Sự thật về dầu ăn đắt gấp 10 và độc hơn 200 lần

Dầu ăn hướng dương, dầu ô liu đang được kiểm nghiệm là có thể độc gấp 200 lần so với ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chai dầu oliu có mác nhập khẩu Tây Ban Nha, loại 250ml có giá 80.000đ/chai ở siêu thị.
Chai dầu oliu có mác nhập khẩu Tây Ban Nha, loại 250ml có giá 80.000đ/chai ở siêu thị. 
Quảng cáo trên trời, giá đắt đỏ
“Tôi nghe nói nếu dùng dầu ăn ô liu, dầu hướng dương để nấu nướng thì giảm được độc tố hơn các dầu thông thường. Vì thế vài năm nay, tôi vẫn phải bỏ số tiền không nhỏ để mua dầu ăn ngoại nhập. Tuy nhiên, giờ đọc trên mạng Internet thấy loại này cũng nguy hiểm gấp nhiều lần khiến tôi rất lo”, chị Lê Hạnh (KTT Ngọc Khánh, Hà Nội) chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV tại một số siêu thị, dầu ô liu, dầu hướng dương… nhập ngoại có giá khá đắt đỏ với lời quảng cáo “trên trời”. Riêng loại dầu olive extra (dầu ăn tinh khiết, loại 1) được quảng cáo là tốt nhất do sử dụng phương pháp ướp lạnh, giữ nguyên được mùi vị và nồng độ a xít cực thấp nên giá cả cũng “siêu chát”. Tại một siêu thị chuyên đồ nhập khẩu ở đường Trần Huy Liệu (Hà Nội), một chai dầu ăn olive extra virgin nhập khẩu Tây Ban Nha loại 250ml đang được niêm yết giá 80.000 đồng/chai, đắt gấp 10 lần dầu ăn loại tốt của Việt Nam. Bên cạnh đó, một chai dầu olive extra virgin... (dầu tinh khiết nhập khẩu Tây Ban Nha) loại 500ml cũng được cửa hàng này bày bán với giá 60.000 đồng/chai, đất gấp 3 lần so với dầu ăn loại tốt của Việt Nam.
Nếu tìm trên mạng với tên gọi của loại dầu này, giá bán còn “chát” hơn rất nhiều. Loại dầu extra virgin chai 100ml đang được rao bán trên mạng với giá 80.000 đồng/chai, loại 1.000ml được rao với giá 710.000 đồng/chai. Tất cả đều được nhân viên cửa hàng khẳng định là hàng nhập khẩu Tây Ban Nha và sẽ hoàn tiền 200% nếu phát hiện ra dầu giả. Trong khi đó, một chai dầu ăn loại tốt nhất của Việt Nam bán với giá chỉ khoảng 43.000 đồng /lít. Tại siêu thị H ở Thành Công (Hà Nội), một loại dầu ăn hỗn hợp hướng dương và oliu nhập khẩu từ Nga cũng được bày bán với giá đắt đỏ. Đặc biệt, trên mỗi chai dầu còn có những lời quảng cáo đến “cua trong lỗ cũng bò ra” như: “Dầu ăn hỗn hợp giúp ngăn ngừa ung thư, khả năng chống oxy hóa cao gấp 4 lần so với dầu hướng dương thông thường, rất lý tưởng cho chiên rán nhiều lần”...
Rất lãng phí và độc nếu dùng cho món chiên
Theo anh Hiếu, nhân viên một cửa hàng chuyên bán dầu oliu ở TP. Hồ Chí Minh, sở dĩ giá bán của loại dầu này cao như vậy vì extra được xem là loại dầu cao cấp nhất. Nó tốt cho tim mạch, chống huyết áp cao và chống đột quỵ. Giá của loại dầu này trong 4 năm nay không có biến động nhiều. Tuy nhiên, do giá cả quá cao nên nhiều người chỉ mua loại dầu này cho trẻ em hoặc chủ yếu là dùng trong công nghệ làm đẹp.
Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù các loại dầu trên đây đều vô cùng đắt đỏ nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Giáo sư Martin Grootveld đến từ Đại học De Montfort (Anh), việc chế biến món cá với dầu ngô hoặc dầu hướng dương chứa lượng aldehyde độc hại cao gấp hơn 200 lần so với ngưỡng giới hạn an toàn hàng ngày theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù mọi người đều cho rằng, chiên xào bằng dầu thực vật sẽ tốt cho sức khoẻ hơn là dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, cả mỡ và dầu bị đun nóng đều bị “biến chất”, tạo ra các hoạt chất có thể gây bệnh tim hay ung thư, khi vượt quá điểm sôi. Chẳng hạn ở dầu ô liu, mặc dù được mệnh danh là “vua của các loại dầu thực vật” nhưng điểm sôi (bốc khói) của dầu ôliu chỉ từ 160- 190 độ. Trong khi điểm sôi của dầu hướng dương là 225 độ và dầu ngô là 230 độ. Cả hai loại dầu hướng dương, dầu ngô vốn được coi là loại dầu thực vật tốt cho sức khoẻ bởi rất giàu chất béo đa không bão hoà. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này, khi bị đun nóng chúng lại tạo ra rất nhiều aldehyde, một chất độc gây ung thư, bệnh tim mạch hay mất trí nhớ khi ăn hay hít phải dù với lượng ít, với lượng cao hơn quy định của WHO tới 20 lần.
Theo PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm (ĐHBK Hà Nội), trước đây chúng ta cho rằng dầu thực vật tốt cho sức khỏe, bây giờ điều đó vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, dầu thực vật nếu dùng để chiên rán ở nhiệt độ cao thì không tốt vì a xít béo không no bị biến đổi rất nhanh và rất độc hại. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều đồ chiên rán vì không tốt cho sức khỏe. Khi cần phải chiên rán, tốt nhất nên dùng mỡ động vật hoặc dầu dừa vì hai loại này có hàm lượng a xít béo không no rất cao và khi đun nóng ở nhiệt độ cao thì việc biến đổi thành chất độc sẽ ít hơn so với dầu thực vật. Về việc dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu mè là những loại dầu rất quý, nếu khi sử dụng ở nhiệt độ thấp như trộn sa lát, cho vào canh... thì hàm lượng dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dầu này mang ra để chiên rán ở nhiệt độ cao không những rất phí mà cũng giống các loại dầu thực vật khác, nó dễ biến đổi thành chất độc hơn so với mỡ động vật. Vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, tốt nhất, với các loại dầu thực vật trên đây, chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ thấp và không nên mang ra chiên rán. Đồng thời, tốt nhất là không nên ăn nhiều đồ chiên rán vì rất nguy hại cho sức khỏe.

3 scandal thực phẩm gây ung thư rúng động tại Đài Loan

(Kiến Thức) - Chỉ trong vòng 4 tháng, ngành thực phẩm Đài Loan liên tiếp đối diện với 3 vụ bê bối khiến dư luận chấn động.

Gần đây nhất, ngày 17/12, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA) tiến hành thu hồi hơn 2,5 tấn đậu phụ khô - nguyên liệu chế biến món ăn ưa thích của người dân địa phương do nghi chứa thuốc nhuộm công nghiệp dimethyl có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư.
 Gần đây nhất, ngày 17/12, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA) tiến hành thu hồi hơn 2,5 tấn đậu phụ khô - nguyên liệu chế biến món ăn ưa thích của người dân địa phương do nghi chứa thuốc nhuộm công nghiệp dimethyl có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư.

Cẩn thận với 6 tác dụng phụ ngoài da của dầu oliu

(Kiến Thức) - Ngoài tác dụng chăm sóc và dưỡng da hiệu quả, dầu oliu cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ ngoài da dưới đây.

Can than voi 6 tac dung phu ngoai da cua dau oliu
Gây mụn. Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm cực tốt. Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ của dầu oliu đó là nó cũng là nguyên nhân gây “bít tắc” bã nhờn khiến cho da mặt xấu hơn. Dầu oliu thường đặc, nặng nên khó hấp thu vào bên trong da. Đặc biệt, khi bạn bôi dầu oliu lên mặt đang dính bụi bẩn và bã nhờn có thể gây mụn trứng cá. 

Tác dụng tuyệt vời của việc mẹ ôm con luôn ngay sau sinh

(Kiến Thức) - Phương pháp EENC không chỉ giảm nguy cơ tử vong ở trẻ, giảm băng huyết cho mẹ, mà còn giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.

Không chỉ hạnh phúc được ôm con ngay khi trẻ vừa chào đời chưa cắt dây rốn, phương pháp chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sớm (EENC) không chỉ giảm nguy cơ tử vong ở trẻ, giảm băng huyết cho mẹ, mà còn giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.

Tin mới