Sự thật về bộ tộc ăn thịt người chết và não người

Fore là tên một bộ tộc ăn thịt người chết ngay tại đám đang ở Papua New Guinea. Đàn ông ăn thịt, đàn bà và trẻ em ăn não.

Sự thật về bộ tộc ăn thịt người chết và não người

Bộ tộc ăn thịt người chết tại đám tang Papua New Guinea coi đây là truyền thống lâu đời. Theo tập tục, đàn ông ăn thịt người chết, còn phụ nữ và trẻ em thì ăn phần não lại được coi là biểu hiện của sự tôn trọng người thân yêu đã chết song lại gây ra hậu quả ghê gớm cho cộng đồng.

Nguyên nhân là một phân tử cực kỳ nguy hiểm sống trong não người gây bệnh thoái hóa "kuru" từng giết chết 2% dân số đảo quốc Papua New Guinea mỗi năm. Tập tục man rợ này bị pháp luật ngăn cấm từ thập niên 50 thế kỷ trước và từ đó bệnh kuru lùi xa dần.

Tuy nhiên, sau nhiều năm ăn não người, một số người Fore đã phát triển gene kháng thể với phân tử gây ra một số bệnh về não như bệnh kuru, bò điên và một số dạng thoái hóa não (Alzheimer, Parkinson và Creutzfeltd-Jakob hay CJD). Gene bảo vệ duy nhất được xác định trong một nghiên cứu được công bố hôm 10/6 trên Tạp chí Nature.
Su that ve bo toc an thit nguoi chet va nao nguoi
Giáo sư John Collinge. 
Nhóm nhà nghiên cứu do John Collinge - Giám đốc Khoa Nghiên cứu prion Đại học College London - lãnh đạo nhận định: Phát hiện là bước tiến quan trọng giúp hiểu rõ hơn về những căn bệnh thoái hóa não như Alzheimer và Parkinson.
Gene kháng thể bảo vệ con người chống lại prion là loại protein gây ra các dạng nhiễm trùng chết người như bệnh bò điên hay Alzheimer. Mặc dù các prion sinh ra tự nhiên trong cơ thể mọi động vật có vú song chúng cũng có thể thay đổi hình dạng, lây nhiễm cho nhau, liên kết và cuối cùng hoạt động giống như virus để tấn công mô người.
Tác động của các prion đến vật chủ là vô cùng ghê gớm. Nơi một số người bộ tộc Fore, các prion tạo ra vô số những lỗ thủng li ti trên não bộ khiến nó trở nên xốp. Đám prion gây bệnh bò điên ở bò và gây ra một dạng bệnh ngủ nơi người có thể dẫn đến tử vong.
Prion cũng là căn nguyên của bệnh rối loạn thần kinh thoái hóa CJD - chứng bệnh khiến bệnh nhân mất trí nhớ nhanh, teo cơ và cuối cùng không thể cử động hay nói chuyện. CJD, thường được gọi là "bệnh bò điên nơi người", bị mắc phải do ăn thịt bò nhiễm bệnh.
Su that ve bo toc an thit nguoi chet va nao nguoi-Hinh-2
Bộ não người tại cuộc triển lãm năm 2001 mang tên "Não bộ: Thế giới bên trong đầu bạn" tại Tòa nhà công nghệ và nghệ thuật Smithsonian ở Washington DC. 
Nghiên cứu của John Collinge và các đồng nghiệp cho thấy cơ thể con người có thể tự vệ như thế nào trước sự tấn công của đám prion biến hình mà khoa học hãy còn chưa biết nhiều. Con người và động vật có xương sống có amino acid gọi là glycene, trong khi người bộ tộc Fore có amino acid khác gọi là valine. Sự biến đổi nhỏ trong bộ gene của người bộ tộc Fore ngăn chặn các protein sản sinh prion tạo ra dạng phân tử gây bệnh, bảo vệ các cá nhân này trước sự tấn công của kuru.
Để xét nghiệm xem sự biến đổi nhỏ trong bộ gene có chống lại được các dạng bệnh do prion gây ra hay không, John Collinge và nhóm của ông tiến hành xử lý gene trên 2 nhóm chuột thí nghiệm. Khi được các nhà khoa học tái tạo các loại gene quan sát thấy nơi con người, những con chuột ở nhóm thứ nhất chống lại được bệnh kuru và CJD. Nhưng ở nhóm chuột thứ hai được biến đổi gene chỉ sản sinh biến thể protein được bảo vệ mạnh hơn, chống lại các dòng prion (tất cả 8 dòng) được thử nghiệm.
Su that ve bo toc an thit nguoi chet va nao nguoi-Hinh-3
Bộ tộc Fore. 
Theo Collinge: "Đây là ví dụ ấn tượng về thuyết tiến hóa của Darwin nơi con người. Dịch bệnh kuru đã làm biến đổi một cá thể gene giúp con người chống lại bệnh mất trí nhớ chết người".
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 47,5 triệu người trên toàn thế giới đang sống với chứng bệnh mất trí nhớ và 7,7 triệu ca mới khác được chẩn đoán mỗi năm. WHO dự đoán tổng số ca mắc bệnh có thể là 75,6 triệu ca vào năm 2030 và 135,5 triệu ca năm 2050. Nếu nhóm của Collinge nắm rõ được cơ chế phân tử giúp prion hoạt động cũng như cách mà prion chống lại gene đối kháng chúng, họ sẽ hiểu tốt hơn các protein biến hình gây đau khổ cho hàng triệu người mắc bệnh thoái hóa não trên thế giới.
Eric Minikel, nhà nghiên cứu prion Viện Nghiên cứu Broad ở Cambridge, Massachusetts, rất ấn tượng với nghiên cứu của John Collinge: "Đây là sự ngạc nhiên thú vị. Đây là câu chuyện mà tôi mong muốn có thêm chương khác".

“Ma cà rồng” có thật ở Papua New Guinea

(Kiến Thức) - Những vụ ăn thịt người đang diễn ra một cách công khai ở Papua New Guinea khiến người ta không khỏi lo sợ.

“Ma cà rồng” có thật ở Papua New Guinea

Một cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra ngày 9/10/2013 khi một người cha dẫn cô con gái nhỏ của mình ra rìa rừng và cắn vào cổ cô bé, ăn thịt, uống máu con gái mình. Cảnh tượng này đã được 2 cậu bé chứng kiến và báo lại với cảnh sát địa phương.

Vụ việc này không phải là cá biệt. Đất nước nằm ở hòn đảo phía bắc của châu Úc này vẫn còn tồn tại nhiều tục lệ truyền thống đáng sợ, trong đó có cả tục ăn thịt người.

Du khách hốt hoảng chứng kiến cảnh cá sấu ăn thịt người

(Kiến Thức) - Đang tham quan dọc sông Zambezi nằm giữa Zimbabwe và Zambia, nhóm du khách người Anh hoảng hốt khi thấy cảnh tượng cá sấu đang ăn thịt người.

Du khách hốt hoảng chứng kiến cảnh cá sấu ăn thịt người
Khi tiến gần hơn, nhóm du khách người Anh và hướng dẫn viên của họ thấy rõ cảnh những con cá sấu đang xâu xé phần dưới của một thi thể người. Họ đã lập tức thông báo cho nhà chức trách địa phương về sự việc, nhưng khi cảnh sát tới điều tra thì thi thể đã biến mất.
Một nguồn tin địa phương tiết lộ: “Tất cả mọi người ở đó đã nhìn thấy thi thể có mặc quần. Chúng tôi không có thông tin về người mất tích ở những ngôi làng xung quanh, nên chúng tôi nghĩ nạn nhân không phải là người địa phương”. 
Du khach hot hoang chung kien canh ca sau an thit nguoi
 Nhóm du khách Anh kinh hoàng khi thấy cảnh tượng cá sấu ăn thịt một thi thể người. Ảnh minh họa. 
Trevor Lane, thành viên của nhóm bảo tồn động vật hoang dã Bhejane Trust (Zimbabwe), cho biết, thi thể được cho là một người Zambia. Nạn nhân có thể thuộc nhóm 13 kẻ săn trộm bị phục kích bởi các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã ở Zimbabwe vài ngày trước đó.

Vi khuẩn “ăn thịt người” có khả năng xóa sổ IS

Vi khuẩn ăn thịt người gây bệnh loét thịt đang lây lan kinh hoàng giữa các chiến binh phiến quân IS vì điều kiện vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm.

Vi khuẩn “ăn thịt người” có khả năng xóa sổ IS

Các chiến binh IS đang đổ bệnh lũ lượt và suy kiệt vì vi khuẩn Leishmaniasis – loại vi khuẩn gây ra bệnh loét thịt. Theo The Sun, đã có hơn 100.000 chiến binh phiến quân IS mắc bệnh.

Vi khuẩn này xâm nhập vào người qua vết cắn của ruồi cát, gây ra những vết lở loét trên da bệnh nhân. Người bệnh có thể sốt, khó thở, tiêu chảy, nhiễm trùng gan, lá lách và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Người bệnh có thể khỏi nhanh nếu dùng những loại thuốc đơn giản. Nhưng các tay súng IS từ chối điều trị y tế nên dẫn tới dịch bệnh lan rộng.

Vi khuan an thit nguoi co kha nang xoa so IS
 Vi khuẩn Leishmaniasis xâm nhập vào cơ thể con người qua vết cắn của ruồi cát.

Những người sống tại Raqqa, Syria - nơi chiến sự diễn ra ác liệt - có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Các bác sĩ thuộc tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới (MSF) từng cố gắng kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh tại đây. Nhưng khi tổ chức khủng bố phiến quân IS hình thành, họ tạm dừng công việc, đóng cửa các trung tâm y tế và rời Raqqa do tình trạng bạo lực.

Các nhân viên y tế địa phương thì có quá ít kinh nghiệm trong việc kiểm soát vi khuẩn Leishmaniasis để giúp các bệnh nhân, dẫn tới dịch bệnh càng lây lan nghiêm trọng.

Tin mới