Sức ảnh hưởng không thể phủ nhận của mặt trận trực tuyến tới bầu cử Anh

Trong một văn phòng không quá khang trang ở miền Bắc nước Anh, khoảng 60 nhà vận động tranh cử cho Công đảng đối lập đang hoạt động hết công suất trên một mặt trận khá mới mẻ so với những cách làm truyền thống đó là truyền thông xã hội.

Hoạt động của nhóm phản ánh một xu hướng hiện đại, thay vì gõ cửa từng nhà để vận động lá phiếu của cử tri, họ "gõ cửa" các nền tảng mạng xã hội, môi trường trực tuyến đang chứng kiến những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các đảng phái chính trị tại Anh nhưng lại chưa được quản lý chặt chẽ. Nhóm mang tên phong trào Momentum, là phong trào vận động tranh cử trực tuyến nền tảng, ủng hộ lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn.
Công việc chính của các nhân viên và tình nguyện viên là "cào bàn phím" để thiết kế từ các video cho tới các hình minh họa hay các dòng chia sẻ trên Twitter. Ở một khu khác, một nhóm làm nhiệm vụ giám sát mọi động thái trực tuyến của đảng Bảo thủ cầm quyền, đối thủ chính của Công đảng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12 tới. Nhóm này sẵn sàng phản ứng nhanh, đáp trả mọi đăng tải hay sản phẩm trực tuyến của đối thủ bằng những bình luận trực tuyến.
Suc anh huong khong the phu nhan cua mat tran truc tuyen toi bau cu Anh
Thủ tướng Boris Johnson (phải) và lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn (trái) tại vòng tranh luận trực tiếp cuối cùng trên sóng truyền hình ở London, Anh, ngày 6/12/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến dịch tranh cử trực tuyến "cao tay và thức thời" này được cho là một trong những vũ khí góp phần lớn làm nên kết quả ủng hộ cao ngoài mong đợi mà Công đảng nhận được trong cuộc tổng tuyển cử năm 2017, qua đó tước đi cơ hội nhận được thế đa số cần thiết của đảng Bảo thủ vào thời điểm đó. Điều phối viên của phong trào Momentum Laura Parker tuyên bố một cách đầy tự tin rằng đảng Bảo thủ chắc chắn không thể theo kịp Công đảng trong lĩnh vực này. Bà cũng khẳng định các chiến dịch này đảm bảo các quy tắc truyền thông xã hội .
Hệ thống luật pháp Anh được áp dụng từ năm 2000 vẫn chưa được cập nhật để bắt kịp những thay đổi trong thời công nghệ số và cả sau vụ bê bối rúng động liên quan tới Công ty tư vấn Cambridge Analytica (CA) của nước này, khai thác trái phép thông tin của hàng chục triệu người dùng mạng Facebook. Dựa trên những dữ liệu thu thập được, CA được cho là đưa ra những tư vấn góp phần tạo ra chiến thắng bất ngờ của tỷ phủ Donald Trump trước chính trị gia kỳ cựu Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Sau nhiều chỉ trích, các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Twitter, đã có những thay đổi chính sách để ngăn chặn các nguy cơ thao túng bầu cử hay tuyên truyền thông tin giả mạo, đánh lạc hướng cử tri.
Mặc dù vậy, nhiều nghị sĩ vẫn lo ngại hệ thống quy định hiện tại không đủ mạnh để ngăn chặn các chiến dịch vận động "không trung thực", làm suy yếu tính minh bạch của các chiến dịch vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả cuộc bầu cử quan trọng sắp tới tại "xứ sở sương mù". Đây là cuộc tổng tuyển cử được tổ chức để tháo gỡ thế bế tắc trong tiến trình đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã kéo dài suốt 3 năm qua mà chưa có cái kết rõ ràng. Nếu đảng Bảo thủ cầm quyền giành chiến thắng với thế đa số vững chắc, hy vọng cho phe ủng hộ Brexit cũng được củng cố và họ có thể chứng kiến ngày Anh bước ra khỏi EU để tự do phát triển. Ngược lại, nếu đảng cầm quyền thất bại, Brexit hoàn toàn có thể tiếp tục bế tắc hoặc bị hủy bỏ trong tay các đảng khác.

Chính phủ Anh "khủng hoảng" vì thỏa thuận Brexit

(Kiến Thức) - Bộ trưởng phụ trách việc Anh rời khỏi EU (Brexit) Dominic Raab vừa tuyên bố từ chức do không đồng tình với thỏa thuận Brexit sơ bộ mà Thủ tướng Anh Theresa May đã thống nhất với các bộ trưởng chủ chốt trong nội các vào ngày 14/11.

Chinh phu Anh
Ngày 15/11, chỉ 12 giờ sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố bà và các bộ trưởng chủ chốt trong nội các đã thống nhất về các điều khoản của thỏa thuận Brexit sơ bộ, Bộ trưởng phụ trách việc Anh rời khỏi EU (Brexit) Dominic Raab đã tuyên bố từ chức do không đồng tình với thỏa thuận này. Ảnh: Gov.uk.
Chinh phu Anh
Như vậy, tính đến 10h30 ngày 15/11 (giờ địa phương), liên tiếp 4 bộ trưởng, thứ trưởng của Chính phủ Anh đã nộp đơn từ chức với lý do họ không đồng tình với dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May. Ảnh: ZP.
Chinh phu Anh
 Trong số các bộ trưởng từ chức có Bộ trưởng các vấn đề Bắc Ireland Shailesh Vara, Bộ trưởng Brexit Dominic Raab, Thứ trưởng Brexit Suella Braverman và Bộ trưởng Lao động và Hưu trí Esther McVey. Ảnh: PE.
Chinh phu Anh
Được biết, ông Raab là Bộ trưởng Brexit thứ 2 từ chức do bất đồng với Thủ tướng May về việc đưa Anh rời khỏi EU. Sau quyết định của ông Raab, Thủ tướng May chắc chắn sẽ gặp thêm trở ngại trên lộ trình Brexit phía trước. Ảnh: Newsbook.
Chinh phu Anh
Bộ trưởng Raab sinh ngày 25/2/1974 tại Gerrards Cross, Buckinghamshire, Anh. Ông từng theo học luật tại trường Đại học Oxford. Sau khi tốt nghiệp trường này, ông tiếp tục theo học thạc sĩ tại trường Jesus thuộc Đại học Cambridge. Ảnh: FT.
Chinh phu Anh
 Trước khi trở thành Bộ trưởng Brexit vào tháng 7/2018, ông Raab từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong bộ máy chính quyền Anh. Ảnh: British GQ.
Chinh phu Anh
 Ông Raab được bầu vào Quốc hội Anh từ năm 2010. Ông làm việc trong Bộ Tư Pháp từ ngày 12/5/2015. Ảnh: Daily Mash.
Chinh phu Anh
 Sau cuộc cải tổ chính phủ vào tháng 1/2018, ông Raab chuyển sang Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương. Ảnh: Politico Europe.
Chinh phu Anh
Tháng 7/2018, Thủ tướng May bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Brexit sau khi ông David Davis từ chức. Ảnh: The Times.
Chinh phu Anh
Về đời tư, ông Raab kết hôn với bà Erika Rey, một giám đốc marketing người Brazil làm việc cho Google. Họ có hai người con và hiện sống ở Thames Ditton, Surrey. Ảnh: The Straits Times.

Mời độc giả xem thêm video: Biểu tình phản đối Brexit (Nguồn: CCTV)

Brexit bế tắc, thủ đô London rơi vào "hỗn loạn"

(Kiến Thức) - Đông đảo người biểu tình ủng hộ và phản đối Brexit (Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu) đã đổ ra đường phố London giữa lúc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ từ chức nếu thỏa thuận Brexit của bà được các nghị sĩ Hạ viện phê chuẩn.

Brexit be tac, thu do London roi vao
Ngày 27/3, đông tập người dân đã trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh tại London để bày tỏ sự phản đối cũng như ủng hộ Brexit. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Trong khi đó, cũng có nhiều người tham gia vào cuộc tuần hành ủng hộ Brexit, bắt đầu từ Sunderland tại thủ đô London. 

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Đông đảo người ủng hộ và phản đối Brexit đổ ra đường phố London giữa lúc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ từ chức nếu thỏa thuận Brexit của bà được các nghị sĩ Hạ viện thông qua.

Brexit be tac, thu do London roi vao
“Tôi sẵn sàng rời nhiệm sở sớm hơn dự kiến nhằm đảm bảo một tiến trình Brexit thuận lợi và diễn ra trong trật tự”, Thủ tướng Anh tuyên bố. 

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Hiện tại, Thủ tướng May vẫn chưa thể có được sự ủng hộ cho thỏa thuận Brexit của bà tại Quốc hội, khiến nước này có nguy cơ rơi vào hỗn loạn nếu rời đi mà không có một thỏa thuận.

Brexit be tac, thu do London roi vao
Những người biểu tình phản đối và ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài toà nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô London ngày 27/3. 

Brexit be tac, thu do London roi vao
Một người biểu tình phản đối Brexit mang theo tấm biển ở thủ đô London.

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Arron Banks và Andy Wigmore tham gia cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh.

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Một chiếc xe Rolls Royce với cờ EU đỗ trên đường phố London ngày 27/3. 

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Nhiều người dân Anh trở nên hoang mang với những gì đang diễn ra khi nước này chưa đạt được thỏa thuận Brexit.

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Người phụ nữ phản đối việc Anh rời khỏi EU tham gia cuộc tuần hành ở London.

Brexit be tac, thu do London roi vao
 Những tấm biển có nội dung phản đối Brexit xuất hiện nhiều trên đường phố London ngày 27/3.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc tuần hành phản đối Brexit (Nguồn: CCTV)

Tin mới