hoàng gia Anh

(Kiến Thức) - Do tính nhầm thời gian thủy triều lên, vua John đã để mất bộ trang sức Hoàng gia Anh quý giá xuống biển và hiện vẫn chưa tìm thấy.

Bí ẩn vụ mất tích bộ trang sức chấn động hoàng gia Anh
Nhiều người cho rằng bộ trang sức Hoàng gia của Vương quốc Anh là một trong bộ trang sức quý giá và ấn tượng nhất thế giới. Hoàng gia Anh thường sử dụng những món đồ trong bộ trang sức trên vào lễ đăng quang của các nhà vua.

Giải mã vụ trộm báu vật hoàng gia rúng động lịch sử

(Kiến Thức) - Vào ngày 9/5/1671, Thomas Blood đã cùng đồng bọn thực hiện vụ trộm báu vật hoàng gia Anh mà không bị xử tử.

Giải mã vụ trộm báu vật hoàng gia rúng động lịch sử
Thomas Blood (1618-1680) là kẻ chủ mưu vụ trộm báu vật hoàng gia Anh ngay giữa lòng thủ đô London năm 1671. Khi đó, Blood cùng đồng bọn đã ăn trộm Vương miện của Thánh Edward là biểu tượng cho người đứng đầu nền quân chủ Anh, Vương trượng gắn Thập giá thể hiện quyền năng tuyệt đối và Quả cầu Hoàng gia biểu hiện uy lực toàn cầu. Những báu vật này được cất giữ tại một tầng hầm ở Tower of London (hay còn gọi là Pháo Đài Tháp London).

Bí mật thú vị về cung điện Buckingham nổi tiếng thế giới

(Kiến Thức) - Cung điện Buckingham ở thủ đô London, Anh là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới với nhiều bí mật thú vị.

Bí mật thú vị về cung điện Buckingham nổi tiếng thế giới
Kể từ năm 1837, cung điện Buckingham là nơi ở chính thức của các vị Vua và Nữ hoàng của Vương quốc Anh.
Kể từ năm 1837, cung điện Buckingham là nơi ở chính thức của các vị Vua và Nữ hoàng của Vương quốc Anh.

Tin mới