Sự thật về chất làm chín trái cây

Gần đây, một số nông dân và thương lái buôn bán hoa quả ở miền Đông Nam Bộ sử dụng một loại hóa chất tên là Ethephon để làm chín trái cây.

“Đây là thông tin sai lầm và cần hiểu đúng các chất gây độc cho con người đến từ các nguyên nhân khác như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá chất vô cơ” - Đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Quang Thạch - Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp trong buổi tọa đàm diễn ra tại TP HCM ngày 28/12.
Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại tọa đàm.
 Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại tọa đàm.
GS.TS Nguyễn Quang Thạch cho biết: “Từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch”.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (Vinamit) cũng cho rằng: “Phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ làm chín trái cây rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối”.
Ethephon có rất nhiều ứng dụng để điều khiển các quá trình sinh trưởng của cây và trái chứ không chỉ gói gọn trong việc kích thích ra mủ trên cây cao su như một số bài báo đã đưa tin. Ở nước ta, Ethephon được phép sử dụng trong phân bón và điều này được ghi rõ trong danh mục các chất điều tiết sinh trưởng được phép sử dụng trong phân bón ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Như vậy, bước đầu có thể loại bỏ lo ngại về tác hại của Ethephon gây ra trong quá trình râm (ủ) chín hoa quả. Việc cung cấp thông tin chính xác về chế phẩm Ethephon để mọi người hiểu rõ hơn về đặc tính sinh hóa cũng như các công dụng của nó trên cây trồng và yên tâm khi sử dụng các loại trái cây dấm chín .
Ethephon là chất tổng hợp có tên 2-Cloethylen phosphoric axit dạng lỏng không màu hoặc hổ phách nhẹ. Nó dễ hòa tan trong nước, ít độc với người và gia súc. Khi gặp nước, Ethephon chuyển thành Etylen - một hormon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả. Ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành Etylen.
Theo GS Nguyễn Lân Hùng - Tổng Thư ký các ngành sinh học Việt Nam, Etylen là một Cacbuahyđro đơn ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm phytohormones muộn nhất nhưng được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khác với các chế phẩm hóa học khác, Etylen không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường.
Do đó Etylen là một chất điều tiết sinh trưởng hợp thời được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Khoa học đã chứng minh được tác động của Etylen đến các quá trình sinh trưởng khác nhau của cây trồng như: Sự phát triển và chín của quả; kích thích sự tiết nhựa (cây cao su), ức chế sinh trưởng, sự ngủ nghỉ của củ giống và hạt giống; sự phân hóa, sinh trưởng của rễ cây; sự rụng lá; sự ra hoa, sự phân hóa giới tính của hoa, như hoa cái của cây họ bầu bí)...

Khiếp đảm măng thối được tắm hóa chất để thành đặc sản

Một vụ sản xuất măng tẩm hóa chất cực độc vừa được công an phát hiện ở Hải Phòng. Măng thối, mốc được cơ sở này biến thành măng đặc sản.

Ngày 24/5, Công an Bình Thuận hoàn tất hồ sơ vụ cơ sở Dương Lập chuyên dùng hoá chất cực độc để “biến” măng thối, măng mốc thành măng “đặc sản”. 
Mở cơ sở không xin giấy phép để "tắm" hóa chất cho măng

Hàng loạt thịt, rau, thủy sản ngậm hóa chất quá đà

Theo kết quả giám sát an toàn thực phẩm có tới 16% mẫu thịt chứa chất tạo nạc; hơn 10% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 19/10, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cho biết, kết quả giám sát ATTP nông thủy sản 9 tháng đầu năm cho thấy, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm ATTP còn cao, một số ATTP chưa có cải thiện so với năm 2014.

Hang loat thit, rau, thuy san ngam hoa chat qua da
 Theo kết quả kiểm tra, có tới 16% mẫu thịt chứa chất tạo nạc. Ảnh minh họa

Cụ thể, có tới 16% mẫu thịt phát hiện chứa chất tạo nạc Salmonella; 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất đã ban hành 1.198 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 21,8 tỷ đồng.

Hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất vật tư nông nghiệp ngoài danh mục, không đảm bảo chất lượng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, điều kiện vệ sinh nhà xưởng không đảm bảo ATTP

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y không có trong danh mục, tiêu hủy tại chỗ hơn 13 kg chất Vàng - ô tạo màu trong chăn nuôi gia cầm (Vàng - ô là một hóa chất nhập từ nước ngoài về, được dùng trong công nghiệp nhuộm vải sợi và xây dựng, không dùng trong thực phẩm), tịch thu 20 kg chất bột màu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, vừa qua xuất hiện một số vụ việc gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân như buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng.

“Chất cấm phát hiện thời gian qua thuộc nhóm chất tạo nạc Salbutamol và chất Vàng ô được người dân mua về trộn vào thức ăn chăn nuôi. Chất kháng sinh cũng đang bị người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lạm dụng pha trộn vào thực ăn để ngừa bệnh hoặc coi như kích thích tăng trưởng nên để lại dư lượng kháng sinh trong thịt, thủy sản lớn. Nhưng hiện nay công tác quản lý thuốc kháng sinh chưa được chặt chẽ, người mua rất dễ, đưa cái này vào trong sử dụng chăn nuôi”, Bộ trưởng Phát nói.

Theo Bộ trưởng, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết phải xử lý được các vấn đề nổi cộm đang gây bức xúc trong nhân dân. Đó là vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư kháng sinh trong thịt lợn, gà, thủy sản và thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả.

Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan phát động đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm kéo dài từ nay đến hết tháng 2 năm 2016.

Ca sĩ Thái Thùy Linh: 'Vì sao tôi đưa con đi tiêm Quinvaxem'

Thuỳ Linh chia sẻ, có hai lý do thuyết phục chị đưa con đi tiêm Quinvaxem ngay. Nữ ca sĩ nhấn mạnh, không ai dám đánh cược với tính mạng của trẻ.

Có con trong độ tuổi tiêm phòng, như nhiều bà mẹ khác, nữ ca sĩ Thái Thùy Linh rất quan tâm tới vắc xin. Từng hoang mang và "án binh bất động" vì những thông tin trái chiều xung quanh Quinvaxem và Pentaxim, sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu, bà mẹ 2 con của quyết định đưa con đi tiêm Quinvaxem.
Thái Thùy Linh đã tìm hiểu rất kỹ trước khi quyết định cho con tiêm vắc xin theo chương trình Tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Facebook nhân vật.
Thái Thùy Linh đã tìm hiểu rất kỹ trước khi quyết định cho con tiêm vắc xin theo chương trình Tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Facebook nhân vật.  
Dưới đây là chia sẻ của Thái Thùy Linh với Zing.vn:

Tin mới