Sự trái ngược trong thông điệp tranh cử của ông Trump và bà Harris

Thông điệp niềm vui của bà Harris hay cái nhìn thực tế của ông Trump sẽ thuyết phục được các cử tri Mỹ bỏ phiếu cho mình?

Ngay trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách là người đồng hành tranh cử, Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã quay sang Phó Tổng thống Kamala Harris tuyên bố: "Cảm ơn bà đã mang niềm vui trở lại". Ngày hôm sau, bà Harris đưa chủ đề này tiến xa hơn một bước, gọi những người ủng hộ đảng Dân chủ là "những chiến binh vui vẻ".

Trong khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump đã mở đầu cuộc họp báo tại Florida vài ngày sau đó bằng nhận định: "Chúng ta có rất nhiều điều tồi tệ sắp xảy ra" và dự đoán rằng Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế chưa từng thấy kể từ những ngày đen tối năm 1929 hoặc thậm chí một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Su trai nguoc trong thong diep tranh cu cua ong Trump va ba Harris

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AP

"Tôi nghĩ đất nước chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm nhất từ trước đến nay, xét về mặt kinh tế cũng như tính an toàn", ông Trump nói hôm 8/8.

Đảng Dân chủ đang vẽ nên viễn cảnh tươi sáng, thúc đẩy ý tưởng rằng các cử tri có thể được truyền cảm hứng để ủng hộ một ai đó chứ không phải chỉ bỏ phiếu để chống lại phe đối lập. Chiến dịch tranh cử của ông Trump thì lập luận rằng, ứng cử viên của họ đang phản ánh bầu không khí u ám của đất nước và bác bỏ ý tưởng rằng sự tương phản ngày càng gia tăng về giọng điệu và thái độ lạc quan sẽ quyết định ai là tổng thống.

Theo cuộc khảo sát của The Associated Press-NORC Center vào tháng trước, 2/3 người dân Mỹ nói rằng họ cảm thấy rất bi quan hoặc phần nào bi quan về tình hình chính trị trong khi cứ 10 người thì khoảng 7 người được hỏi nói rằng đất nước đang đi sai hướng.

Jason Miller, cố vấn cấp cao của cựu Tổng thống Trump nhận định mọi người không quan tâm đến việc "đánh giá tâm trạng".

"Điều đó không khiến cho giá khí đốt, thực phẩm và nhà ở ít đắt đỏ hơn", ông Miller nói.

Thông điệp tích cực của liên danh tranh cử Harris - Walz

Tuy nhiên, việc bà Harris đặt cược vào hướng tiếp cận đối lập đã được thể hiện rõ qua quyết định của bà khi lựa chọn ông Walz là người đồng hành tranh cử.

Sự tích cực thường xuyên của Thống đốc bang Minnesota có ý nghĩa quan trọng để tạo nên nguồn năng lượng mới cho những người ủng hộ và duy trì động lực mà bà Harris đã xây dựng sau khi Tổng thống Joe Biden - đối mặt với sức ép trong đảng và những quan điểm ngày càng bi quan về khả năng giành chiến thắng vào tháng 11, rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng.

Ông Walz đã dành tuần đầu tiên với tư cách là người đồng hành tranh cử của bà Harris để tới các bang dao động cùng bà, đồng thời nhấn mạnh đến điều mà ông gọi là "khả năng nói về những điều tốt đẹp".

Tổng thống Biden thường kết thúc bài phát biểu của mình bằng việc nói rằng ông chưa bao giờ lạc quan đến vậy về tình hình đất nước. Tuy nhiên, ông cũng xây dựng nỗ lực xây dựng chiến dịch tái tranh cử, hiện đã khép lại của mình, bằng cách gọi ông Trump là mối đe dọa hiện hữu với nền dân chủ. Tổng thống đã đưa ra những dự đoán ảm đạm về cựu Tổng thống Trump, cho rằng ông Trump sẽ từ bỏ những nguyên tắc nền tảng của quốc gia nếu ông quay lại Nhà Trắng.

Chiến dịch của bà Harris vẫn dựa vào nhiều chủ đề tương tự, chỉ trích ông Trump là mối đe dọa với nền dân chủ, cảnh báo ông sẽ áp đặt các giới hạn hà khắc đối với việc phá thai và bỏ phiếu, cũng như sẽ tuân theo Dự án 2025 - một kế hoạch được những người có quan điểm bảo thủ hàng đầu ủng hộ nhằm tái thiết các khu vực lớn của chính phủ liên bang.

Mặc dù ông Walz khẳng định nụ cười có sức mạnh lớn hơn những lời lăng mạ nhưng ông và bà Harris vẫn tiếp tục lên án ông Trump và việc kết án cựu Tổng thống Mỹ ở New York về 34 tội danh trong một vụ án dùng tiền bịt miệng cũng như việc ông bị kết tội về các hành vi kinh doanh gian lận và lạm dụng tình dục trong phiên tòa dân sự.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi bà Harris tuyên bố ông Walz là người đồng hành tranh cử, bà đã gợi ý rằng bà có thể khiến nền chính trị thú vị trở lại.

"Chúng tôi yêu đất nước của mình. Và tôi tin rằng đấu tranh cho các lý tưởng của đất nước là hình thức yêu nước cao nhất", bà Harris tuyên bố trong các bài phát biểu tranh cử trước khi chọn ông Walz. Bà nói với đám đông rằng bà và người đồng hành tranh cử của mình "đều tin tưởng vào việc nâng đỡ mọi người chứ không phải hạ bệ họ".

Paula Montagna, người đã đến gặp bà Harris và ông Walz tại một cuộc mít tinh bên ngoài Detroit vào tuần trước, đã nhấn mạnh sự thay đổi trong thông điệp kể từ khi bà Harris tiếp quản chiến dịch tranh cử từ ông Biden.

“Bà Kamala rất tích cực và thật tuyệt khi nghe những điều tích cực thay vì tiêu cực", cử tri Montagna nói. 

Cái nhìn thực tế của ông Trump

Các cố vấn chiến dịch cấp cao của ông Trump phản bác lại rằng bầu không khí của đất nước đang rất tệ, đặc biệt là về mặt kinh tế, tình hình biên giới Mỹ - Mexico cũng như sự hỗn loạn ở Trung Đông và nhiều nơi khác. Họ cho rằng, ứng viên của mình phản ánh thực tế đó chứ không phải là những gì mà họ tin là sự phấn khích tạm thời đang bùng lên trong đảng Dân chủ sau nhiều tháng nản lòng về tấm vé của họ.

Ông Trump đã cố gắng khai thác điều đó bằng những dự đoán liên tục về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và nguy cơ chiến tranh. Cựu Tổng thống nói rằng nếu ông không được bầu, "chúng ta sẽ không còn đất nước nữa" và "điều duy nhất ngăn cách các bạn với sự xóa sổ chính là tôi". Ông thậm chí cho rằng, dưới thời chính quyền bà Harris, "an ninh xã hội sẽ sụp đổ" và "các vùng ngoại ô sẽ tràn ngập tội phạm bạo lực cũng như các băng đảng nước ngoài hung bạo".

Trong khi phát biểu tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa vào tháng trước, khi các cố vấn của ông nói, ông Trump có vẻ thay đổi và mang tính cá nhân hơn sau khi sống sót sau một vụ ám sát bất thành, cựu Tổng thống đã có một giọng điệu khác, ít nhất là lúc đầu.

Ban đầu, ông Trump tuyên bố rằng ông có "thông điệp về sự tự tin, sức mạnh và hy vọng", cũng như tìm cách "mở ra một kỷ nguyên mới về sự an toàn, thịnh vượng và tự do cho công dân của mọi chủng tộc, tôn giáo, màu da và tín ngưỡng".

Tuy nhiên sau đó, ông Trump đã 2 lần cảnh báo: "Những điều tồi tệ sẽ xảy ra".

Thượng nghị sĩ bang Ohio JD Vance, người đồng hành tranh cử của ông Trump đã cho thấy sự tương phản rõ rệt với ông Walz. Ông Vance được cho là một chiến binh quyết liệt thay mặt cho cựu Tổng thống Trump, đặc biệt là khi trao đổi với các phóng viên.

"Ngay lúc này, tôi tức giận về những gì bà Kamala Harris đã làm với đất nước này cũng như với biên giới phía Nam của Mỹ", ông Vance nói tại một điểm dừng chân trong chiến dịch ở Michigan.

"Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người ở đất nước chúng ta, đôi khi họ có thể vui vẻ, đôi khi họ có thể tận hưởng mọi thứ và khi bật tin tức lên, họ nhận ra những gì đang diễn ra ở đất nước này thật đáng xấu hổ".

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, người không được biết đến với tính cách vui vẻ, đã đưa ra đánh giá tương tự vào 9/8 tại một hội nghị bảo thủ ở Atlanta rằng: “Rõ ràng là đất nước đang trong trạng thái tồi tệ”.

Những người ủng hộ ông Trump đang chờ gặp ông tại một cuộc mít tinh ở Bozeman, Montana, chia sẻ, chiến dịch của cựu Tổng thống khiến họ cảm thấy tích cực, ngay cả khi thông điệp của ông thường không như vậy.

“Chỉ cần nhìn vào tình hình đất nước hiện tại, tôi không nghĩ chiến dịch của bà Kamala Harris là chiến dịch của niềm vui và hy vọng. Tôi nghĩ đó phải là chiến dịch của ông Trump”, cử tri Alex Lustig, 23 tuổi đến từ Billings, Montana cho biết.

Fred Scarlett, 63 tuổi, một người đã nghỉ hưu đến từ Condon, Montana thì nói rằng: "Mọi người đều hiểu rằng chúng ta cần ở đây để ủng hộ ông Trump vì ông ấy chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng”. 

Vì sao ông Joe Biden “chọn mặt gửi vàng” bà Kamala Harris làm “phó tướng“?

(Kiến Thức) - Ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden chọn thượng nghị sỹ Kamala Harris làm "phó tướng" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Theo phân tích, quyết định này giúp ông Biden có nhiều lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Vì sao ông Joe Biden “chọn mặt gửi vàng” bà Kamala Harris làm “phó tướng“?
Vi sao ong Joe Biden “chon mat gui vang” ba Kamala Harris lam “pho tuong“?
Vào tháng 8 vừa qua, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã lựa chọn Thượng nghị sỹ Kamala Harris, 55 tuổi, người Mỹ gốc Á, làm đối tác tranh cử của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11. Ngay sau khi thông tin này được công bố, bà Harris trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông cũng như công chúng Mỹ và thế giới. Ảnh: CNN.  

Nhà Trắng công bố chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Việt Nam và Singapore trong tháng 8 để “tăng cường quan hệ” với hai đối tác trọng yếu tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.

Nhà Trắng công bố chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam
“Trong chuyến đi, phó tổng thống Mỹ sẽ trao đổi với lãnh đạo 2 nước về nhiều vấn đề cùng được quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, phản ứng Covid-19 toàn cầu, biến đổi khí hậu, và nỗ lực chung để thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, phát ngôn viên phó tổng thống Symone Sanders ngày 30/7 tuyên bố, theo Strait Times.

Khám phá kinh ngạc đất nước bí ẩn Triều Tiên qua góc ảnh hiếm

Những bức ảnh được trang NK News đăng tải phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống ở đất nước Triều Tiên.

Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem
 Sông Taedong chảy qua thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Triều Tiên thường dưới 0 độ C khiến con sông đóng băng. Người dân có thể câu cá trên sông băng này bằng cách đục một lỗ nhỏ trên băng. (Nguồn ảnh: NK News)
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-2
 Trong ảnh là một nhân viên bán hàng mặc trang phục truyền thống đứng trước một cửa hàng lưu niệm ở Kaesong, tỉnh Bắc Hwanghae.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-3
 Khách sạn Ryugyong 105 tầng nhìn từ Khách sạn Yanggakdo ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-4
 Hai người phụ nữ đi dạo trong công viên ở thủ đô Triều Tiên. Như nhiều người phụ nữ khác, họ thích đi giày cao gót.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-5
 Các cầu thủ bóng đá được đào tạo tại Học viện bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng nằm trên đảo Rungra.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-6
 Người phụ nữ đi ngang qua một cửa hàng ăn ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-7
 Người dân địa phương tận hưởng những giây phút thư giãn tại Công viên nước Munsu ở Bình Nhưỡng.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-8
Một nhân viên trên xe điện ở Chongjin, tỉnh Bắc Hamgyong. Chongjin, thành phố lớn thứ ba của đất nước, là thành phố duy nhất được biết đến có xe điện ngoài Bình Nhưỡng.  
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-9
 Một người lính trẻ ở Kaesong nhìn ra Khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-10
  Bên trong một nhà máy gần Nampo, tỉnh Nam Pyongan, Triều Tiên. Nhà máy này được cho là được xây dựng vào năm 2005.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-11
 Ga xe lửa Chongjin ở tỉnh Bắc Hamgyong trong một ngày mùa đông.

Tin mới