Sự thực thảm họa Chernobyl năm 1986 khiến chuột trở thành quái vật?
Thảm họa Chernobyl năm 1986 là một sự kiện tồi tệ trong lịch sử nhân loại. Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị đồn là khiến lũ chuột trở thành quái vật. Liệu điều này có đúng?
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Trong lịch sử nhân loại, thảm họa Chernobyl năm 1986 là một sự cố hạt nhân tồi tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Sự việc xảy ra vào ngày 26/4/1986. Khi ấy, lò phản ứng hạt nhân số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraine bất ngờ phát nổ.
Sự cố này giải phóng một lượng phóng xạ lớn gấp ít nhất 400 lần so với vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến 2. Do ảnh hưởng của phóng xạ nên toàn bộ người dân ở thị trấn Pripyat nhanh chóng được sơ tán đến nơi an toàn.
Theo đó, Pripyat bị bỏ hoang, không còn bóng người sinh sống. Nhiều năm sau thảm kịch kinh hoàng xảy ra ở nhà máy Chernobyl, dân gian lưu truyền câu chuyện về những con chuột tại Pripyat bị đột biến do nhiễm phóng xạ.
Những con chuột này to lớn hơn so với bình thường. Một vài câu chuyện kể rằng, chúng có kích thước to ngang ngửa con chó sói.
Rùng rợn hơn, người ta còn kể rằng những con chuột đột biến này sẽ tấn công con người nếu gặp mặt. Nó sử dụng hàm răng và móng vuốt sắc nhọn để tấn công nạn nhân.
Trước những câu chuyên này, các chuyên gia, nhà khoa học lý giải về sự việc xảy ra tại khu vực nhà máy Chernobyl.
Họ cho hay, nếu những con chuột tiếp xúc với lượng phóng xạ lớn từ vụ nổ sẽ không thể sống sót. Do đó, những con chuột không thể phát triển to lớn như con sói.
Thêm nữa, các chuyên gia cho hay các chuyên gia tham gia việc dọn dẹp, xử lý hậu quả tại khu vực nhà máy Chernobyl chưa từng bắt gặp con chuột nào lớn như mô tả trong các câu chuyện mà dân gian đồn thổi.
Vì vậy, tin đồn về việc lũ chuột trở thành quái vật sau thảm họa Chernobyl được xóa bỏ. Người dân trở lại cuộc sống bình thường và không còn lo lắng về những lời đồn thất thiệt.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.