Sự thật việc Càn Long truyền ngôi cho Vĩnh Diễm

Trong bộ phim Diên Hy Công Lược, Lệnh Phi là người duy nhất được Càn Long đế xem như tri kỷ. Tuy nhiên, việc Càn Long truyền ngôi cho Vĩnh Diễm, con trai của Lệnh Phi không phải vì yêu thương bà.

Vĩnh Diễm là con người thế nào?

Vĩnh Diễm là con trai thứ 15 của vua Càn Long và Lệnh Ý Hoàng quý phi. Càn Long có tổng cộng 17 người con trai. Trong đó, Ngũ a ca Vĩnh Kỳ là người được ông sủng ái nhất. Chỉ tiếc rằng Ngũ a ca cùng với 7 huynh đệ khác qua đời khi còn rất trẻ.

Trong số các hoàng tử của Càn Long, Vĩnh Diễm là người bình thường, không có tài cán gì xuất chúng. Thậm chí còn bị nói là người có “tư chất tầm thường”.

Sau khi lên làm vua, Vĩnh Diễm đổi tên thành Ngung Diễm, niên hiệu là Gia Khánh. Hoàng đế Gia Khánh không hoang dâm, không mê muội, là một vị vua ôn hòa, hiền hậu, chuyên tâm cần chính, mộc mạc giản dị.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng như xử tử Hòa Thân – một đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc, thực hiện cuộc cải cách quy mô lớn để khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa, nhưng tài trị quốc của hoàng đến Gia Khánh vẫn bị đánh giá là kém cỏi. Dưới thời ông trị vì mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, nạn tham nhũng không những không khởi sắc mà còn nghiêm trọng hơn, triều đình thối nát.

Su that viec Can Long truyen ngoi cho Vinh Diem

Càn Long cưng chiều Lệnh phi nhưng không hẳn là yêu

Lệnh phi xuất thân là một nô tì, nhờ sự thông minh của mình mà từng bước lên làm chủ tử, trở thành người tri kỉ bên cạnh Càn Long đế. Chỉ sau 6 năm làm cung nữ, Lệnh phi được sắc phong làm Quý nhân rồi Hoàng quý phi. Đến khi qua đời được truy phong làm Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

Lệnh Phi được Càn Long sủng hạnh liên tục nên bà sinh cho vị vua này 2 công chúa, 4 hoàng tử. Chỉ trong vòng 5 năm, bà mang thai tới 5 lần. Tuy nhiên, theo các sử gia thì trong 3 vị Hoàng hậu, Càn Long chỉ yêu Phú Sát Hoàng hậu. Việc Càn Long sủng ái Lệnh Phi là do bà giống cái bóng của Phú Sát Hoàng hậu.

Lý do là bởi lúc mới nhập cung, Lệnh phi làm cung nữ thân cận bên cạnh Hiếu Hiền Hoàng hậu, cách đi đứng, nói năng đều do Hiếu Hiền Hoàng hậu chỉ bảo. Nhiều khả năng sau khi Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời, vua Càn Long nhìn thấy bóng dáng của người mình yêu thương trong hình hài của Lệnh phi.

Mặc dù sủng ái Lệnh phi nhưng vua Càn Long vẫn đối xử với bà khác biệt hơn những vị phi tần khác. Cụ thể là khi được sắc phong lên làm Quý phi bà không được vua ban chỉ dụ tế cáo Thái miếu như các vị Quý phi khác. Lệnh phi cũng phải mang danh Hoàng quý phi suốt 10 năm, không được sắc phong làm Hoàng hậu dù Kế Hoàng hậu đã qua đời.

Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm

Càn Long đế là người túc trí, đa mưu. Ông hiểu rõ hơn ai hết người kế vị ngai vàng quan trọng đến thế nào. Ông cũng biết rõ tài năng của Vĩnh Diễm đến đâu. Vậy tại sao vẫn truyền ngôi cho Vĩnh Diễm?

Nguyên nhân dễ thấy là do đến khi gần thoái vị, vua Càn Long chỉ còn lại 5 người con trai. Các vị hoàng tử khác phần lớn đều chết yểu. Do đó, phạm vi lựa chọn ít đi.

Trong 5 người con ấy Thập thất ca ca mới chào đời nên không thích hợp làm trữ quân. Vĩnh Tuyền thì ham mê tửu sắc, chân lại có tật. Vĩnh Tinh tuy giỏi thư pháp nhưng tính tình keo kiệt, bủn xỉn. Vĩnh Cơ là đích tử lại có tài trí, thông minh hơn người, thích hợp nhất để kế vị ngai vàng nhưng lại là con trai của Kế Hoàng hậu – người bị Càn Long ghẻ lạnh suốt những năm tháng cuối đời. Vĩnh Cơ thậm chí còn không được phong làm thân vương, chỉ có danh xưng Bối lặc.

Nguyên nhân sâu xa hơn là do Càn Long “yêu quyền lực hơn cả sinh mệnh”. Ông thoái vị sau 60 năm cai trị không phải vì tuổi già sức yếu mà vì không muốn vượt qua số năm cai trị của ông nội Khang Hi đế, người Càn Long rất ngưỡng mộ.

Với tính cách hướng nội, trầm lặng, thật thà và coi trọng nhân hiếu của Vĩnh Diễm, đây là người phù hợp để Càn Long thực hiện được mục đích của mình. Quả thực, sau khi Vĩnh Diễm lên ngôi, ông trở thành vị hoàng đến bù nhìn. Càn Long dù lui về làm Thái Thượng hoàng vẫn điều khiển và thao túng mọi việc quốc gia đại sự.

Tiết lộ quá choáng về dung nhan thật của vua Càn Long

(Kiến Thức) - Dung nhan các vị Vua trong lịch sự luôn là một dấu hỏi lớn ở thời nay, một trong những những vị Hoàng đế mà người đời luôn mong mỏi muốn được một lần chiêm ngưỡng là Càn Long. 

Tiet lo qua choang ve dung nhan that cua vua Can Long
Càn Long là một trong những vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì nhà Thanh của ông kéo dài hơn 60 năm từ 11/10/1736 đến 1/9/1795. Đây được xem là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự Đại Thanh. Thế nên, ngoài những nghiên cứu về đời tư, hầu như các học giả luôn muốn tìm kiếm dung mạo thật sự của Càn Long Đế. Để xem vị hoàng đế này trên gương mặt có nét gì đặc biệt? Ảnh: Wikipedia. 

Bí quyết sống thọ của hoàng đế Càn Long: Đa tình lại sống thọ

Càn Long Đế - ông vua được mệnh danh là vị Hoàng đế phong lưu, háo sắc nhất nhì triều đại nhà Thanh. Bởi lẽ, Càn Long Đế là ông vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa khi qua đời ở tuổi 88.

Càn Long Đế: Vị Hoàng Đế phong lưu háo sắc

Càn Long là vị Hoàng đế phong lưu, háo sắc, đa tình trong lịch sử nên được hậu thế gọi là “Hoàng đế phong lưu”. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hơn 40 bà vợ và hàng ngàn cung tần mỹ nữ mà trong dân gian còn có khá nhiều truyền thuyết về sự đa tình của ông.

Sai lầm để đời của Càn Long khiến Thanh triều suy vong

Lựa chọn sai lầm của Càn Long về người kế vị chính là khởi nguồn khiến cho vương triều Đại Thanh bắt đầu trượt dốc trên con đường suy vong.

Quyết định chọn người kế vị và tham vọng quyền lực của Càn Long